Chương 2: Thời đại dựng nước: Văn Lang – Âu Lạc

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 15: Nươc Âu Lạc (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    (trang 43 sgk Lịch Sử 6):Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III – II TCN ở nước Âu Lạc?

    Trả lời:

    – Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc to lớn vào thời điểm cách đây hơn 2000 năm, khi trình độ kĩ thuật chung còn rất thấp kém.

    – Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của nhân dân Âu Lạc , có vai trò như một căn cứ quân sự lợi hại và là một vị trí phòng thủ kiên cố.

    – Thành Cổ Loa còn thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc, được xem là một biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

    (trang 44 sgk Lịch Sử 6):Em thử nêu những đặc điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?

    Trả lời:

    – Giống nhau:

       + Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

       + Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản đất nước.

    – Khác nhau: Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

    (trang 45 sgk Lịch Sử 6):Theo em, truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói lên điều gì?

    Trả lời:

       Truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói về việc sau nhiều lần đánh không được nước ta, Triệu Đà đã dùng mưu kế: giả vờ xin hòa và tìm cách chia rẽ nội bộ nước ta. Do nhẹ dạ, cả tin, cha con An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, chịu để mất nước.

    (trang 45 sgk Lịch Sử 6):Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?

    Trả lời:

    Sự thất bại của An Dương Vương để lại bài học vô cùng quý báu:

    – Tinh thần cảnh giác không mắc mưu kẻ thù.

    – Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt.

    – Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng mới có đủ sức mạnh chống ngoại xâm.

    (trang 43 sgk Lịch Sử 6):Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III – II TCN ở nước Âu Lạc?

    Trả lời:

    – Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc to lớn vào thời điểm cách đây hơn 2000 năm, khi trình độ kĩ thuật chung còn rất thấp kém.

    – Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của nhân dân Âu Lạc , có vai trò như một căn cứ quân sự lợi hại và là một vị trí phòng thủ kiên cố.

    – Thành Cổ Loa còn thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc, được xem là một biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

    (trang 44 sgk Lịch Sử 6):Em thử nêu những đặc điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?

    Trả lời:

    – Giống nhau:

       + Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

       + Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản đất nước.

    – Khác nhau: Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

    (trang 45 sgk Lịch Sử 6):Theo em, truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói lên điều gì?

    Trả lời:

       Truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói về việc sau nhiều lần đánh không được nước ta, Triệu Đà đã dùng mưu kế: giả vờ xin hòa và tìm cách chia rẽ nội bộ nước ta. Do nhẹ dạ, cả tin, cha con An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, chịu để mất nước.

    (trang 45 sgk Lịch Sử 6):Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?

    Trả lời:

    Sự thất bại của An Dương Vương để lại bài học vô cùng quý báu:

    – Tinh thần cảnh giác không mắc mưu kẻ thù.

    – Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt.

    – Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng mới có đủ sức mạnh chống ngoại xâm.

    Bài 1: Em hãy mô tả thành Cổ Loa

    Lời giải:

    – Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành.

    – Thành có 3 vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16 000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 – 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 – 20 m.

    – Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 – 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.

    – Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng. Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.

    Bài 2: Dựa vào tư liệu lịch sử và truyền thuyết, em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Triệu Đà.

    Lời giải:

    Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương gồm các nguyên nhân chính sau:

    – An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt.

    – Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hòa hiếu.

    – Mất cảnh giác để Trọng Thủy vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.

    – Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 965

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống