Chương 2: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải vở bài tập công nghệ 7 – Ôn tập phần 4: Thủy sản giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    1. Vai trò và nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản (Trang 107 – vbt Công nghệ 7)

    Vai trò – Thực phẩm cho con người.
    – Có giá trị xuất khẩu
    – Giá trị du lịch, thương mại.
    – Thức ăn cho gia súc, gia cầm.
    Nhiệm vụ – Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi
    – Cung cấp nhiều thực phẩm tươi, sạch cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
    – Ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thuỷ sản

    2. Đại cương về kĩ thuật nuôi thuỷ sản (Trang 107 – vbt Công nghệ 7)

    Môi trường nuôi thuỷ sản
    Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản – Có khả năng hoà tan rất lớn các chất vô cơ và hữu cơ
    – Chế độ nhiệt của nước ổn định và điều hoà hơn trên cạn
    – Thành phần ôxi thấp hơn và cacbonic cao hơn trên cạn.
    Tính chất của vực nước nuôi cá Lí học Sự chuyển động của nước, Ánh sáng mặt trời; Màu nước; Độ trong
    Hoá học Các chất khí hoà tan trong nước; Các muối hoà tan trong nước; Độ pH;
    Sinh học Thực vật thuỷ sinh; Động vật phù du; Động vật ăn đáy; Động vật ăn thịt
    Cải tạo nước và đáy ao Mục đích Tạo điều kiện thuận lợi cho cá phát triển
    Biện pháp – Dùng thuốc thảo mộc diệt bọ gạo và những sinh vật sống kí sinh trên vật nuôi thuỷ sản
    – Bón vôi vào đất đáy ao để điều chỉnh độ pH nước ao và diệt mầm bệnh cho vật nuôi thuỷ sản
    Thức ăn của động vật thuỷ sản
    Thức ăn cua, tôm, cá – Thực vật thuỷ sinh
    – Động vật phù du
    – Động vật đáy
    Quan hệ về thức ăn Mối quan hệ – Các loại thực vật đấy, thực vật phù du hấp thụ chất dinh dưỡng hoà tan, từ đó chúng bị động vật phù du hoặc động vật đáy tương ứng hấp thụ, động vật đáy trở thành chất vẩn và cùng với động vật phù du bị tôm, cá ăn.
    Ý nghĩa thực tiễn Chuỗi quan hệ trong ao cá.
    Chăm sóc, quản lí và phòng trừ bệnh cho động vật thuỷ sản
    Chăm sóc tôm, cá – Thức ăn tinh và xanh
    – Phân xanh (phân dầm)
    – Phân chuồng đã hoai mục
    Quản lí – Kiểm tra đăng, cống
    – Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm, cá
    – Xử lí cá nổi đầu và bệnh tôm, cá
    Phòng và trị bệnh Mục đích Hạn chế và phòng ngừa bệnh phát sinh
    Biện pháp Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và tình hình hoạt động của tôm, cá

    3. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thuỷ sản (Trang 108 – vbt Công nghệ 7):

    Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản
    Bảo quản Mục đích Kéo dài thời gian bảo quản cho thuỷ sản.
    Phương pháp Ướp muối, làm khô, làm lạnh
    Chế biến Mục đích Sản phẩm tươi ngon, kéo dài thời gian bảo quản
    Phương pháp Bằng phương pháp thủ công, công nghiệp
    Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
    Ý nghĩa Đảm bảo nguồn tôm, cá thực phẩm cho đời sống con người.
    Biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản Xử lí nguồn nước – Lắng
    – Lọc hoá chất
    – Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí
    – Tháo bớt nước cũ, cho thêm nước sạch.
    Quản lí – Ngăn cấm huỷ hoại sinh cảnh đặc trưng
    Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản – Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản.
    – Cải tiến và nâng cao các biện pháp nuôi thủy sản
    – Chọn những loại cá có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.
    – Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1144

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống