Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Hóa Học Lớp 12
- Sách giáo khoa hóa học lớp 12
- Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 12
- Giải Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
Giải Sách Bài Tập Hóa Học 12 – Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 40.1 trang 95 Sách bài tập Hóa học 12: Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn : ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên, có thể dùng
A. quỳ tím. B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch BaCl2.
Lời giải:
C
Bài 40.2 trang 95 Sách bài tập Hóa học 12: Để phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn : MgCl2, ZnCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hoá học, có thể dùng
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch NH3
C. dung dịch Na2CO3. D. quỳ tím.
Lời giải:
B
Bài 40.3 trang 95 Sách bài tập Hóa học 12: Để phân biệt 2 dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng
A. dung dịch HCl. B. nước brom.
C. dung dịch Ca(OH)2. D. dung dịch H2SO4.
Lời giải:
B
Bài 40.4 trang 95 Sách bài tập Hóa học 12: Cho dung dịch chứa các cation sau: Na+; Ca2+; Mg2+; Ba2+; H+. Muốn loại được nhiều cation ra khỏi dung dịch, có thể dùng chất nào sau đây
A. Dung dịch K2CO3 B. Dung dịch Na2CO3
C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch Na2SO4
Lời giải:
B
Bài 40.5 trang 95 Sách bài tập Hóa học 12: Có các mẫu phân đạm sau : NH4Cl (đạm một lá), NH4NO3(đạm hai lá), NaNO3 (đạm nitrat) và (NH4)2SO4 (đạm sunfat). Trình bày cách phân biệt các mẫu phân đạm trên.
Lời giải:
Hoà tan vào nước được các dung dịch.
Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch. Dung dịch NaNO3 không làm đổi màu quỳ tím ; 3 dung dịch còn lại làm quỳ tím chuyển thành màu hồng nhạt.
Cho dung dịch BaCl2 vào 3 dung dịch còn lại. Dung dịch (NH4)2SO4 tạo kết tủa trắng.
Nhỏ dung dịch AgNO3 vào 2 dung dịch còn lại. Dung dịch NH4Cl tạo kết tủa trắng. Còn lại là NH4NO3.
Bài 40.6 trang 95 Sách bài tập Hóa học 12: Cho dung dịch Na2CO3 và dung dịch hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt hai dung dịch trên.
Lời giải:
Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào 2 dung dịch, sau đó lọc bỏ kết tủa và cho dung dịch HCl vào dung dịch nước lọc. Dung dịch nào có khí bay ra thì dung dịch ban đầu là NaHCO3 và Na2CO3
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl
HCl + 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2↑+ H2O.
Bài 40.7 trang 95 Sách bài tập Hóa học 12: Cho các chất rắn sau : NaNO3, CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?
Lời giải:
Có thể dùng H2O và dung dịch HCl để phân biệt các chất
Dùng H2O : NaNO3, Na2CO3, Zn(NO3)2 tan (I) ; CaCO3, BaSO4 không tan (II).
Cho dung dịch HCl vào (I) : nhận ra Na2CO3 (có khí bay ra).
Lấy Na2CO3 cho vào hai dung dịch còn lại, dung dịch nào tạo kết tủa là dung dịch Zn(NO3)2.
Cho dung dịch HCl vào (II) : BaSO4 không tan, CaCO3 tan và có khí bay ra.