Phần Số học – Chương 2: Số nguyên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

A. Lý thuyết

1. Quy tắc dấu ngoặc

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “–” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “–” và dấu “–” thành dấu “+”.

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

Ví dụ: Tính nhanh 324 + [112 – (112 + 324)]

Ta có: 324 + [112 – (112 + 324)] = 324 + [112 – 112 – 324] = 324 – 324 = 0

2. Tổng đại số

Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên

Trong một tổng đại số, ta có thể:

• Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.

Ví dụ:

97 – 150 – 47 = 97 – 47 – 150 = 50 – 150 = -100

• Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu “–” thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

Ví dụ:

284 – 75 – 25 = 284 – (75 + 25) = 284 – 100 = 184

Chú ý: Nếu không sợ nhầm lẫn, ta có thể nói gọn tổng đại số là tổng.

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Đơn giản biểu thức x + 1982 + 172 + (-1982) – 162 ta được kết quả là:

A. x – 10        B. x + 10        C. 10        D. x

Ta có: x + 1982 + 172 + (-1982) – 162 = x + [1982 + (-1982)] + (172 – 162)

        = x + 0 + 10 = x + 10

Chọn đáp án B.

Câu 2: Tổng (-43567 – 123) + 43567 bằng:

A. -123        B. -124        C. -125        D. 87011

Ta có: (-43567 – 123) + 43567 = -43567 – 123 + 43567

        = [(-43567) + 43567] + (-123) = 0 + (-123) = -123

Chọn đáp án A.

Câu 3: Kết quả của phép tính (-98) + 8 + 12 + 98 là:

A. 0        B. 4        C. 10        D. 20

Ta có: (-98) + 8 + 12 + 98 = [(-98) + 98] + (8 + 12)

        = 0 + 20 = 20

Chọn đáp án D.

Câu 4: Chọn câu đúng:

A. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = 20        B. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = -20

C. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = 30        D. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = -10

Ta có: (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = [(-7) + (-13)] + [1100 + (-1100)]

        = -20 + 0 = -20

Chọn đáp án B.

Câu 5: Đơn giản biểu thức 235 + x – (65 + x) + x ta được:

A. x + 170        B. 300 + x        C. 300 – x        D. 170 + 3x

Ta có: 235 + x – (65 + x) + x = 235 + x – 65 – x + x = (235 – 65) + (x – x + x) = 170 + x

Chọn đáp án A.

Câu 6: Tính hợp lý (-1215) – (-215 + 115) – (-1115) ta được:

A. -2000        B. 2000        C. 0        D. 1000

Ta có: (-1215) – (-215 + 115) – (-1115) = (-1215) + 215 – 115 + 1115

        = [(-1215) + 215] + [(-115) + 115]

        = (-1000) + 1000 = 0

Chọn đáp án C.

II. Bài tập tự luận

Câu 1: Tính tổng (tính nhanh):

a) A = (5672 – 97) – 5672

b) B = (-124) + (36 + 124 – 99) – (136 – 1)

c) C = {115 + [32 – (132 – 5)]} + (-25) + (-25)

a) Ta có: A = (5672 – 97) – 5672

        A = 5672 – 97 – 5672

        A = (5672 – 5672) – 97

        A = 0 – 97 = -97

b) Ta có: B = (-124) + (36 + 124 – 99) – (136 – 1)

        B = -124 + 36 + 124 – 99 – 136 + 1

        B = (-124 + 124) + (36 – 136) – 99 + 1

        B = 0 + (-100) – 98

        B = -(100 + 98) = -198

c) Ta có: C = {115 + [32 – (132 – 5)]} + (-25) + (-25)

        C = {115 + 32 – 132 + 5} + [-(25 + 25)]

        C = 120 – 100 + (-50)

        C = 20 + (-50)

        C = -(-20 + 50) = -(50 – 20) = -30

Câu 2: Chứng minh rằng

        (a – b) – (b + c) + (c – a) – (a – b – c) = -(a + b – c)

Ta có: (a – b) – (b + c) + (c – a) – (a – b – c)

        = a – b – b – c + c – a – a + b + c

        = (a – a – a) + (-b – b + b) + (-c + c + c)

        = -a + (-b) + c

        = -(a + b – c) (đpcm)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1027

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống