Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Câu 1: Vi sinh vật là?
A. Sinh vật đơn bào, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
B. Sinh vật nhân sơ, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
C. Sinh vật ký sinh trên cơ thể sinh vật khác
D. Sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
Lời giải:
Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ có thể nhìn rõ dưới kính hiển vi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
A. Vi sinh vật là những cơ thể bộ nhỏ (kích thước hiển vi)
B. Phần lớn vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.
C. Vi sinh vật cần khoảng 100 nguyên tố với hàm lượng nhỏ để tổng hợp các chất hữu cơ.
D. Cả A và B, C
Lời giải:
Vi sinh vật là những cơ thể bé nhỏ (kích thước hiển vi); phần lớn là những cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào; chúng cần khoảng 100 nguyên tố với hàm lượng nhỏ để tổng hợp các chất hữu cơ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Loài nào sau đây KHÔNG PHẢI vi sinh vật?
A. Vi khuẩn lam
B. Tảo đơn bào
C. Nấm rơm
D. Trùng biến hình
Lời giải:
– Vi sinh vật là những sinh vật vô cùng nhỏ bé, ta chỉ có thể quan sát chúng dưới kính hiển vi.
– Vi sinh vật bao gồm các loại vi khuẩn, tảo đơn bào, các loại động vật nguyên sinh,…
– Nấm rơm có kích thước lớn, có thể quan sát được bằng mắt thường nên không phải vi sinh vật
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Nhóm nào sau đây KHÔNG PHẢI vi sinh vật?
A. Vi khuẩn
B. Tảo đơn bào
C. Động vật nguyên sinh
D. Rêu
Lời giải:
– Vi sinh vật là những sinh vật vô cùng nhỏ bé, ta chỉ có thể quan sát chúng dưới kính hiển vi.
– Vi sinh vật bao gồm các loại vi khuẩn, tảo đơn bào, các loại động vật nguyên sinh,…
– Rêu có kích thước lớn, có thể quan sát được bằng mắt thường nên không phải vi sinh vật
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Khi nói về vi sinh vật, đặc điểm nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG
A. Có kích thước nhỏ
B. Phần lớn có cấu tạo đơn bào
C. Đều có khả năng tự dưỡng
D. Sinh trưởng nhanh
Lời giải:
– Các đặc điểm chính của vi sinh vật bao gồm: Có kích thước nhỏ; Phần lớn có cấu tạo đơn bào; Sinh trưởng nhanh.
– Các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật đa dạng, gồm 4 hình thức chính: Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng. Không phải vi sinh vật nào cũng có khả năng tự dưỡng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về vi sinh vật ?
A. Có kích thước rất nhỏ, chỉ thấy rõ dưới kính hiển vi.
B. Hấp thụ nhiều chuyển hoá nhanh.
C. Thích ứng nhanh với điều kiện môi trường và dễ bị biến dị
D. Tất cả đều đúng
Lời giải:
Vi sinh vật có đặc điểm:
Có kích thước rất nhỏ, chỉ thấy rõ dưới kính hiển vi.
Hấp thụ nhiều chuyển hoá nhanh. Sinh trưởng nhanh.
Thích ứng nhanh với điều kiện môi trường và dễ bị biến dị
Phân bố rộng rãi trong tự nhiên
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật?
A. Kích thước cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
B. Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là đa bào phức tạp.
C. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.
D. Gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau.
Lời giải:
Vi sinh vật không có đặc điểm B.
VSV là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Điều nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của vi sinh vật (VSV)?
A. VSV thích ứng cao với môi trường
B. VSV trao đổi chất nhanh
C. VSV có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ
D. VSV phân bố rất rộng
Lời giải:
Phát biểu sai về đặc điểm của VSV là: C, VSV có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V phải lớn.
– Giả sử có 3 khối lập phương, khối thứ nhất có cạnh bằng 1 cm, khối thứ hai có cạnh bằng 2 cm, khối thứ ba có cạnh bằng 3 cm
– Ta tính tỉ lệ S/V của từng khối như sau:
+ Khối thứ nhất: S/V = 6/1 = 6
+ Khối thứ hai: S/V = 24/8 = 3
+ Khối thứ ba: S/V = 54/27 = 2
→ Khối thứ nhất nhỏ nhất nhưng lại có tỉ lệ S/V lớn nhất
→ Sinh vật có kích thước tế bào càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn và ngược lại!
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Đặc điểm có ở hầu hết các loài vi sinh vật là
A. Thuộc nhiều giới: nguyên sinh, nấm và động vật
B. Kích thước siêu hiển vi (được đo bằng nanomet)
C. Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh
D. Chỉ phân bố ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt
Lời giải:
Đặc điểm có ở hầu hết các loài vi sinh vật là hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh vì chúng có kích thước cơ thể nhỏ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn:
1. có kích thước bé.
2. sống kí sinh và gây bệnh.
3. cơ thể chỉ có 1 tế bào.
4. chưa có nhân chính thức.
5. sinh sản rất nhanh.
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 3, 4, 5.
C. 1, 2, 3, 5
D. 1, 2, 4, 5.
Lời giải:
Các vi khuẩn là các sinh vật đơn bào, nhân sơ, sinh sản nhanh, kích thước nhỏ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Có mấy kiểu môi trường nuôi cấy vi sinh vật chính trong phòng thí nghiệm
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Lời giải:
– Căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành 3 môi trường:
+ Môi trường tự nhiên: Gồm các chất tự nhiên
+ Môi trường tổng hợp: Gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
+ Môi trường bán tổng hợp: Gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học đã biết thành phần và số lượng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Các loại môi trường cơ bản nuôi cấy vi sinh vật là?
A. Môi trường tổng hợp
B. Môi trường phức tạp
C. Môi trường trung tính
D. Cả a, b đều đúng
Lời giải:
Căn cứ vào các chất dinh dưỡng; môi trường nuôi cấy vi sinh vật chia thành ba loại cơ bản: Môi trường tự nhiên, Môi trường tổng hợp và bán tổng hợp
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Ba môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm được phân biệt dựa vào
A. Thành phần vi sinh vật
B. Hàm lượng và thành phần các chất.
C. Thành phần hóa học và thành phần vi sinh vật
D. Tính chất vật lí của môi trường (rắn, lỏng)
Lời giải:
Môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành 3 môi trường:
+ Môi trường tự nhiên: Gồm các chất tự nhiên
+ Môi trường tổng hợp: Gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
+ Môi trường bán tổng hợp: Gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học đã biết thành phần.
– Như vậy, các môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được phân biệt dựa vào hàm lượng và thành phần các chất có trong môi trường
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Dựa vào đâu, người ta chia ra ba môi trường nuôi cấy vi sinh vật cơ bản trong phòng thí nghiệm?
A. Vi sinh vật sẽ nuôi cấy
B. Dụng cụ nuôi cấy
C. Hàm lượng và thành phần các chất trong môi trường.
D. Tính chất vật lí của môi trường (rắn, lỏng)
Lời giải:
Môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành 3 môi trường:
+ Môi trường tự nhiên: Gồm các chất tự nhiên
+ Môi trường tổng hợp: Gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
+ Môi trường bán tổng hợp: Gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học đã biết thành phần.
– Như vậy, các môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được phân biệt dựa vào hàm lượng và thành phần các chất có trong môi trường
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm, để nuôi cấy một loại vi khuẩn, người ta sự dụng môi trường nuôi cấy gồm 100g cao nấm men, 6g MgSO4, 9g NaCl2. Đây là kiểu môi trường nuôi cấy
A. Tổng hợp
B. Nhân tạo
C. Bán tổng hợp
D. Tự nhiên
Lời giải:
– Trong môi trường có chưa cao nấm men là nguồn phong phú vitamin B nhưng chưa xác định đượng cụ thể thành phần, các chất còn lại đã biết thành phần hóa học và khối lượng.
– Đây là môi trường bán tổng hợp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Tụ cầu vàng sinh trưởng được trong môi trường chứa nước, muối khoáng, nước thịt. Đây là loại môi trường
A. Tự nhiên.
B. Tổng hợp.
C. Bán tổng hợp.
D. Không phải A, B, C
Lời giải:
Môi trường chứa nước, muối khoáng, nước thịt tức là gồm các chất đã biết thành phần và các chất chưa biết thành phần thuộc loại môi trường bán tổng hợp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Môi trường nào dưới đây là môi trường tự nhiên trong nuôi cấy vi sinh vật ?
A. Pepton 10g/l, cao nấm men 5g/l, NaCl 10g/l, nước cất 1 lít
B. Cao nấm men (dịch tự phân của nấm men cô đặc lại)
C. Tinh bột tan 20g/l, KNO3 1g/l, NaCl 0,5g/l, nước cất 1 lít
D. Cao thịt bò (nước chiết thịt cô đặc lại) và glucôzơ 1,3 g/l
Lời giải:
Cao nấm men (dịch tự phân của nấm men cô đặc lại) là môi trường tự nhiên vì gồm các chất tự nhiên, chưa biết rõ thành phần.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Cho 3 loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật sau
– MT1: đường Saccarozo : 30g, NaNO3 : 3g, K2HO4 : 1g, MgSO4 : 0,5g, KCl : 0,5g, FeSO4 : 0,1g, Nước : 1000ml
– MT2: đường Glucozo: 50g, Pepton : 10g, KH2PO4 : 3g, MgSO4.7H2O : 2g, Nước : 1000ml, Thạch : 15-20g
– MT3: Dịch ép khoai tây, nước thịt 3 loại môi trường trên là môi trường gì?
A. MT1: bán tổng hợp; MT2: tổng hợp; MT3: tự nhiên
B. MT1: tổng hợp; MT2:bán tổng hợp; MT3: tự nhiên
C. MT1:tự nhiên; MT2: bán tổng hợp; MT3: tự nhiên
D. MT1: bán tổng hợp; MT2: bán tổng hợp; MT3: tự nhiên
Lời giải:
MT1 đã biết rõ thành phần, hàm lượng các chất → môi trường tổng hợp.
MT2 đã biết rõ thành phần, hàm lượng 1 số chất, có chất thì chưa biết (pepton) → môi trường bán tổng hợp.
MT3: Chưa biết rõ thành phần → môi trường tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Môi trường mà thành phần có cả các chất tự nhiên và các chất hóa học:
A. Tự nhiên
B. Tổng hợp.
C. Bán tổng hợp.
D. Bán tự nhiên.
Lời giải:
Môi trường mà thành phần có cả các chất tự nhiên và các chất hóa học là môi trường bán tổng hợp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một số loại sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH3PO4 – 1,5 ; KH2PO4 -1,0; MgSO4 -0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl -0,5. Môi trường trên là môi trường gì ?
A. Tự nhiên
B. Tổng hợp
C. Bán tổng hợp
D. Bán tự nhiên.
Lời giải:
Môi trường trên đã biết cụ thể thành phần, số lượng các chất, đây là môi trường tổng hợp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Môi trường nào sau đây là môi trường bán tổng hợp (cho biết hàm lượng các chất đo bằngđơn vị g/l)?
1. NaNO3 – 9, KH2PO4 – 4, MgSO4 – 1,5, KCl – 1,5, FeSO4 – 0,2, nước 1 lít, thạch 20g, pH = 5 – 6.
2. Cao thịt bò – 10, KH2PO4 – 3, NaCl – 3, nước 1 lít, thạch 20g, pH = 7.
3. Nước luộc khoai tây, cao thịt bò 10g, nước 1 lít, pH = 6,8 – 7.
4. (NH)3PO4 – 1,5, KH2PO4 – 1, MgSO4 – 0,2, CaCl2 – 0,1, NaCl – 5, nước 1 lít.
A. (2), (3)
B. (1), (2), (3)
C. Chỉ (2).
D. (1), (4).
Lời giải:
Môi trường bán tổng hợp là môi trường gồm các chất tự nhiên và các chất hoá học
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Môi trường nào sau đây là môi trường tổng hợp (g/l) ?
A. NaNO3 – 9g, K2HPO4 – 4g, MgSO4 – 1,5g, KCl – 1,5g, FeSO4 – 0,2g, nước 1 lít, thạch 20g, pH = 5-6.
B. Peptôn – 10g, cao thịt bò – 10, K2HPO4 – 3g, NaCl – 3g, nước 1 lít, thạch 20g, pH = 7.
C. Nước luộc khoai tây (500g khoai tây thái nhỏ + 1 lít nước đun sôi 20 phút) + peptôn 10g, thạch 20g, pH 6,8 – 7.
D. Canh thịt, nước luộc khoai tây
Lời giải:
Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật:
– Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần và số lượng
– Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học
– Môi trường tự nhiên: gồm các chất tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23: Các môi trường nuôi cấy thường ở trạng thái lỏng, để tạo môi trường nuôi cấy đặc, ta có thể bổ sung thêm vào môi trường:
A. Cao nấm men
B. Thạch
C. MgSO4
D. NaCl
Lời giải:
Để tạo môi trường nuôi cấy đặc, ta bổ sung thêm vào môi trường 1,5 – 2% thạch
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Người ta bổ sung thêm 1,5 – 2% thạch vào môi trường nuôi cấy nhằm mục đích:
A. Tạo độ pH phù hợp
B. Tạo độ muối phù hợp
C. Bổ sung chất dinh dưỡng
D. Tạo môi trường nuôi cấy đặc
Lời giải:
Để tạo môi trường nuôi cấy đặc, ta bổ sung thêm vào môi trường 1,5 – 2% thạch.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Người ta chia các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật thành:
A. 2 kiểu
B. 3 kiểu
C. 4 kiểu
D. Không xác đinh được
Lời giải:
Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yêu mà người ta phân ra 4 kiểu dinh dưỡng:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26: Có mấy kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật:
A. 1 kiểu
B. 3 kiểu
C. 4 kiểu
D. 5 kiểu
Lời giải:
Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yêu mà người ta phân ra 4 kiểu dinh dưỡng: Quang tự dưỡng, Quang dị dưỡng, Hóa tự dưỡng và Hóa dị dưỡng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27: Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Lời giải:
Người ta phân chia làm 4 loại VSV là
+ Quang tự dưỡng
+ Quang dị dưỡng
+ Hoá tự dưỡng
+ Hoá dị dưỡng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật được phân chia dựa trên các tiêu chí
A. Nhóm sinh vật và nguồn năng lượng
B. Nhóm sinh vật và nguồn cacbon chủ yếu
C. Hình thức hô hấp nguồn cacbon chủ yếu
D. Nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu
Lời giải:
Vi sinh vật có 4 hình thức dinh dưỡng chính: Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa di dưỡng
– Dựa vào nguồn cacbon chủ yếu được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp nên các chất hữu cơ, vi sinh vật được chia thành 2 nhóm là tự dưỡng (lấy cacbon từ nguồn CO2) và dị dưỡng (lấy cacbon từ chất hữu cơ)
– Vi sinh vật lấy năng lượng từ 2 nguồn chính: năng lượng ánh sáng (quang năng) và năng lượng hóa học (hóa năng)
– Như vậy, các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật được phân chia dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29: Chọn câu trả lời đúng nhất: Dựa vào đâu để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?
A. Nguồn năng lượng
B. Nguồn cacbon
C. Đời sống tự do hoặc kí sinh
D. Cả A, B đều đúng
Lời giải:
Để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật người ta dựa vào: Nguồn năng lượng (ánh sáng hay chất hữu cơ, vô cơ); Nguồn cacbon (từ CO2 hay từ chất hữu cơ).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 30: Dựa vào những tiêu chí nào để phân chia thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật?
A. Nguồn nitơ và nguồn CO2
B. Nguồn cacbon và năng lượng
C. Dựa vào môi trường có hay không có khí oxi
D. Dựa vào ánh sáng
Lời giải:
Dựa vào nguồn C và nguồn năng lượng ta chia được các kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng, hoá tự dưỡng, quang dị dưỡng, hoá dị dưỡng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 31: Tự dưỡng là hình thức
A. Sử dụng nguồn cacbon vô cơ (CO2) để tổng hợp chất hữu cơ.
B. Sử dụng nguồn cacbon hữu cơ để tổng hợp các chất hữu cơ khác.
C. Sử dụng nguồn cacbon vô cơ để tổng hợp chất vô cơ khác.
D. Sử dụng nguồn cacbon hữu cơ để tổng hợp chất vô cơ.
Lời giải:
– Sinh vật sử dụng các nguồn cacbon khác nhau để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể.
– Để tổng hợp chất hữu cơ cho mình, sinh vật tự dưỡng sử dụng nguồn cacbon vô cơ (cụ thể là CO2).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 32: Điều nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật tự dưỡng ?
