Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Giải Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
(trang 63 sgk Lịch Sử 6): – Em có nhận xét gì về tính hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường ?
Trả lời:
Nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường bị nhà Đường siết chặt ách đô hộ rất tàn bạo: cai trị trực tiếp đến huyện, đồng thời xây thành, đắp lũy, làm đường giao thông để có thể nhanh chóng đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
(trang 63 sgk Lịch Sử 6): – Theo em, chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác so với các thời trước ?
Trả lời:
– Nhà Đường chia lại khu vực hành chính, đặt tên mới, nắm quyền cai trị đến tận cấp huyện.
– Tiến hành bóc lột nhân dân ta bằng các hình thức tô thuế và cống nạp rất nặng nề, đặc biệt là cống nộp quả vải gánh đến tận kinh đô Trường An,Trung Quốc.
Chính sự bóc lột tàn bạo của chính quyền đô hộ đã dẫn tới những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
(trang 65 sgk Lịch Sử 6): – Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa ?
Trả lời:
– Do chính sách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta trong đó có gia đình Mai Thúc Loan.
– Chính sách tàn bạo, độc ác của vua quan nhà Đường trong việc bắt dân ta cống nộp và đi phu gánh vải sáng Trừng An đường xa muôn dặm cực khổ và đã đẩy Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đứng dậy khởi nghĩa và mọi người đồng lòng với Mai Thúc Loan.
(trang 65 sgk Lịch Sử 6): – Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng ?
Trả lời:
Vì Phùng Hưng là người có uy tín trong vùng, nhân dân căm thù chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường. Đường Lâm lại là mảnh đất có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Vì vậy, khi khởi nghĩa bùng nổ đã được nhân dân khắp nơi hưởng ứng.
(trang 65 sgk Lịch Sử 6): – Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã đem lại kết quả như thế nào ?
Trả lời:
– Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã giành lại được quyền làm chủ đất nước (tuy chỉ trong một thời gian. Năm 791, nhà Đường lại đem quân dàn áp, Phùng An nối nghiệp cha không đỡ nổi đã đầu hàng giặc).
– Tuy khởi nghĩa chỉ giành thắng lợi một thời gian nhưng thể hiện lòng yêu nước, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân kiên quyết đứng dậy giành chủ quyền dân tộc, lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Đường.
(trang 63 sgk Lịch Sử 6): – Em có nhận xét gì về tính hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường ?
Trả lời:
Nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường bị nhà Đường siết chặt ách đô hộ rất tàn bạo: cai trị trực tiếp đến huyện, đồng thời xây thành, đắp lũy, làm đường giao thông để có thể nhanh chóng đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
(trang 63 sgk Lịch Sử 6): – Theo em, chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác so với các thời trước ?
Trả lời:
– Nhà Đường chia lại khu vực hành chính, đặt tên mới, nắm quyền cai trị đến tận cấp huyện.
– Tiến hành bóc lột nhân dân ta bằng các hình thức tô thuế và cống nạp rất nặng nề, đặc biệt là cống nộp quả vải gánh đến tận kinh đô Trường An,Trung Quốc.
Chính sự bóc lột tàn bạo của chính quyền đô hộ đã dẫn tới những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
(trang 65 sgk Lịch Sử 6): – Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa ?
Trả lời:
– Do chính sách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta trong đó có gia đình Mai Thúc Loan.
– Chính sách tàn bạo, độc ác của vua quan nhà Đường trong việc bắt dân ta cống nộp và đi phu gánh vải sáng Trừng An đường xa muôn dặm cực khổ và đã đẩy Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đứng dậy khởi nghĩa và mọi người đồng lòng với Mai Thúc Loan.
(trang 65 sgk Lịch Sử 6): – Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng ?
Trả lời:
Vì Phùng Hưng là người có uy tín trong vùng, nhân dân căm thù chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường. Đường Lâm lại là mảnh đất có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Vì vậy, khi khởi nghĩa bùng nổ đã được nhân dân khắp nơi hưởng ứng.
(trang 65 sgk Lịch Sử 6): – Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã đem lại kết quả như thế nào ?
Trả lời:
– Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã giành lại được quyền làm chủ đất nước (tuy chỉ trong một thời gian. Năm 791, nhà Đường lại đem quân dàn áp, Phùng An nối nghiệp cha không đỡ nổi đã đầu hàng giặc).
– Tuy khởi nghĩa chỉ giành thắng lợi một thời gian nhưng thể hiện lòng yêu nước, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân kiên quyết đứng dậy giành chủ quyền dân tộc, lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Đường.
Bài 1: Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi ?
Lời giải:
– Đất nước bị chia lại đơn vị hành chính với những tên gọi mới.
– Có đường giao thông từ Trung Quốc tới Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận.
– Quân lính của bọn đô hộ ngày càng nhiều.
– Nhân dân rên xiết dưới ách đô hộ của nhà Đường.
Bài 2: Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Lời giải:
– Khoảng đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng, Mai Thúc Loan xứng đế (Mai Hắc Đế) và chịn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
– Mai Thúc Loan liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
Bài 3: Nêu tóm tắt diễn biến của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.
Lời giải:
Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ cùng đất của mình. Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình, Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị đất nước.