Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 35: Ôn tập học kì I giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 35 trang 111: Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 35-1

    Trả lời:

    Bảng 35-1. Khái quát về cơ thể người

    Cấp độ tổ chức Cấu tạo Vai trò
    Tế bào Màng sinh chất, chất tế bào (lưới nội chất, riboxom, ti thể, bộ máy gongi, trung thể), nhân (nhiễm sắc thể, nhân con) Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể
    Tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định. Tham gia cấu tạo nên cơ quan
    Cơ quan Được tạo nên bởi các mô khác nhau Tham gia cấu tạo và thực hiện chức năng nhất định của hệ cơ quan.
    Hệ cơ quan Gồm các cơ quan có mối liên hệ về chức năng tạo thành Thực hiện chức năng của cơ thể

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 35 trang 111: Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 35-2

    Trả lời:

    Bảng 35-2. Sự vận động của cơ thể

    Hệ cơ quan thực hiện vận động Đặc điểm cấu tạo Chức năng Vai trò chung
    Bộ xương Gồm 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi Là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ. Khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể
    Hệ cơ Các tế bào cơ dài Co dãn giúp cơ thể vận động Khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 35 trang 111: Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 35-3

    Trả lời:

    Bảng 35-3. Tuần hoàn

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 35 trang 111: Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 35-4

    Trả lời:

    Bảng 35-4. Hô hấp

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 35 trang 112: Đánh dấu + vào ô trống thích hợp trong bảng 35-5

    Trả lời:

    Bảng 35-5. Tiêu hóa

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 35 trang 112: Điền nội dung thích hợp vào bảng 35-6

    Trả lời:

    Bảng 35-6. Trao đổi chất và chuyển hóa

    Bài 1 (trang 112 sgk Sinh học 8) : Trong phạm vi kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng các tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.

    Lời giải:

     a) Tế bào là đơn vị cấu trúc :

       – Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ các tế bào.

       – Ví dụ: tế bào xương, tế bào cơ, tế bào biểu bì vách mạch máu, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào biểu bì ở niêm mạc dạ dày, các tế bào tuyến,…

     b) Tế bào là đơn vị chức năng :

       – Các tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan.

       – Ví dụ :

        + Hoạt động của các tơ cơ trong tế bào giúp bắp cơ co, dãn.

        + Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim có bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch giúp hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất.

        + Các tế bào của hệ hô hấp thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.

        + Các tế bào tuyến tiết dịch vào ống tiêu hóa của hệ tiêu hóa để biến đổi thức ăn về mặt hóa học.

    Bài 2 (trang 112 sgk Sinh học 8) : Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa).

    Lời giải:

       – Mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan đã học được phản ánh qua sơ đồ sau :

       Giải thích : Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.

        + Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.

        + Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.

        + Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp hệ này trao đổi chất.

        + Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

        + Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.

        + Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

        Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), … Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất.

    Bài 3 (trang 112 sgk Sinh học 8) : Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào ?

    Lời giải:

      – Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

        + Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

        + Mang các sản phẩm thải (CO2, nước tiểu và các chất độc) từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

      – Hệ hô hấp giúp tế bào trao đổi khí :

        + Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.

        + Thải CO2 ra khỏi cơ thể.

      – Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào và cơ thể.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1005

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống