Tuần 26

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

ĐỀ 1: Thuyết minh về một tác phẩm văn học (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

I. Dàn ý

I. Mở bài: giới thiệu Truyện Kiều

II. Thân bài: thuyết mình về truyện Kiều

1. Hoàn cảnh ra đời của truyện Kiều:

– Có ý kiến cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc và có khi là trước khi đi sứ Trung Quốc.

– Truyện dựa theo bộ truyện văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm 1521 tới năm 1567).

2. Tóm tắt truyện

Truyện Kiều gồm 3.254 câu thơ viết theo thể lục bát…

3. Các nhân vật trong tác phẩm:

– Vương ông cha của Vương Thuý Kiều, Vương Thuý Vân và Vương Quan.

– Vương bà vợ của Vương ông.

– Thuý Kiều họ tên đây đủ là Vương Thuý Kiều là Trưởng nữ của Vương ông, Vương bà, chị cả của Vương Thuý Vân và Vương Quan.

– Thuý Vân: Họ tên đầy đủ là Vương Thuý Vân

– Vương Quan : con trai út của Vương ông, Vương bà, em của Vương Thuý Vân và Vương Thuý Kiều.

– Đạm Tiên: Đạm Tiên có họ tên đây đủ là Lưu Đạm Tiên

– Kim Trọng: người thương của Thúy Kiều

– Thằng bán tơ

– Mã Giám Sinh

– Bạc Bà, Bạc Hạnh

….

4. Giá trị tư tưởng của Truyện Kiều:

– Khát vọng về tự do, công lí và ước mơ của con người.

– Là tiếng khóc thảm thiết, đồng cảm với người phụ nữ phong kiến xưa.

– Trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ xưa.

– Phê phán những thế lực vì đồng tiền mà áp bức người khác

5. Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều:

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo.

– Nghệ thuật tự sự.

– Thể thơ lục bát.

– Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện

III. Kết bài: cảm nghĩ của em về Truyện Kiều

– Khẳng định tài năng của Nguyễn Du và giá trị trường tồn của Truyện Kiều.

II. Bài văn mẫu

ĐỀ 2: Thuyết minh về một tác giả văn học (Nguyễn Du)

I. Dàn ý

a. Mở bài

– Giới thiệu tác gia Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.

– Giới thiệu về “Truyện Kiều”: là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

b. Thân bài

* Giới thiệu về Nguyễn Du:

– Cuộc đời:

   + Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820).

   + Quê: huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà TĨnh

   + Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kĩ.

   + Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến.

   + Cuộc đời: đầy bi kịch, Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc “mười năm gió bụi “ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.

   + Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng.

– Sự nghiệp văn học:

   + Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác “Truyện Kiều “và “Văn tế thập loại chúng sinh “.

   + Nội dung:

– Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.

– Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo – một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.

   + Nghệ thuật:

– Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển.

– Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.

b) Giới thiệu về “Truyện Kiều”

– Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).

– Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.

– Nguồn gốc: “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).

– Tóm tắt sơ qua về tác phẩm.

– Giá trị tư tưởng.

– Giá trị nghệ thuật.

3. Kết bài

– Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của Truyện Kiều.

II. Bài văn mẫu

ĐỀ 3: Thuyết minh về một thể loại văn học

I. Dàn ý

Thể loại: Hát nói

a. Mở bài: Giới thiệu về thể loại hát nói.

b. Thân bài.

* Khái niệm:

– Một thể thơ thuần túy tự do nhất của dân tộc tổng hợp giữa ca nhạc và thơ. Là một trong những thể điệu của ca trù đồng thời là biến thể của thể thơ song thất lục bát.

* Thời gian xuất hiện:

– Vốn đã xuất hiện từ lâu trong sinh hoạt ca hát nhưng đến cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX có sự phát triển mạnh mẽ qua các sáng tác của một số tác giả: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương (Chú Mán…)…

* Đặc trưng:

– Nội dung:

   + Hát nói là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do, phóng khoáng thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.

– Hình thức:

   + Một bài hát nói gồm hai phần: phần mưỡu (là những câu thơ lục bát, nhiều câu 7 chữ có vần bằng, vần trắc) và hát nói.

   + Được thể hiện qua các thể thơ lục bát, song thất lục bát, phú, đường luật…

   + Nhịp thơ: phổ biến nhịp 3-2-3; 3-3-3.

Dẫn chứng: “Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công Trứ.

c. Kết bài: nhấn mạnh giá trị của thể loại.

   + Mang bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

   + Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 967

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống