Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:
(trang 58 sgk Công nghệ 7): Theo em, xung quanh vườn gieo ươm có thể dùng biện pháp nào để ngăn chặn trâu, bò phá hoại?
Trả lời:
Có thể ngăn chặn trâu bò phá hoại bằng cách: Trồng xen dày kín nhiều cây phân xanh, cây dứa dại…, cũng có thể đào hào rộng hoặc có thể làm hàng rào hay rào kẽm gai…
(trang 59 sgk Công nghệ 7): Ở địa phương em vỏ bầu còn được làm bằng nguyên liệu nào khác?
Trả lời:
– Có thể dùng bìa giấy, vỏ bao tải, ống nứa, ống nhựa để bọc ngoài bầu đất.
Câu 1 trang 59 sgk Công nghệ 7: Em cho biết nơi đặt vườn ươm cây rừng cần có những yêu cầu gì?
Lời giải:
Nơi đặt vườn ươm cây rừng cần có những yêu cầu sau:
+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.
+ Độ pH từ 6 đến 7.
+ Mặt đất bằng hay hơi dốc (từ 2 đến 4 độ).
+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
Câu 2 trang 59 sgk Công nghệ 7: Từ đất hoang để có được đất gieo ươm, cần phải làm những công việc gì?
Lời giải:
– Từ đất hoang thành đất ươm rừng ta cần làm những việc sau:
+ Dọn cây hoang dại, cày sâu, bừa kĩ khử chua, diệt ổ sâu bệnh hại, đập và san phẳng đất. Như vậy chúng ta sẽ có đất tơi xốp.
+ Sau khi có đất tơi xốp chúng ta tiến hành lên luống hoặc đóng bầu đất.
Câu 3 trang 59 sgk Công nghệ 7: Nêu cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng.
Lời giải:
– Dọn cây hoang dại, làm đất tơi xốp và tạo nền đất gieo. Nền đất gieo ươm có thể là luống đất hay bầu đất.
– Tiến hành lên luống và đào bầu đất.
– Hướng luống là hướng bắc nam, bón phân lót là hỗn hợp phân vô cơ và phân hữu cơ theo công thức.
– Vỏ bầu bằng nilon sẫm màu, ống nứa ống nhựa trong ruột chứa từ 80% đến 89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ ủ hoai và từ 1% đến 2% supe lân.