A. Nhận cacbon từ CO2 của khí quyển.
B. Nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời,
C. Nhận năng lượng từ các phản ứng ôxi hoá các hợp chất vô cơ.
D. Nhận cacbon từ các hợp chất hữu cơ.
Lời giải:
Các sinh vật tự dưỡng có nguồn cacbon chủ yếu là CO2, Nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời (quang tự dưỡng) hoặc từ các phản ứng ôxi hoá các hợp chất vô cơ (hóa tự dưỡng).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 33: Trong hình thức hóa tự dưỡng, sinh vật lấy nguồn năng lượng và nguồn cacbon từ:
A. Chất vô cơ và Chất hữu cơ
B. Chất vô cơ và CO2
C. Chất hữu cơ và Chất hữu cơ
D. Chất hữu cơ và CO2
Lời giải:
Sinh vật tự dưỡng sẽ lấy nguồn cacbon chủ yếu từ CO2
Sinh vật hóa tự dưỡng sẽ lấy nguồn năng lượng cho mình từ các chất vô cơ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 34: Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
A. Chất vô cơ và CO2.
B. Chất hữu cơ.
C. Ánh sáng và chất hữu cơ.
D. Ánh sáng và CO2.
Lời giải:
Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ ánh sáng và chất hữu cơ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 35: Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn C và nguồn năng lượng là:
A. Chất hữu cơ, ánh sáng.
B. CO2, ánh sáng.
C. Chất hữu cơ, hoá học
D. CO2, Hoá học.
Lời giải:
Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn C và nguồn năng lượng là Chất hữu cơ, ánh sáng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 36: Ở hình thức hóa tự dưỡng, nguồn cung cấp cacbon và nguồn cung cấp năng lượng lần lượt là
A. Chất vô cơ, chất hữu cơ
B. Chất hữu cơ, ánh sáng.
C. CO2, ánh sáng.
D. CO2, chất vô cơ.
Lời giải:
Hoá tự dưỡng: nguồn cung cấp cacbon và nguồn cung cấp năng lượng lần lượt là CO2, chất vô cơ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 37: Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
A. Chất hữu cơ.
B. Chất vô cơ và CO2
C. Ánh sáng và CO2
D. Ánh sáng và chất hữu cơ.
Lời giải:
Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ Ánh sáng và CO2
Đáp án cần chọn là: C
Câu 38: Chọn phương án đúng để hoàn thành nhận xét sau: “Trong hình thức hóa tự dưỡng, sinh vật lấy năng lượng từ …(1)… và nguồn cacbon chủ yếu được lấy từ …(2)…”
A. 1 – Chất vô cơ; 2 – Chất hữu cơ
B. 1 – Chất vô cơ; 2 – CO2
C. 1 – Chất hữu cơ; 2 – Chất hữu cơ
D. 1 – Chất hữu cơ; 2 – CO2
Lời giải:
Sinh vật tự dưỡng sẽ lấy nguồn cacbon chủ yếu từ CO2
Sinh vật hóa tự dưỡng sẽ lấy nguồn năng lượng cho mình từ các chất vô cơ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 39: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn cacbon chủ yếu từ CO2 được gọi là:
A. Hóa dị dưỡng
B. Quang dị dưỡng
C. Hóa tự dưỡng
D. Quang tự dưỡng
Lời giải:
– Nguồn cacbon chủ yếu được lấy từ CO2 nên đây là hình thức tự dưỡng
– Trong hình thức này, nguồn năng lượng được lấy từ ánh sáng mặt trời nên đây là hình thức quang tự dưỡng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 40: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là:
A. Hoá tự dưỡng
B. Quang tự dưỡng
C. Hoá dị dưỡng
D. Quang dị dưỡng
Lời giải:
– Loài sử dụng nguồn cacbon từ CO2 → sinh vật tự dưỡng.
– Loài lấy năng lượng từ ánh sáng → Quang tự dưỡng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 41: Sinh vật sử dụng CO2 làm nguồn cacbon chủ yếu và chất vô cơ làm nguồn năng lượng thì có kiểu dinh dưỡng là gì?
