Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3, 4 có đáp án năm 2021 mới nhất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

BÀI 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

A/ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG

Câu 1: Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?

  1. Phân bố cá thể
  2. Kích thước của quần thể.
  3. Tăng trưởng của quần thể
  4. Biến động số lượng cá thể.

Đáp án:

Biến động số lượng của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể quanh giá trị cân bằng tương ứng với sức chứa của môi trường (sinh sản cân bằng với tử vong), do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Biến động số lượng cá thể của quần thể có thể là những quá trình nào sau đây:

1. Tăng, giảm số lượng cá thể

2. Tăng, giảm sinh khối của quần thể

3. Tăng hoặc giảm năng lượng trong mỗi cá thể

4. Số lượng cá thể dao động có chu kỳ

  1. (1),(2),
  2. (2),(3),(4)
  3. (1),(2),(4)
  4. (1),(2),(3)

Đáp án:

Biến động số lượng cá thể của quần thể có thể là những quá trình: (1), (2), (4)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Dạng biến động số lượng cá thể nào sau đây thuộc dạng không theo chu kỳ?

  1. Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt.
  2. Trung bình khoảng 7 năm cá cơm ở vùng biển Peru chết hàng loạt.
  3. Số lượng tảo trên mặt nước Hồ Gươm tăng cao vào ban ngày, giảm vào ban đêm.
  4. Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.

Đáp án:

Dạng biến động số lượng cá thể thuộc dạng không theo chu kỳ là:

A – Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt.

B – Biến động theo chu kỳ nhiều năm (7 năm), C là biến động theo chu kỳ ngày đêm, D là biến động theo chu kỳ mùa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

(1) Ở đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng ốc bu vàng phát triển mạnh vào mùa gieo mạ.

(2) Những đàn ong ở rừng tràm U Minh bị giảm mạnh do sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

(3) Ở Bến Tre, rừng dừa ven sông Tiền bị giảm mạnh do một loại sâu đục thân làm khô ngọn.

(4) Vào mùa nước lên, ở vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp), cò, le le, bìm bịp,… kéo về làm tổ ở những cây tràm.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì là:

  1. (1) và (3).
  2. (2) và (3).
  3. (1) và (4).
  4. (2) và (4)

Đáp án:

Những dạng biến động số lượng theo chu kì là: (1) và (4).

Dạng biến động (2) và (3) là biến động không theo chu kì thời gian

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Trong số các hoạt động sau đây của sinh vật, có bao nhiêu hoạt động theo chu kì mùa?

1. Khi thủy triều xuống, những con sò thường khép chặt vỏ lại và khi thủy triều lên chúng mở vỏ để lấy thức ăn.

2. Nhịp tim đập, nhịp phổi thở, chu kì rụng trứng.

3. Chim và thú thay lông trước khi mùa đông tới.

4. Hoa Anh đào nở vào mùa xuân.

5. Gà đi ăn từ sáng đến tối quay về chuồng.

6. Cây họ đậu mở lá lúc được chiếu sáng và xếp lại lúc trời tối

7. Chim di cư từ Bắc đến Nam vào mùa đông.

  1. 3
  2. 6
  3. 4
  4. 5

Đáp án:

Các sinh vật hoạt động theo chu kì mùa là: (3), (4), (7).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

1. Ở đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng ốc bu vàng phát triển mạnh vào mùa gieo mạ.

2. Những đàn ong ở rừng tràm U Minh bị giảm mạnh do sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

3. Ở Bến Tre, rừng dừa ven sông Tiền bị giảm mạnh do một loại sâu đục thân làm khô ngọn.

4. Vào mùa nước lên, ở vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp), cò, le le, bìm bịp,… kéo về làm tổ ở những cây tràm.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:

  1. (1) và (3).
  2. (2) và (3).
  3. (1) và (4).
  4. (2) và (4)

Đáp án:

Những dạng biến động số lượng theo chu kì là: (1) và (4).

Dạng biến động (2) và (3) là biến động không theo chu kì thời gian

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?

  1. Khí hậu.      
  2. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn.
  3. Lũ lụt.    
  4. Nhiệt độ xuống quá thấp.

Đáp án:

Nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể là sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Nhân tố vô sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể là?

  1. Khí hậu.                  
  2. Nhiệt độ xuống quá thấp.
  3. Lũ lụt.                  
  4. Cả A, B và C

Đáp án:

Nhân tố vô sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể là khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, bão lũ, độ ẩm, ….

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Trong một quần thể sinh vật, khi số lượng cá thể của quần thể giảm

1. làm nghèo vốn gen của quần thể.

2. dễ xảy ra giao phối gần làm xuất hiện các kiểu gen có hại.

3. làm cho các cá thể giảm nhu cầu sống.

4. có thể làm biến mất một số gen có lợi của quần thể.

5. làm cho đột biến dễ dàng tác động.

6. dễ chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên.

Có bao nhiêu thông tin trên dùng làm căn cứ để giải thích tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh số lượng lại rất dễ bị tuyệt chủng?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Đáp án:

Các thông tin dùng làm căn cứ để giải thích tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh số lượng rất dễ bị tuyệt chủng là: (1), (2), (4), (6)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là:

  1. không kiếm đủ ăn.
  2. sức sinh sản giảm.
  3. gen lặn có hại biểu hiện
  4. mất hiệu quả nhóm.

Đáp án:

Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là các cá thể ít có cơ hội gặp nhau nên sức sinh sản của quần thể giảm .

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Điều nào không phải là nguyên nhân khi kích thước xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong?

  1. Số lượng cá thể của quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
  2. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội tìm gặp của các cá thể đực với các cá thể cái ít.
  3. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xảy ra, sẽ dẫn đến suy thoái quần thể.
  4. Mật độ cá thể bị thay đổi, làm giảm nhiều khả năng hỗ trợ về mặt dinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể.

Đáp án:

Khi kích thước xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong thì sẽ dẫn đến các nguy cơ làm suy giảm khả năng sinh sản của quần thể sau :

– Số lượng cá thể của quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường

– Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội tìm gặp của các cá thể đực với các cá thể cái ít.

– Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xảy ra, sẽ dẫn đến suy thoái quần thể.

Khi số lượng cá thể giảm nên sự cạnh tranh về nguồn sống sẽ giảm xuống, nguồn thức ăn / cá thể sẽ tăng → Không làm suy giảm sự hỗ trợ dinh dưỡng trong quần thể

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn tới sự thay đổi về

  1. ổ sinh thái của loài.
  2. giới hạn sinh thái của các cá thể trong quần thể.
  3. kích thước của môi trường sống.
  4. kích thước quần thể.

Đáp án: 

Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn đến sự biến động về kích thước quần thể

Do kích thước quần thể là số lượng các cá thể trong quần thể

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Ở những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như thỏ, hươu, nai,… thì yếu tố nào sau đây ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể?

  1. Số lượng kẻ thù ăn thịt.
  2. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng một đàn.
  3. Sự phát tán của các cá thể.
  4. Sức sinh sản và mức độ tử vong.

Đáp án:

Ở những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như thỏ, hươu, nai,… thì số lượng kẻ thù ăn thịt ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Khi nói về nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
  2. Cạnh tranh giữa các cá thể động vật trong cùng một đàn không ảnh hưởng đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
  3. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của các cá thể giảm, sức sống của con non thấp.
  4. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.

Đáp án:

B sai, cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể dẫn đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Ý nghĩa thực tế của việc nghiên cứu biến động số lượng cá thể trong quần thể giúp các nhà chăn nuôi, trồng trột:

  1. Xác định đúng lịch thời vụ để trồng trọt, chăn nuôi khi thu hoạch đạt năng suất cao.
  2. Chủ động hạn chế sự phát triển của sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái.
  3. Chủ động nhân giống chọn lọc tạo ra giống mới thích nghi với môi trường.
  4. Cả A, B, C.

Đáp án:

Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt được năng suất cao. Đồng thời giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái. Chủ động nhân giống chọn lọc tạo ra giống mới thích nghi với môi trường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Những người dân ven biển Bắc bộ có câu “tháng chín đôi mươi tháng mưới mùng 5”. Câu này đang nói đến loài nào và liên quan đến dạng biến động số lượng nào của quần thể sinh vật:

  1. Loài cá cơm- Biến động theo chu kì mùa
  2. Loài Rươi- Biến động theo chu kì tuần trăng
  3. Loài dã tràng – Biến động theo chu kì tuần trăng
  4. Loài rùa biển- Biến động theo chu kì nhiều năm

Đáp án:

Câu này nói về loài rươi – Biến động theo chu kì tuần trăng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là:

  1. Biến động xảy ra do những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết
  2. Biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
  3. Biến động xảy ra do sự tác động của con người
  4. Cả A, B và C

Đáp án:

Biến động không theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được như thiên tai, dịch bệnh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì xảy ra:

  1. do sự tác động của con người
  2. do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
  3. do những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết
  4. do sự đột biến của quần thể.

