Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Giải Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
(trang 35 sgk Lịch Sử 6): – Theo em, truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?
Trả lời:
Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói về hoạt động chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nó còn thể hiện sự đoàn kết của nhân dân Lạc Việt trong việc chống lại thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của mình.
(trang 35 sgk Lịch Sử 6): – Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí (hình 31,32 – SGK, trang 34) nói lên điều gì?
Trả lời:
Đây là mũi giáo đồng và dao găm đồng, vũ khí để tự vệ, để chiến đấu khi có xung đột giữa các bộ lạc, giữa người Lạc Việt với các tộc người khác.
(trang 36 sgk Lịch Sử 6): – Hãy liên hệ các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng?
Trả lời:
Truyện Thánh Gióng chứng tỏ rằng trong xã hội đã có sự tranh chấp, xung đột. Truyện nói lên ý thức tự vệ chống xâm lược của cư dân Lạc Việt thời kì đó.
(trang 35 sgk Lịch Sử 6): – Theo em, truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?
Trả lời:
Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói về hoạt động chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nó còn thể hiện sự đoàn kết của nhân dân Lạc Việt trong việc chống lại thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của mình.
(trang 35 sgk Lịch Sử 6): – Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí (hình 31,32 – SGK, trang 34) nói lên điều gì?
Trả lời:
Đây là mũi giáo đồng và dao găm đồng, vũ khí để tự vệ, để chiến đấu khi có xung đột giữa các bộ lạc, giữa người Lạc Việt với các tộc người khác.
(trang 36 sgk Lịch Sử 6): – Hãy liên hệ các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng?
Trả lời:
Truyện Thánh Gióng chứng tỏ rằng trong xã hội đã có sự tranh chấp, xung đột. Truyện nói lên ý thức tự vệ chống xâm lược của cư dân Lạc Việt thời kì đó.
Bài 1: Những lí do ra đời Nhà nước thời Hùng Vương là gì?
Lời giải:
– Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.
– Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.
– Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
– Mở rộng giao lưu và tự vệ.
Bài 2: Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
Lời giải:
– Nhà nước Văn Lang tổ chức rất đơn giản, chia làm 3 cấp (chỉ có vài chức quan)
+ Trung ương do vua Hùng đứng đầu, có Lạc hầu, Lạc tướng giúp.
+ Bộ do Lạc tướng đứng đầu.
+ Làng, bản (chiềng chạ) do Bồ chính đứng đầu.
– Nhà nước chua có quân đội, chưa có luật pháp.
– Nhà nước Văn Lang tuy đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản nhà nước.