Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 15: Làm đất và bón phân lót giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:
(trang 37 sgk Công nghệ 7): Em hãy cho biết tiến hành cày bừa đất bằng công cụ gì? Phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào?
Trả lời:
– Ta dùng cày cải với sức kéo là trâu, bò hoặc máy cày để cày đất.
– Những yêu cầu kĩ thuật phải được đảm bảo: Đối với cày thì xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 đến 30 cm. Đối với bừa và đập đất thì yêu cầu đất phải được làm nhỏ, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.
(trang 38 sgk Công nghệ 7): Em hãy cho biết lên luống áp dụng cho cây nào?
Trả lời:
Lên luống áp dụng cho cây: khoai, rau, đỗ, ngô,…
(trang 38 sgk Công nghệ 7): Em hãy cho biết cách bón lót phổ biến mà em biết?
Trả lời:
– Những cách bón lót phổ biến là cách bón: rải, theo hàng, theo hốc.
Câu 1 trang 38 sgk Công nghệ 7: Em hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc?
Lời giải:
– Cày đất: Xáo trộn lớp đất mặt từ 20-30cm
+ Tác dụng: Làm đất tơi xốp, thoáng, vùi lớp cỏ dại.
– Bừa và đập đất: Trộn đều đất làm nhỏ đất, làm đất vỡ nhỏ, san phẳng đất.
+ Tác dụng: Thu gom cỏ dại, đất nhỏ, đất bột, tạo điều kiện giữ ẩm.
– Lên luống: Thẳng, phẳng trên mặt, có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp cây trồng.
+ Tác dụng: Chống úng tạo lớp đất canh tác dày, dễ chăm sóc.
Câu 2 trang 38 sgk Công nghệ 7: Em hãy nêu quy trình bón phân lót?
Lời giải:
– Quy trình bón phân lót như sau:
+ Đầu tiên ta rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc cây.
+ Sau đó cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.
Câu 3 trang 38 sgk Công nghệ 7: Ở địa phương em đã tiến hành làm đất, bón phân lót cho cây bằng cách nào?
Lời giải:
Ở địa phương em tiến hành làm đất bón phân lót cho cây như sau: cày, bừa và đập đất, lên luống rồi bón phân lót theo hàng, theo hốc cây.