Đáp án:

Biến động không theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, sự thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết, không kiểm soát được như thiên tai, dịch bệnh, …

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là:

  1. Biến động xảy ra do những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết
  2. Biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
  3. Biến động xảy ra do sự tác động của con người
  4. Cả A, B và C

Đáp án:

Biến động theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố biến đổi có chu kỳ như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng và hoạt động của thủy triều, chu kì mùa, chu kỳ nhiều năm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì xảy ra:

  1. do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
  2. do sự tác động của con người
  3. do những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết
  4. do sự đột biến của quần thể.

Đáp án:

Biến động theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố biến đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng và hoạt động của thủy triều, chu kì mùa, chu kỳ nhiều năm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là

  1. nhiệt độ.
  2. ánh sáng.
  3. độ ẩm.
  4. không khí.

Đáp án:

Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là nhiệt độ vì thân nhiệt của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Các quần thể sau đây sống trong cùng một khu vực: cá, ếch, giun đất, mèo. Khi thời tiết lạnh đột ngột, số lượng cá thể của quần thể nào giảm mạnh nhất?

  1. Ếch.            
  2. Thỏ.             
  3. Giun đất.         
  4. Cá.

Đáp án:

Cá thể giảm nhiều nhất là ếch. Vì ếch là loài lưỡng cư, thân nhiệt phụ thuộc môi trường nhưng lại không sống trong môi trường có nhiệt độ ổn định như giun và cá.

Đáp án cần chọn là: A

B/ SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ

Câu 1: Khi nào quần thể cần điều chỉnh số lượng cá thể?

  1. Khi số lượng cá thể tăng lên quá cao hoặ giảm xuống quá thấp
  2. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng
  3. Khi có biến động di truyền    
  4. Quần thể không thể điều chỉnh số lượng cá thể được

Đáp án:

– Khi số lượng cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, quần thể cần điều chỉnh số lượng cá thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Quần thể cần điều chỉnh số lượng cá thể khi?

  1. Khi số lượng cá thể tăng lên quá cao
  2. Khi số lượng cá thể giảm xuống quá thấp
  3. Khi số lượng cá thể tăng lên quá cao hoặc giảm xuống quá thấp          
  4. Quần thể không thể điều chỉnh số lượng cá thể được.

Đáp án:

Quần thể cần điều chỉnh số lượng cá thể khi số lượng cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Nhân tố nào dưới đây có thể điều chỉnh số lượng cá thể?

  1. Cạnh tranh       
  2. Di cư
  3. Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh
  4. Tất cả các ý trên.

Đáp án:

Các nhân tố ở A, B, C đều có khả năng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là

  1. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh
  2. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của 1 bộ phận hay cả quần thể
  3. sự điều chình vật ăn thịt và vật kí sinh
  4. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử cũng tăng trong quần thể

Đáp án:

Các cơ chế ở A, B, C đều có khả năng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

D sai, tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử cũng tăng trong quần thể → không có ý nghĩa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Cạnh tranh không làm cho quần thể:

  1. Có mức tử vong tăng, còn mức sinh sản lại giảm   
  2. Tự tỉa thưa
  3. Kích thước quần thể giảm
  4. Có mức tử vong giảm, còn mức sinh sản lại tăng  

Đáp án:

Cạnh tranh giữa các cá thể xuất hiện làm cho mức tử vong tăng, còn mức sinh sản lại giảm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Cạnh tranh làm cho quần thể:

  1. Có mức tử vong tăng, còn mức sinh sản lại giảm
  2. Mức tử vong và sinh sản đều giảm
  3. Mức tử vong và sinh sản đều tăng
  4. Có mức tử vong giảm, còn mức sinh sản lại tăng  

Đáp án:

Cạnh tranh giữa các cá thể xuất hiện làm cho mức tử vong tăng, còn mức sinh sản lại giảm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Di cư làm cho kích thước quần thể:

  1. Tăng           
  2. Giảm
  3. Không thay đổi
  4. Không xác định được.  

Đáp án:

Di cư làm cho kích thước quần thể giảm

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Di cư làm cho:

  1. Kích thước quần thể tăng            
  2. Mật độ quần thể tăng
  3. Kích thước quần thể giảm     
  4. Sức sinh sản giảm.            .

Đáp án:

Di cư làm cho kích thước quần thể giảm

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh tác động lên con mồi, vật chủ và con bệnh phụ thuộc:

  1. Nhiệt độ      
  2. Mật độ
  3. Mùa
  4. Không xác định được.  

Đáp án:

Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh tác động lên con mồi, vật chủ và con bệnh phụ thuộc mật độ, nghĩa là tác động của chúng tăng lên khi mật độ quần thể cao và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Mức độ tác động của vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh tác động lên con mồi, vật chủ và con bệnh tăng lên khi:

  1. Nhiệt độ tăng            
  2. Độ ẩm tăng
  3. Mật độ tăng     
  4. Không xác định được.            .

Đáp án:

Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh tác động lên con mồi, vật chủ và con bệnh phụ thuộc mật độ, nghĩa là tác động của chúng tăng lên khi mật độ quần thể cao và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể ở mức:

  1. Cao hơn với sức chứa môi trường       
  2. Thấp hơn với sức chứa môi trường
  3. Cân bằng
  4. Tùy loài.        

Đáp án:

Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể ở mức cân bằng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Quần thể có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể ở mức:

  1. Cao    
  2. Thấp
  3. Quần thể không điều chỉnh mật độ.                 
  4. Cân bằng

Đáp án:

Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể ở mức cân bằng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể của quần thể tăng quá cao hoặc giảm xuống quá thấp được gọi là

  1. Khống chế sinh học      
  2. Trạng thái cân bằng của quần thể
  3. Cân bằng sinh học   
  4. Biến động số lượng cá thể của quần thể

Đáp án:

Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể của quần thể tăng quá cao hoặc giảm xuống quá thấp được gọi là trạng thái cân bằng của quần thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do

  1. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm
  2. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng
  3. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm
  4. sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể

Đáp án:

Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Yếu tố quan trong nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:

  1. sức sinh sản
  2. các yếu tố không phụ thuộc mật độ
  3. sức tăng trưởng của quần thể
  4. nguồn thức ăn từ môi trường

Đáp án:

Yếu tố quan trọng nhất là nguồn thức ăn từ môi trường – đây là yếu tố sống còn, để duy trì sự sống của từng cá thể sinh vật

Khi nguồn thức ăn dồi dào làm tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh.

Khi nguồn sống trong môi trường trở nên thiếu hụt, nơi ở chật chội,…dẫn tới cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm tăng mức độ tử vong và giảm mức sinh sản của quần thể.

Cạnh tranh nhau gay gắt giữa các cá thể tăng lên, nhiều cá thể trong quần thể sẽ xuất cư đi tìm nơi sống mới. Số lượng cá thể của quần thể lại được điều chỉnh giảm đi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là

  1. mức sinh sản
  2. mức tử vong
  3. nguồn thức ăn từ môi trường
  4. sức lớn của cá thể

Đáp án:

Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là nguồn thức ăn từ môi trường– đây là yếu tố sống còn, để duy trì sự sống của từng cá thể sinh vật

Khi nguồn thức ăn dồi tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh.

Khi nguồn sống trong môi trường trở nên thiếu hụt, nơi ở chật chội,…dẫn tới cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm tăng mức độ tử vong và giảm mức sinh sản của quần thể.

Cạnh tranh nhau gay gắt giữa các cá thể tăng lên, nhiều cá thể trong quần thể sẽ xuất cư đi tìm nơi sống mới. Số lượng cá thể của quần thể lại được điều chỉnh giảm đi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi

  1. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao
  2. môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù
  3. mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở
  4. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể

Đáp án:

Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi

  1. mật độ cá thể không thay đổi
  2. môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù
  3. mật độ cá thể chệch ra khỏi vị trí cân bằng
  4. có thiên tai, lũ lụt

Đáp án:

Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao tức mật độ cá thể chệch ra khỏi vị trí cân bằng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Vì sao nói: “Trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở mức cân bằng”?

  1. Vì mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường
  2. Vì mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể
  3. Vì mật độ cá thể của quần thể không ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể
  4. Vì mật độ cá thể của quần thể không ảnh hưởng tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể

Đáp án:

Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể ở mức cân bằng là do: mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Vì sao quần thể phải điều chỉnh mật độ cá thể?

  1. Mật độ có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường
  2. Mật độ có ảnh hưởng tới mức độ sinh sản của quần thể
  3. Mật độ có ảnh hưởng tới mức độ tử vong của cá thể
  4. Cả A, B và C

Đáp án:

Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể ở mức cân bằng là do: mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể.

Đáp án cần chọn là: D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1049

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống