Chương 3: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 24: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    (trang 67 sgk Lịch Sử 6):Nhân dân Tượng Lâm đã giành được độc lập trong hoàn cảnh nào?

    Trả lời:

    – Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa như Tượng Lâm.

    – Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, dặt tên nước là Lâm Ấp

    (trang 67 sgk Lịch Sử 6):Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa?

    Trả lời:

    Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở các hoạt động quân sự, quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Đánh bại chính quyền đô hộ Hán và tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ (phía Bắc đến Quảng Bình, phía Nam đến Phan Rang).

    (trang 58 sgk Lịch Sử 6):Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

    Trả lời:

    Nhân dân Cham-pa đã được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh:

    – Biết dùng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.

    – Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.

    (trang 58 sgk Lịch Sử 6):Quan sát hình 53 (SGK, trang 68), em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ?

    Trả lời:

    Nhân dân Cham-pa đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo, mang đậm tính cách và tâm hồn của người Chăm. Cấu trúc các tháp bố trí hài hòa, tinh tế, cân đối và rất đẹp.

    (trang 67 sgk Lịch Sử 6):Nhân dân Tượng Lâm đã giành được độc lập trong hoàn cảnh nào?

    Trả lời:

    – Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa như Tượng Lâm.

    – Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, dặt tên nước là Lâm Ấp

    (trang 67 sgk Lịch Sử 6):Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa?

    Trả lời:

    Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở các hoạt động quân sự, quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Đánh bại chính quyền đô hộ Hán và tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ (phía Bắc đến Quảng Bình, phía Nam đến Phan Rang).

    (trang 58 sgk Lịch Sử 6):Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

    Trả lời:

    Nhân dân Cham-pa đã được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh:

    – Biết dùng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.

    – Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.

    (trang 58 sgk Lịch Sử 6):Quan sát hình 53 (SGK, trang 68), em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ?

    Trả lời:

    Nhân dân Cham-pa đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo, mang đậm tính cách và tâm hồn của người Chăm. Cấu trúc các tháp bố trí hài hòa, tinh tế, cân đối và rất đẹp.

    Bài 1: Nước Cham-pa được thành lập và phát triển như thế nào ?

    Lời giải:

    – Sự thành lập: Nước Cham-pa được thành lập năm 192- 293. Nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

    – Sự phát triển: từ phạm vi lãnh thổ nhỏ đến phạm vi lãnh thổ lớn hơn: phía Bắc đến Hoành Sơn, phía Nam đến Phan Rang. Đổi tên nước là Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu – Quảng Nam).

    Bài 2: Nêu những thành tựu về kinh tế và văn hóa của Cham-pa.

    Lời giải:

    * Văn hóa:

       – Người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

       – Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

       – Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chàm, đền, tượng,…

       – Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

    * Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

       – Biết dùng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.

       – Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.

       – Khai thác lâm thổ sản, đánh cá…

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1175

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống