Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 12
- Giải Địa Lí Lớp 12 (Ngắn Gọn)
- Tập Bản Đồ Lịch Sử Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 12
Giải Tập Bản Đồ Địa Lí 12 – Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Bài 1 trang 70 Tập bản đồ Địa Lí 12: Hãy điền vào lược đồ:
– Tên các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
– Tên các nhà máy điện: Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn, Phú Mỹ.
– Các tuyến quốc lộ: 1, 13, 14, 20, 22, 51.
Lời giải:
Bài 2 trang 70 Tập bản đồ Địa Lí 12: Dựa vào kiến thức trong SGK Địa lí 12, hãy làm rõ các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên và kinh tế – xã hội để phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
Lời giải:
Thế mạnh:
– Giáp các vùng có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu giàu có, biển Đông thuận lợi cho giao lưu phát triển với thế giới.
– Đất xám phù sa cổ, khí hậu cận xích đạo, nguồn nước dồi dào, địa hình rộng lớn… → chuyên canh cây công nghiệp; khoáng sản – dầu khí, rừng, thủy năng dồi dào.
– Lao động dồi dào, trình độ cao, thị trường rộng lớn, khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách NN.
Hạn chế:
– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phát triển chưa đồng bộ.
– Công nghiệp phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở phía Tây Nam.
– Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, thiếu nước cho cây trồng, sinh họat và hoạt động công nghiệp.
Bài 3 trang 71 Tập bản đồ Địa Lí 12: Dựa vào hình 39 SGK Địa lí 12 hãy thống kê các trung tâm công nghiệp cũng như cơ cấu ngành của từng trung tâm công nghiệp vào bảng sau và nêu nhận xét:
Lời giải:
Trung tâm | Quy mô | Cơ cấu ngành |
TP. Hồ Chí Minh | Rất lớn | Luyện kim đen, màu; cơ khí; sản xuất ô tô,đóng tàu; điện tử, hóa chất; vật liệu xây dựng; dệt may, sản xuất hàng tiêu dung, chế biến lâm sản, chế biến lương thực thực phẩm, nhiệt điện. |
Thủ Dầu Một | Lớn | cơ khí; điện tử, hóa chất; vật liệu xây dựng; dệt may, sản xuất hàng tiêu dung, chế biến lâm sản, chế biến lương thực thực phẩm. |
Biên Hòa | Lớn | Luyện kim đen, màu; cơ khí; điện tử, hóa chất; vật liệu xây dựng; dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lâm sản, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất ô tô, |
Vũng Tàu | Lớn | Luyện kim đen, cơ khí; đóng tàu, hóa chất; vật liệu xây dựng; sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm. |
Tây Ninh | Nhỏ | hóa chất; sản xuất hàng tiêu dung; chế biến lương thực thực phẩm |
Nhận xét: Các trung tâm công nghiệp của vùng đa số là rất lớn và lớn, cơ cấu ngành đa dạng bao gồm cả ngành công truyền thống và hiện đại, chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
Bài 4 trang 71 Tập bản đồ Địa Lí 12: Bằng kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao về mặt tự nhiên, Đông Nam Bộ có khả năng phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
Lời giải:
Vì tài nguyên biển của vùng phong phú và đa dạng:
– Sinh vật biển: biển Đông rộng lớn với sinh vật biển phong phú, các bãi tôm bã cá lớn.
– Khoáng sản ở thềm lục địa: dầu khí là tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất với 8 bể trầm tích ở thềm lục địa phía Nam.
– Du lịch biển: bãi biển đẹp (Vũng Tàu), khu dự trữ sinh quyển thế giới (Cần Giờ), các di sản văn hóa: Địa đảo Củ Chi, lễ hội truyền thống…
– Giao thông vận tải biển: cảng biển lớn: Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, cảng Nhà Bè; các tuyến đường biển quốc tế : TP.Hồ Chí Minh – Singapo, TP. Hồ Chí Minh – Băng Cốc, TP. Hồ Chí Minh – Hồng Công… và tuyến nội địa TP. Hồ Chí Minh – Hải Phòng.