Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Hóa Học Lớp 12
- Sách giáo khoa hóa học lớp 12
- Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 12
- Giải Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
Giải Sách Bài Tập Hóa Học 12 – Bài 13: Đại cương về polime giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 13.1 trang 27 Sách bài tập Hóa học 12: Cho các polime :(-CH2 – CH2-)n, (-CH2-CH = CH-CH2-)n và (-NH-[CH2]5-CO-) . Công thức các monome tạo nên các polime trên (bằng cách trùng hợp hoặc trùng ngưng) lần lượt là
A. CH2 = CH2 ; CH3 – CH = CH – CH3 ; H2N – CH2 -CH2– COOH.
B. CH2 = CHCl ; CH3 – CH = CH – CH3 ; H2N – CH(NH2) – COOH.
C. CH2 = CH2 ; CH2 = CH – CH = CH2 ; H2N – [CH2]5 – COOH.
D. CH2 = CH2 ; CH3 – CH = C = CH2 ; H2N – [CH2]5 – COOH.
Lời giải:
C
Bài 13.2 trang 27 Sách bài tập Hóa học 12: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. stiren. B. toluen
C. propen D. isopren.
Lời giải:
B
Bài 13.3 trang 27 Sách bài tập Hóa học 12: Chất không có khả năng tham gia phản ứng tròng ngưng là
A. glyxin. B. axit terephtalic.
C. axit axetic. D. etylen glicol.
Lời giải:
C
Bài 13.4 trang 27 Sách bài tập Hóa học 12: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Các polime không bay hơi.
B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.
C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit.
Lời giải:
D
Bài 13.5 trang 28 Sách bài tập Hóa học 12: Polime có tên là (-CH2-CH(-OOCCH3)-)n
A. poli(metyl acrylat). B. poli(vinyl axetat).
C. poli(metyl metacrylat). D. poliacrilonitrin.
Lời giải:
B
Bài 13.6 trang 28 Sách bài tập Hóa học 12: Poli(ure-fomanđehit) có công thức cấu tạo là
A. (-NH – CO – NH – CH2-)n .
B. (-CH2-CH(-CN)-)n
C. (-NH – [CH2 ]6 – NH – CO – [CH2 ]4 – CO -)n
D. (-C6H5(-OH)-CH2-)n
Lời giải:
A
Bài 13.7 trang 28 Sách bài tập Hóa học 12: Sản phẩm trùng hợp propen CH3 – CH = CH2 là
A.( -CH3-CH-CH2-)n. B.(-CH2-CH2-CH2-)n.
C. (-CH3-CH = CH2-)n D.(-CH2-CH(-CH3)-)n
Lời giải:
D
Bài 13.8 trang 28 Sách bài tập Hóa học 12: Trong các chất dưới đây, chất nào khi được thuỷ phân hoàn toàn sẽ tạo ra alanin?
A. (-NH-CH2 – CH2 – CO-)n
B. (-NH2 –CH(-CH3)-CO-)n
C. (-NH – CH(CH3) – CO-)n.
D. (-NH – CH2 – CH(CH3)- CO-)n.
Lời giải:
C
Bài 13.9 trang 29 Sách bài tập Hóa học 12: Có thể điều chế poli(vinyl ancol) (–CH2 – CH(-OH) -)n bằng cách
A. trùng hợp ancol vinylic CH2 = CH – OH.
B. trùng ngưng etylen glicol CH2OH – CH2OH
C. xà phòng hoá poli(vinyl axetat) (-CH2-CH(-OOCCH3)-)n
D. dùng một trong ba cách trên.
Lời giải:
C
Bài 13.10 trang 29 Sách bài tập Hóa học 12: Một loại polime có phân tử khối trung bình là 250000 và hệ số trùng hợp là 4000. Tên của polime này là
A. polietilen B. poli (vinyl clorua)
C. teflon D. polipropilen
Lời giải:
B
Bài 13.11 trang 29 Sách bài tập Hóa học 12: Trong các polime dưới đây, chất nào có mạch phân nhánh?
