Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1: Giới hạn sinh thái là
A. khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian
B. khoảng giá trị xác định, ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu
C. giới hạn dưới và giới hạn trên
D. khoảng giá trị về nhiệt độ, ở đó loài có thể tồn tại và phát triển được
Đáp án: A
Câu 2: Ổ sinh thái là
A. khu vực sinh sống của sinh vật
B. nơi thường gặp của loài
C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài
D. nơi có đây đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Đáp án: C
Câu 3: Cho các hiện tượng sau:
(1) Trâu, bò, ngựa đi ăn theo bầy đàn.
(2) Cây sống nối liền rễ thành từng nhóm.
(3) Sự tác bầy của ong mật vào mùa đông.
(4) Chim di cư theo đàn.
(5) Cây tự tỉa cành do thiếu ánh sáng.
(6) Gà ăn trứng của mình sau khi đẻ xong.
Những hiện tượng nào trong các hiện tượng trên thể hiện sự hỗ trợ cùng loài?
A. (3), (5) và (6)
B. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)
C. (1), (2) và (4)
D. (1), (2), (3) và (4)
Đáp án: C
Câu 4: Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tang trong môi trường là ý nghĩa sinh thái của
A. phân bố theo nhóm
B. phân bố ngẫu nhiên
C. phân bố đồng đều
D. phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên
Đáp án: B
Câu 5: Cho các đặc điểm sau:
(1) Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đều.
(2) Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
(3) Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.
(4) Các cá thể quần tụ nhau để hỗ trợ
Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của kểu phân bố ngẫu nhiên là:
A. (1) và (3)
B. (4) và (2)
C. (1), (2) và (3)
D. (3), (2) và (4)
Đáp án: A
Câu 6: Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(1) Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố rộng.
(2) Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố hẹp.
(3) Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với 1 số nhiều nhân tố này nhưng hẹp đối với 1 số nhiều nhân tố khác thì có vùng phân bố hạn chế.
(4) Khi một nhân tố sinh thái nào đó không thích hợp cho loài thì giới hạn sinh thái đối với các nhân tố sinh thái khác có thể bị thu hẹp.
A. 4 B. 3
C. 2 D. 1
Đáp án: A
Phát biểu đúng: 1, 2, 3, 4
Câu 7: Vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể là
A. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
B. tạo cho số lượng giảm hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể đồng đều trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
C. tạo cho số lượng tăng hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
D. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức tối đa, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
Đáp án: A
Câu 8: Cho các kiểu phân bố cá thể trong quần thể gồm:
(1) Chim hải âu làm tổ (2) Đàn bò rừng (3) Các loài cây gỗ trong rừng
Các kiểu phân bố nói trên theo thứ tự là
A. Phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên
B. phân bố ngẫu nhiên, phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều
C. phân bố đồng đều, phân bố theo nhóm, phân bố ngẫu nhiên
D. phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên , phân bố theo nhóm
Đáp án: C
Câu 9: Kích thước của 1 quần thể ở dưới mức tối thiểu sẽ dẫn đến diệt vong vì
(1) Xảy ra giao phối cạn huyết.
(2) Thiếu sự hỗ trợ, kiếm ăn và tự vệ không tốt.
(3) Sinh sản nhanh, dẫn đến thiếu thức ăn, chỗ ở, xuất hiện dịch bệnh.
(4) Cơ hội gặp nhau giữa cá cá thể đực và cái ít, làm giảm khả năng sinh sản.
Phương án đúng là:
A. 1 và 2
B. 1,2 và 4
C. 3
D. 1, 2, 3 và 4
Đáp án: B
Câu 10: Cho tập hợp các sinh vật sau, có bao nhiêu tập hợp trong đó là quần xã sinh vật?
(1) Các sinh vật trong vườn thú Hà Nội
(2) Đàn hươu sống trong rừng
(3) Đàn gà sống trong vườn nhà
(4) Các sinh vật trong rừng Cúc Phương
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Đáp án: A
(2) là quần xã
Câu 11: Cho 1 số nhận định về sơ đồ lưới thức ăn dưới đây:
(1) Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là cáo, hổ, mèo, rừng
(2) Số lượng chuỗi thức ăn có trong lưới đó là 6
(3) Số loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là 3
(4) Thỏ là mắt xích chung của nhiều chuỗi thức ăn nhất
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Đáp án: D
Nhận định đúng: 1, 2, 3, 4
Câu 12: Khi nói về cấu trúc của lưới thức ăn, có bao nhiêu kết luận sau là đúng?
(1) Mỗi hệ sinh thái có 1 hoặc nhiều lưới thức ăn.
(2) Lưới thức ăn càng đa dạng thì hệ sinh thái càng kém ổn định.
(3) Cấu trúc của lưới thức ăn thay đổi theo mùa, theo môi trường.
(4) Khi mất một mắt xích nào đó vẫn không làm thay đổi cấu trúc của lưới thức ăn.
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Đáp án: A
Kết luận đúng là: (3)
Câu 13: Hệ sinh thái nông nghiệp
A. có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
B. có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
C. có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
D. có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên
Đáp án: C
Câu 14: Cho 1 chuỗi thức ăn: Cỏ → thỏ → mèo rừng.
Giả sử năng lượng tích lũy của các sinh vật như sau:
Cỏ: 10 000 000 kcal; Thỏ: 1 200 000 kcal; Mèo rừng: 66 000 kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là
A. 3% B. 9%
C. 5% D. 5,5%
Đáp án: D
Câu 15: Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Những cá thể của các quần thể khác nhau thuộc cùng 1 loài nhưng sống trong nững sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau dẫn đến cách li sinh sản là đặc điểm của cơ chế cách li sinh thái.
