Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
A. Lý thuyết
1. Cộng hai số nguyên dương
Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không.
Ví dụ:
(+4) + (+2) = 4 + 2 = 6
(+4) + (+6) = 4 + 6 = 10
2. Cộng hai số nguyên âm
Quy tắc: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết quả.
Ví dụ:
(-17) + (-54) = -(17 + 54) = -71
(-13) + (-27) = -(13 + 27) = -40
Quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu:
Ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu chung trước kết quả.
B. Trắc nghiệm & Tự luận
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Kết quả của phép tính (+25) + (+15) là:
A. 40 B. 10 C. 50 D. 30
Ta có (+25) + (+15) = 25 + 15 = 40
Chọn đáp án A.
Câu 2: Kết quả của phép tính (-100) + (-50) là:
A. -50 B. 50 C. 150 D. -150
Ta có: (-100) + (-50) = -(100 + 50) = -150
Chọn đáp án D.
Câu 3: Tổng của hai số -313 và -211 là:
A. 534. B. 524 C. -524 D. -534
Tổng của hai số -313 và -211 là: (-313) + (-211) = -(313 + 211) = -524
Chọn đáp án C.
Câu 4: Chọn câu sai:
A. (-2) + (-5) > 0 B. (-3) + (-4) = (-2) + (-5)
C. (-6) + (-1) < -6 D. |(-1) + (-2)| = 3
• Ta có (-2) + (-5) = -(2 + 5) = -7 < 0 nên A sai.
• Ta có (-3) + (-4) = -(3 + 4) = -7 và (-2) + (-5) = -(2 + 5) = -7. Do đó B đúng.
• Ta có (-6) + (-1) = -(6 + 1) = -7 < -6 nên C đúng.
• Ta có |(-1) + (-2)| = |-(1 + 2)| = |-3| = 3 nên D đúng.
Chọn đáp án A.
Câu 5: Giá trị của biểu thức a + (-45) với a = 25 là:
A. -20 B. -25 C. -15 D. -10
Thay a = 25 vào biểu thức ta được: 25 + (-45) = -(45 – 25) = -20
Chọn đáp án A.
II. Bài tập tự luận
Câu 1: Thực hiện các phép tính sau
a) (-15) + (-40) b) (+13) + (+37) c) (-25) + (-19)
a) Ta có: (-15) + (-40) = -(15 + 40) = -45
b) Ta có: (+13) + (+37) = +(13 + 37) = 50
c) Ta có: (-25) + (-19) = -(25 + 19) = -44
Câu 2: Tìm x, y thỏa mãn |x – 3| + |y – 5| = 0
Ta có: |a| ≥ 0
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi a = 0
Khi đó ta có: |x – 3| + |y – 5| = 0
Vậy giá trị cần tìm là (x; y) = (3; 5)