Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Sách giải văn 6 bài cụm danh từ, giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 6, sách giải ngữ văn lớp 6 bài cụm danh từ sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 6 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, giải bài tập sgk văn 6 đạt được điểm tốt:
- Soạn Văn Lớp 6 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn Lớp 6 (Cực Ngắn)
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
I. Cụm danh từ là gì?
1. Các từ in đậm như “một” và “hai” bổ sung ý nghĩa về mặt số lượng cho danh từ đứng phía sau nó
– Các từ in đậm như “ xưa”, “ông lão đánh cá” “nát trên bờ biển” bổ sung ý nghĩa về tính chất.
2.
– Một túp lều: xác định được đơn vị
– Một túp lều nát: xác định được tính chất, tình trạng của sự vật
– Một túp lều nát trên bờ biển: xác định được tính chất của sự vật
3. Cụm danh từ: Những cánh đồng ấy
Đặt câu: Những cánh đồng ấy mang về vụ mùa bội thu cho nông dân.
Cụm danh từ có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, hoạt động trong câu giống như một danh từ.
II. Cấu tạo của cụm danh từ
1. Các cụm danh từ:
– Làng ấy
– Ba thúng gạo nếp
– Ba con trâu đực
– Ba con trâu ấy
– Cả làng
2. Các danh từ trung tâm: làng, gạo, trâu
– Các từ phụ trước: ba, cả, thúng, con
– Từ phụ sau: ấy, nếp, đực
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau | |||
T2 | T1 | T1 | T2 | S1 | S2 |
làng | ấy | ||||
Ba | con | trâu | đực | ||
Ba | con | trâu | ấy | ||
Ba | thúng | gạo | nếp | ||
Cả | làng |
III. LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 118 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Các cụm danh từ:
– Một người chồng thật xứng đáng
– Một lưỡi búa của cha để lại
– Một con yêu tinh ở trên núi
Bài 2 (trang 118 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Phần phụ trước | Phần trung tâm | Phần sau | |||
T2 | T1 | T1 | T2 | S1 | S2 |
Một | người | chồng | thật xứng đáng | ||
Một | lưỡi | búa | của cha để lại | ||
Một | con | yêu tinh | ở trên núi |
Bài 3 (trang 118 sgk ngữ văn 6 tập 1)
+ Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước
+ Thận không ngờ thanh sắt đó lại chui vào lưới của mình.
+ Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.