A. xenlulozơ B. Amilozơ
C. Aminopectin D. Cao su lưu hóa
Lời giải:
C
Bài 13.12 trang 29 Sách bài tập Hóa học 12: Chất polipropilen thuộc loại polime nào sau đây
A. Polime thiên nhiên B. Polime bán tổng hợp
C. Polime trùng ngưng D. Polime trùng hợp
Lời giải:
D
Bài 13.13 trang 29 Sách bài tập Hóa học 12: Chất X có công thức phân tử C8H10O. X có thể tham gia vào quá trình chuyển hoá sau :
X H2O→ Y trùng hợp→ polistiren
Hai chất X và Y có công thức cấu tạo và tên như thế nào ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng nói trên.
Lời giải:
X có thể là C6H5 — CH2 — CH2 — OH 2-phenyletanol
hoặc C6H5 — CH(CH3)—OH 1-phenyletanol
→Y là C6H5 – CH = CH2 stiren
→C6H5-CH2-CH2-OH to→ C6H5-CH=CH2 + H2O
→nC6H5-CH-CH2 to→ (-CH(-C6H5)-CH2-)n
Bài 13.14 trang 29 Sách bài tập Hóa học 12: Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo ra polime từ các monome sau đây. Ghi tên polime thu được.
a) CH2 = CHCl.
b) CH2 = CH – CH = CH2.
c) H2N – [CH2C5– COOH.
d) HO – CH2 – CH2 – OH và HOOC – C6H4 – COOH
Lời giải:
a) nCH2=CH-Cl to→ -(CH2-CH(-Cl)-)n
b) nCH2=CH-CH=CH2 to→ -(CH2-CH=CH-CH2-)n
c) nNH2-[CH2C5-COOH to→ -(NH-[CH2C5-CO-)n +nH2O
d) nHOOC – C6H4 – COOH + nHO – CH2 – CH2 – OH → -(CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O-)n + 2nH2O
Bài 13.15 trang 30 Sách bài tập Hóa học 12: Từ nguyên liệu là axetilen và các chất vô cơ, người ta có thể điều chế poli(vinyl axetat) và poli(vinyl ancol). Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế đó.
Lời giải:
CH≡CH + H2O to→ CH3-CH=O
2CH3-CH=O + O2 xt→ 2CH3-COOH
CH3-COOH + CH≡CH → CH3-COO-CH=CH2
nCH2=CH-OOC-CH3 to→ -(CH(-OOC)-CH2-(CH3)-)n
-(CH(-OOC)-CH2-(CH3)-)n +nNaOH to→ nCH3COONa + -(CH(-OH)-CH2-)n
Bài 13.16 trang 30 Sách bài tập Hóa học 12: Phản ứng trùng hợp một hỗn hợp monome tạo thành polime chứa một số loại mắt xích khác nhau được gọi là phản ứng đồng trùng hợp. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng đồng trùng hợp :
a) Buta-1,3-đien và stiren.
b) Buta-1,3-đien và acrilonitrin CH2 = CH – CN.
Lời giải:
a) nCH2=CH-CH=CH2 +nC6H5-CH=CH2 to→ -(CH2-CH=CH-CH2=CH(-C6H5)-CH2-)n
b) nCH2=CH-CH=CH2 +nCN-CH=CH2 to→ -(CH2-CH=CH-CH2=CH(-CN)-CH2-)n
Bài 13.17 trang 30 Sách bài tập Hóa học 12: Chất X có công thức phân tử C4H8O. Cho X tác dụng với H2 dư (chất xúc tác Ni, nhiệt độ cao) được chất Y. Đun Y với H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao thu được chất hữu cơ Z. Trùng hợp Z, thu được poliisobuten.
Hãy viết công thức cấu tạo của X, Y và Z. Trinh bày các phương trình hoá học của các phản ứng nêu trên.
Lời giải:
Chất X có thể là CH2=C(-CH3)-CH2-OH hoặc CH3-CH(-CH3)-CHO
Chất Y là CH3-CH(-CH3)-CH2-OH ; Z là CH3-C(-CH3)=CH2
CH2=C(-CH3)-CH2-OH + H2 to→ CH3-CH(-CH3)-CH2-OH
CH3-CH(-CH3)-CH2-OH to→ CH3-C(-CH3)=CH2 + H2O
nCH3-C(CH3)=CH2 to→ -(CH2)-C-(CH3)(-CH3-)n