Chương 2: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải vở bài tập công nghệ 7 – Ôn tập phần 1: Trồng trọt giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    1. Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt (Trang 42 – vbt Công nghệ 7):

    Vai trò – Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
    – Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
    – Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
    – Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
    Nhiệm vụ – Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn (củ khoai mì) để đảm bảo đủ ăn và dữ trữ.
    – Trồng cây rau, đậu, vừng, lạc, … làm thức ăn cho con người.
    – Phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt,… cung cấp thịt, trứng cho con người
    – Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp cho nhà máy sản xuất nước hoa quả.

    2. Đại cương về kĩ thuật trồng trọt (Trang 42 – vbt Công nghệ 7):

    Đất trồng
    Vai trò Đều cung cấp oxi, nước, chất dinh dưỡng cho cây
    Cây đứng vững chắc
    Thành phần Phần khí: Nito, oxi, cacbonic và các khí khác
    Phần rắn: Vô cơ: nito, phopho, kali
    Hữu cơ: các sinh vật sống trong đất và xác động, thực vật đã phân huỷ
    Phần lỏng: lỏng
    Tính chất Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, người ta chia đất làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét
    Biện pháp sử dụng và cải tạo đất – Thâm canh tăng vụ
    – Không bỏ đất hoang
    – Chọn cây trồng phù hợp với đất
    – Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo
    Phân bón
    Tác dụng của phân bón Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
    Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón – Bón vãi
    – Bón theo hàng
    – Bón theo hốc
    Giống cây trồng
    Vai trò của giống Vai trò của giống cây trồng là có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
    Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng Chọn lọc, lai, đột biến và nuôi cấy mô.
    Tổ chức sản xuất và bảo quản hạt giống Tạo ra nhiều hạt giống cây con giống phục vụ gieo trồng.
    Sâu, bệnh hại cây
    Tác hại của sâu, bệnh Phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch.
    Khái niệm về sâu, bệnh hại Côn trùng (sâu bệnh) là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có một đôi râu.
    Bệnh cây là: trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi. Vi sinh vật gây bệnh có thể là nấm, vi khuẩn, vi rút.
    Biện pháp phòng trừ – Phòng là chính
    – Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
    – Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ

    3. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt (Trang 43 – vbt Công nghệ 7):

    Làm đất và bón phân lót
    Cày Bừa và đập đất Lên luống
    Mục đích Đất tơi xốp, thoáng khí, vùi lấp cỏ dại. Thu nhỏ đất , thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng Dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dầy cho cây sinh trưởng, phát triển.
    Bón phân lót – Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân để bón lót theo quy trình sau:
    + Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo gốc của cây.
    + Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.
    Gieo trồng cây nông nghiệp
    Kiểm tra và xử lí hạt giống Hạt giống trước khi đem gieo phải kiểm tra một số tiêu chí nhất định, hạt giống tốt phải đảm bảo các tiêu chí sau đây, nếu phù hợp thì hạt mới được sử dụng
    Thời vụ Mỗi loại cây đều được gieo trồng vào một khoảng thời gian nhất định. Thời gian đó gọi là “Thời vụ
    Phương pháp gieo trồng – Gieo bằng hạt
    – Trồng cây con
    Chăm sóc
    Tưới, dặm cây Đảm bảo khoảng cách, mật độ trên ruộng.
    Làm cỏ, vun xới Diệt cỏ dại, làm đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi nước, chống đổ
    Tưới, tiêu nước Đầy đủ, kịp thời.
    Bón phân thúc Cung cấp dinh dưỡng cho cây
    Thu hoạch, bảo quản, chế biến
    Thu hoạch Để đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.
    Bảo quản hạn chế sự hao hụt về số lượng, chất lượng của nông sản.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 950

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống