Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Sách giải bài tập công nghệ 12 – Bài 20: Máy thu hình giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:
Câu 1 trang 81 Công nghệ 12: Nêu nguyên lí làm việc của máy thu hình màu qua sơ đồ khối.
Trả lời
* Sơ đồ khối của máy thu hình màu:
1. Khối cao tần, trung tần, tách sóng: Nhận tín hiệu cao tần từ anten, khuếch đại, xử lí, tách sóng hình, tự động điều chỉnh tần số ngoại sai và hệ số khuếch đại sau đó đưa tới các khối 2, 3, 4.
2. Khối xử lí tín hiệu âm thanh: Nhận tín hiệu sóng mang âm thanh, khuếch đại, tách sóng điều tần và khuếch đại âm tần để phát ra loa.
3. Khối xử lí tín hiệu hình: Nhận tín hiệu hình, khuếch đại, giải mã màu, sau đó khuếch đại ba tín hiệu màu (đỏ, lục lam) rồi đưa tới ba catôt đèn hình màu.
4. Khối đồng bộ và tạo xung quét: Tách xung đồng bộ dòng, xung đồng bộ mành và tạo xung quét dòng, xung quét mành đưa tới cuộn lái tia của đèn hình. Đồng thời còn tạo ra cao áp đưa tới anôt đèn hình.
5. Khối phục hồi hình ảnh (đèn hình màu): Nhận tín hiệu hình ảnh màu, tính hiệu quét để phục hồi hình ảnh hiện lên màn hình.
6. Khối xử lí và điều khiển: Nhận lệnh điều khiển từ xa hay từ phím bấm để điều khiển các hoạt động của máy thu hình.
7. Khối nguồn: Tạo các mức điện áp cần thiết cung cấp cho máy làm việc.
Câu 2 trang 81 Công nghệ 12: Những màu nào được coi là màu cơ bản trong máy thu hình màu?
Trả lời
Những màu được coi là màu cơ bản trong máy thu hình màu là: Màu đỏ (R), màu xanh lục (G) và màu xanh lam (B).
Câu 3 trang 81 Công nghệ 12: Làm thế nào để có được màu tự nhiên trên màn hình màu?
Trả lời
Hai tia sáng cùng cường độ thuộc hai trong ba màu gốc (đỏ, lục, lam) chồng lên nhau sẽ tạo nên màu thứ cấp. Thay đổi cường độ của ba màu gốc, ta có thể có được mọi màu tự nhiên trên màn hình màu.