B. Trong quá trình hình thành loài mới, điểu kiện sinh thái có vai trò thúc đẩy sự phân li trong quần thể gốc.
C. Hai nòi địa lí có khu phân bố trùm lên nhau
D. Ở các loài sinh sản vô tính, đơn tính sinh, rất khó có thể xác định hai loài thân thuộc.
Đáp án: B
Câu 16: Nhận định nào dưới đây về quá trinh hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là không đúng?
A. Khó tách bạch con đường địa lí và con đường sinh thái vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
B. Sự hình thành loài mới bằng con đường sinh thái được dùng với nghĩa hẹp để chỉ trường hợp một loài mới được hình thành từ các nòi sinh thái khác nhau trong các khu phân bố của loài gốc
C. Thường gặp ở những loài thực vật hoặc động vật ít di động xa.
D. Trong cùng 1 khu phân bố địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các nòi sinh thái rồi đến loài mới.
Đáp án: B
Câu 17: Khi nói về các nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:
(1) Có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
(3) Có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:
A. 5 B. 4
C. 2 D. 3
Đáp án: B
Nhận đinh đúng: 1, 3, 4, 5.
Câu 18: Cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ. Đây là biểu hiện của
A. hiệu quả nhóm
B. cạnh tranh khác loài
C. cạnh tranh cùng loài
D. quan hệ hợp tác
Đáp án: A
Câu 19: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biêu nào sau đây sai?
A. Loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố càng rộng.
B. Dựa vào giới hạn sinh thái có thể biết được vùng phân bố của cá loài sinh vật.
C. Trong khoảng chống chịu thì sinh vật không thể tồn tại được
D. Ở trạng thái bệnh lí, giới hạn sinh thái của nhiều nhân tố bị thu hẹp.
Đáp án: C
Câu 20: Thời gian sống thực tế của 1 cá thể nào đó trong quần thể được gọi là
A. tuổi quần thể
B. tuổi sinh lí
C. tuổi sinh thái
D. tuổi trung bình
Đáp án: C
Câu 21: Đối với 1 quần thể có kích thước nhỏ, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng?
A. đột biến
B. di – nhập gen
C. CLTN
D. giao phối không ngẫu nhiên
Đáp án: B
Câu 22: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, cét cá kết luận sau đây:
(1) Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳng với vồn gen của quần thể ban đầu.
(2) Ngay cả khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di – nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi bởi yếu tố ngẫu nhiên.
(3) Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của các quần thể và ngược lại.
(4) Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới là nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền, làm suy thoái quần thể và luôn dẫn đến diệt vong quần thể.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 1 B. 4
C. 2 D. 3
Đáp án: D
Nhận định đúng: 1, 2, 3
Câu 23: Trong các phát biểu sau về di truyền quần thể:
(1) Quá trình giao phối gần ở động vật hay tự thụ phấn ở thực vật thường làm tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn.
(2) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
(3) Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, có thể dựa vào kiểu hình để suy ra tần số của các alen.
(4) Tự thụ phấn luôn dẫn đến thoái hóa giống.
(5) Quá trình tự thụ phấn qua nhiều thế hệ làm nghèo vốn gen của quần thể.
(6) Quần thể ngẫu phối hay tự phối đều không làm thay đổi tần số alen trong điều kiện nhất định.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2 B. 4
C. 1 D. 3
Đáp án: A
Nhận định không đúng: 1, 4
Câu 24: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, dựa vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định thời gian xuất hiện của các loài sinh vật?
A. cơ quan thoái hóa
B. hóa thạch
C. cơ quan tương đồng
D. cơ quan tương tự
Đáp án: B
Câu 25: Cho các mối quan hệ giữa cá loài trong quần xã sau đây:
(1) Phong lan bám trên cây thân gỗ.
(2) Chim sáo và trâu rừng.
(3) Cây nắp ấm và ruồi.
(4) Chim mỏ đỏ và linh dương.
(5) Lươn biển và cá nhỏ.
(6) Cây tầm gửi và cây gỗ.
Mối quan hệ hợp tác là:
A. (1), (2) và (4)
B. (1), (3) và (4)
C. (2), (4) và (5)
D. (3), (4) và (5)
Đáp án: C
Câu 26: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc lài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh vớ tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Phương án đúng là:
A. (2) và (3)
B. (1) và (3)
C. (1) và (4)
D. (2) và (4)
Đáp án: D
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Di – nhập gen có thể làm phong phú vốn gen trong quần thể.
B. CLTN định hướng cho tiến hóa.
C. Giao phối ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể.
D. Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
Đáp án: C
Câu 28: Đặc điểm nào không đúng với hệ sinh thái nhân tạo?
A. Chuỗi thức ăn ngắn, năng suất cao.
B. Độ ổn định cao, chuỗi thức ăn ngắn.
C. Độ đa dạng thấp, năng suất cao.
D. Được cung cấp thêm nguồn năng lượng và vật chất từ bên ngoài.
Đáp án: B
Câu 29: Nhận xét đúng nhất về tháp sinh thái là:
A. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có sinh khối lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.
B. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có năng lượng lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.
C. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có số lượng cá thể lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.
D. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có số lượng cá thể, sinh khối và năng lượng lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.
Đáp án: B
Câu 30: Khi nói về chu trình cacbon, có bao nhiêu phát triển sau đây không đúng?
(1) Chu trình cacbon là chu trình vật chất của mọi hệ sinh thái.
(2) Chu trình cacbon góp phần tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái.
(3) Chu trình cacbon không xuất hiện ở sinh thái nông nghiệp.
(4) Chu trình cacbon chỉ liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Đáp án: C
Nhận định ko đúng: 3, 4, 1