Chương 2: Trang trí nhà ở

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải vở bài tập công nghệ 6 – Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    I – NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP (Trang 30 – vbt Công nghệ 6)

    Qua hình 2.8 và 2.9 em có nhận xét gì về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh?

    a) Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp (h2.8; tr.40 – SGK)

    – Ngoài nhà: sạch sẽ, lối đi thông thoáng, tiện lợi.

    – Trong nhà (chỗ ngủ và học tập): đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, hợp lí.

    Em hãy nêu thêm ví dụ về phòng khách, nhà bếp và có thể sưu tầm thêm tranh ảnh để minh hoạ.

    Vậy, nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là nhà ở đã được sắp xếp, bố trí hợp lí, ngăn nắp và giữ vệ sinh thật tốt.

    b) Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh

    Hãy nhận xét hình 2.9, tr.40 – SGK

    Lời giải:

    – Ngoài nhà: Đồ đạc vứt bừa bãi khắp sân và lối đi, cản trở việc đi lại.

    – Trong nhà: Đồ đạc vứt bừa bãi, linh tinh, chăn gối không được gập khi ngủ dậy.

    Sống trong nhà như vậy có tác hại gì? Em hãy ghi tiếp tác hại của nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh:

       – Cảm giác khó chịu, làm việc không có hiệu quả:

       – Muốn lấy vật gì cũng phải tìm kiếm, mất thời gian:

       – Không đảm bảo sức khoẻ cho thành viên trong gia đình.

       – Mất tính thẩm mĩ.

       – Tạo thành thói quen lười biếng, ỷ lại.

    II – GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP (Trang 31 – vbt Công nghệ 6)

    1. Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

    Thiên nhiên, môi trường và các hoạt động hàng ngày của con người đã ảnh hưởng như thế nào đến sự sạch sẽ, ngăn nắp của nhà ở?

       – Ảnh hưởng của thiên nhiên: hàng ngày bụi, bẩn sẽ tích tụ ở trong nhà gây mất vệ sinh.

       – Ảnh hưởng của các hoạt động hàng ngày của con người:

          + Nấu ăn: mùi thức ăn, vết bẩn khi nấu nướng.

          + Ngủ: vi khuẩn trên người truyền vào chăn, gối

          + Học tập: nhiều đồ dùng học tập được bày ra.

          + Tập thể dục, thể thao: mồ hôi, vi khuẩn do ta tiết ra tiếp xúc với nhà ở.

    Vì vậy, cần thường xuyên mới giữ được nhà ở được ngăn nắp, sạch sẽ.

    2. Các công việc cần làm

    Hãy kể những công việc em thường làm ở nhà dể góp phần giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

    Lời giải:

    CÁC KHU VỰC SINH HOẠT CÁC CÔNG VIỆC CẦN LÀM

    Khu vực tiếp khách

    Phòng ngủ

    Góc học tập

    Khu vực nấu ăn

    Khu vệ sinh

    Sân, vườn

    Dọn dẹp đồ đạc để khu tiếp khách luôn gọn gàng

    Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chăn, gối

    Thu gọn đồ đạc mỗi lần học tập

    Vệ sinh sạch sẽ mỗi khi nấu nướng xong

    Vệ sinh đều đặn hàng tuần

    Quét hàng ngày

    Trả lời câu hỏi

    Câu 1 (Trang 32 – vbt Công nghệ 6): Cần phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp vì:

    Hãy điền dấu (x) vào ô trống đầu câu trả lời của em.

    Lời giải:

    x Để mọi thành viên trong gia đình sống khoẻ mạnh
    x Tiết kiệm thời gian khi tìm một đồ vật cần thiết
    x Để khách có cảm giác thoải mái, thiện cảm với chủ nhân
    Để giải quyết việc làm thường xuyên cho thành viên trong gia đình
    x Tăng vẻ đẹp cho nhà ở

    Câu 2 (Trang 32 – vbt Công nghệ 6): Các công việc cần làm để giữ cho nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp:

    Lời giải:

    – Có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp.

    – Tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở: lau nhà, quét nhà.

    – Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vệ sinh bản thân.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1170

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống