Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Giải Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nươc ta giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
(trang 23 sgk Lịch Sử 6): – Người tối cổ là những người như thế nào?
Trả lời:
Người tối cổ là người chỉ khác loài vượn chút ít, đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm, trán nhô ra phía trước, biết sử dụng những hòn đá, cành cây làm công cụ.
(trang 23 sgk Lịch Sử 6): – Nhìn trên lược đồ ở trang 26 (SGK), em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của Người tối cổ trên đất nước ta?
Trả lời:
Trên đất nước ta, Người tối cổ sống khắp nơi từ Bắc, Trung, Nam:
– Ở miền Bắc, Người tối cổ sống ở Lạng Sơn.
– Ở miền Trung, Người tối cổ sống ở Thanh Hóa.
– Ở miền Nam, Người tối cổ sống ở Đồng Nai.
(trang 23 sgk Lịch Sử 6): – Em thử so sánh công cụ ở hình 19 và hình 20 (SGK, trang 22-23)
Trả lời:
– Công cụ ở hình 19 là rìu đá núi Đọ (Thanh Hóa) rất đơn giản, hình thù không rõ ràng, chỉ ghè đẽo thô sơ.
– Công cụ ở hình 20 là công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu) tuy được ghè đẽo thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng hơn.
(trang 24 sgk Lịch Sử 6): – So sánh công cụ ở hình 20 (SGK, trang 23) với các công cụ ở hình 21, 22, 23 (SGK, trang 24).
Trả lời:
– Hình 20 là công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu) là chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ,có hình thù rõ ràng.
– Hình 21, 22, 23 : hình thù rõ ràng hơn, lưỡi rìu sắc hơn vì thế lao động có hiệu quả hơn.
(trang 23 sgk Lịch Sử 6): – Người tối cổ là những người như thế nào?
Trả lời:
Người tối cổ là người chỉ khác loài vượn chút ít, đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm, trán nhô ra phía trước, biết sử dụng những hòn đá, cành cây làm công cụ.
(trang 23 sgk Lịch Sử 6): – Nhìn trên lược đồ ở trang 26 (SGK), em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của Người tối cổ trên đất nước ta?
Trả lời:
Trên đất nước ta, Người tối cổ sống khắp nơi từ Bắc, Trung, Nam:
– Ở miền Bắc, Người tối cổ sống ở Lạng Sơn.
– Ở miền Trung, Người tối cổ sống ở Thanh Hóa.
– Ở miền Nam, Người tối cổ sống ở Đồng Nai.
(trang 23 sgk Lịch Sử 6): – Em thử so sánh công cụ ở hình 19 và hình 20 (SGK, trang 22-23)
Trả lời:
– Công cụ ở hình 19 là rìu đá núi Đọ (Thanh Hóa) rất đơn giản, hình thù không rõ ràng, chỉ ghè đẽo thô sơ.
– Công cụ ở hình 20 là công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu) tuy được ghè đẽo thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng hơn.
(trang 24 sgk Lịch Sử 6): – So sánh công cụ ở hình 20 (SGK, trang 23) với các công cụ ở hình 21, 22, 23 (SGK, trang 24).
Trả lời:
– Hình 20 là công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu) là chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ,có hình thù rõ ràng.
– Hình 21, 22, 23 : hình thù rõ ràng hơn, lưỡi rìu sắc hơn vì thế lao động có hiệu quả hơn.
Bài 1: Em hãy lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta theo mẫu : thời gian, địa điểm chính, công cụ.
Lời giải:
Các giai đoạn | Thời gian xuất hiện | Địa điểm tìm thấy | Công cụ chủ yếu |
Người tối cổ | 40 – 30 vạn năm | Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai) | Công cụ đá ghè đẽo thô sơ. |
Người tinh khôn | 3 – 2 vạn năm | Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Lai Châu, Sơn La, Bắc giang, Thanh Hóa, Nghệ An | Công cụ đá: những chiếc rìu bằng hòn cuội, ghè đẽo thô sơ có hình thù rõ ràng. |
Người tinh khôn phát triển | 12000 – 4000 năm | Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), | Công cụ đá, họ đã biết mài ở lưỡi cho sắc, rìu sắt, rìu ngắn, rìu có vai, công cụ bằng xương, bằng sừng, đồ gốm, lưỡi cuốc đá. |
Bài 2: Giải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo.
Lời giải:
Do đầu óc Người tinh khôn tiến bộ hơn, họ thấy rằng cần phải cải tiến công cụ lao động mài cho sắc để dễ làm hơn, lao động có hiệu quả hơn, tìm ra nhiều thức ăn hơn, mới đảm bảo cho sự tồn tại của cuộc sống của mình.