A. Quang tự dưỡng
B. Hóa dị dưỡng
C. Quang dị dưỡng
D. Hóa tự dưỡng.
Lời giải:
Sinh vật sử dụng CO2 làm nguồn cacbon chủ yếu và chất vô cơ làm nguồn năng lượng thì có kiểu dinh dưỡng hóa tự dưỡng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 42: Hình thức dinh dưỡng đều dùng nguồn năng lượng và nguồn cac bon từ chất hữu cơ được gọi là :
A. Quang tự dưỡng
B. Hóa dị dưỡng
C. Hóa tự dưỡng
D. Quang dị dưỡng
Lời giải:
Đây là hình thức hoá dị dưỡng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 43: Vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon là chất hữu cơ và nguồn năng lượng là ánh sáng thì có kiểu dinh dưỡng là
A. Quang dị dưỡng
B. Hóa dị dưỡng
C. Hóa tự dưỡng
D. Quang tự dưỡng
Lời giải:
Đây là đặc điểm của nhóm VSV có kiểu dinh dưỡng: Quang dị dưỡng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 44: Loài vi sinh vật nào sau đây có hình thức dinh dưỡng là quang tự dưỡng
A. Trùng biến hình
B. Nấm
C. Vi khuẩn nitrat hóa
D. Vi khuẩn lam
Lời giải:
Trong các loài trên, chỉ có vi khuẩn lam có chứa chất diệp lục, có khả năng quang hợp, sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 → Quang tự dưỡng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 45: Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là :
A. Tảo, các vi khuẩn chứa diệp lục
B. Nấm và tất cả vi khuẩn
C. Vi khuẩn lưu huỳnh
D. Cả a,b,c đều đúng
Lời giải:
Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là: Tảo , các vi khuẩn chứa diệp lục
Đáp án cần chọn là: A
Câu 46: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?
A. Vi khuẩn lam
B. Vi khuẩn nitrat hóa
C. Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh
D. Vi khuẩn hiđro
Lời giải:
Vi khuẩn lam có hình thức quang tự dưỡng.
Các VSV còn lại có hình thức hóa tự dưỡng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 47: Nhóm vi sinh vật có hình thức quang dị dưỡng là
A. Nấm, động vật nguyên sinh.
B. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
C. Vi tảo, vi khuẩn lam
D. Vi khuẩn nitrit hoá, vi khuẩn sắt.
Lời giải:
Nhóm vi sinh vật có hình thức quang dị dưỡng là vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía
Đáp án cần chọn là: B
Câu 48: Nấm và các vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu:
A. Hoá tự dưỡng
B. Hoá dị dưỡng
C. Quang tự dưỡng
D. Quang dị dưỡng
Lời giải:
Nấm và các vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu hoá dị dưỡng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 49: Trong các nhóm sinh vật sau đây có bao nhiêu nhóm thuộc sinh vật tự dưỡng
(1) Nấm men
(2) Tảo
(3) Vi khuẩn lam
(4) Vi khuẩn lactic
(5) Nấm mốc
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Lời giải:
Sinh vật tự dưỡng gồm: vi khuẩn lam; tảo
Các sinh vật khác là dị dưỡng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 50: Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây?
A. CO2 và ánh sáng
B. Ánh sáng và chất hữu cơ
C. Chất vô cơ và CO2
D. Ánh sáng và chất vô cơ
Lời giải:
Vi khuẩn lam có hình thức dinh dưỡng là quang tự dưỡng nên chúng lấy năng lượng từ ánh sáng và nguồn C là CO2
Đáp án cần chọn là: A
Câu 51: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?
A. Vi khuẩn lam
B. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục
C. Tảo đơn bào.
D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục
Lời giải:
Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục có hình thức dinh dưỡng là quang dị dưỡng
Các VD còn lại là quang tự dưỡng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 52: Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu
A. Hoá tự dưỡng
B. Quang tự dưỡng
C. Quang dị dưỡng.
D. Hoá dị dưỡng
Lời giải:
Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 53: Vi khuẩn tía không chứa lưu huỳnh dinh dưỡng theo kiểu
A. Hoá dị dưỡng
B. Quang tự dưỡng
C. Hoá tự dưỡng
D. Quang dị dưỡng.
Lời giải:
Vi khuẩn tía không chứa lưu huỳnh dinh dưỡng theo kiểu quang dị dưỡng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 54: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu có nguồn năng lượng là chất vô cơ và sử dụng nguồn cacbon từ CO2 trong không khí. Đây là hình thức dinh dưỡng:
A. Quang tự dưỡng
B. Quang dị dưỡng
C. Hóa tự dưỡng
D. Hóa dị dưỡng
Lời giải:
– Loài sử dụng nguồn cacbon từ CO2 → sinh vật tự dưỡng.
– Loài lấy năng lượng từ chất vô cơ → Hóa tự dưỡng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 55: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0); MgSO4 (0,2); CaCl2 (0,1); NaCl(0,5). Nguồn cacbon của vi sinh vật này là?
A. Chất hữu cơ.
B. Chất vô cơ.
C. CO2.
D. Cả A và B.
Lời giải:
Môi trường nuôi cấy trên chỉ có CO2 là nguồn cacbon duy nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 56: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0); MgSO4 (0,2); CaCl2 (0,1); NaCl(0,5). Nguồn Nitơ của vi sinh vật này từ:
A. Các hợp chất chứa NH4+.
B. Ánh sáng.
C. Chất hữu cơ.
D. Chất vô cơ và chất hữu cơ.
Lời giải:
Nguồn Nitơ của vi sinh vật này từ các hợp chất chứa NH4+.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 57: Ở vi sinh vật, nguyên liệu chủ yếu của quá trình hô hấp là
A. Protein
B. Cacbohidrat
C. Lipit
D. Axit nucleic
Lời giải:
Nguyên liệu chủ yếu của quá trình hô hấp là các hợp chất cacbohidrat
Đáp án cần chọn là: B
Câu 58: Nguồn chất hữu cơ được xem là nguyên liệu trực tiếp của hai quá trình hô hấp và lên men là:
A. Prôtêin
B. Photpholipit
C. Cacbonhidrat
D. Axit béo
Lời giải:
Nguồn chất hữu cơ được xem là nguyên liệu trực tiếp của hai quá trình hô hấp và lên men là: Cacbonhidrat
Đáp án cần chọn là: C
Câu 59: Quá trình phân giải cacbohidrat để thu năng lượng mà chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ, không phải oxi phân tử được gọi là
A. Hô hấp hiếu khí
B. Hô hấp kị khí
C. Lên men
D. Đồng hóa
Lời giải:
– Do chất nhận e cuối cùng là chất vô cơ nên đây là quá trình hô hấp.
– Do chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ, không phải oxi nên đây là quá trình hô hấp kị khí (không có oxi)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 60: Những vi sinh vật chỉ dùng ôxi phân tử làm chất nhận êlectron cuối cùng được gọi là vi sinh vật
A. Kị khí bắt buộc.
B. Kị khí tuỳ tiện.
C. Hiếu khí bắt buộc.
D. Có thể hô hấp hiếu khí và kị khí
Lời giải:
Nếu chất nhận điện tử cuối cùng là oxi thì đây là vi sinh vật hiếu khí (vận dụng kiến thức trong bài hô hấp tế bào)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 61: Ý nào sau đây không đúng với hô hấp kị khí ?
A. Với vi sinh vật kị khí, ôxi là chất độc.
B. Là sự khử các chất hữu cơ trung gian.
C. Chất nhận electron lấy từ bên ngoài.
D. Là sự khử ôxi khí quyển.
Lời giải:
Ý D sai, hô hấp kị khí không có sự tham gia của oxi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 62: Hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ khác nhau ở:
A. Chất nhận electron cuối cùng
B. Nguyên liệu đầu vào
C. Sản phẩm cuối cùng
D. Vị trí diễn ra
Lời giải:
Hình thức hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật nhân thực và nhân sơ giống nhau. Chỉ khác nhau về vị trí diễn ra.
Ở vi sinh vật nhân thực, hô hấp hiếu khí diễn ra ở màng trong ti thể, ở vi sinh vật nhân sơ, hô hấp diễn ra ở màng sinh chất (do chưa có bào quan có màng).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 63: Hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ giống nhau ở:
A. Chất nhận electron cuối cùng
B. Nguyên liệu đầu vào
C. Sản phẩm cuối cùng
D. Cả A, B và C
Lời giải:
Hình thức hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật nhân thực và nhân sơ giống nhau: Nguyên liệu đầu vào, Chất nhận electron cuối cùng, Sản phẩm cuối cùng.
Chỉ khác nhau về vị trí diễn ra. Ở vi sinh vật nhân thực, hô hấp hiếu khí diễn ra ở màng trong ti thể, ở vi sinh vật nhân sơ, hô hấp diễn ra ở màng sinh chất (do chưa có bào quan có màng).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 64: Sản phẩm của quá trình lên men rượu là
A. Etanol và O2.
B. Etanol và CO2.
C. Nấm men rượu và CO2.
D. Nấm men rượu và O2.
Lời giải:
Sản phẩm của quá trình lên men rượu là etanol và CO2.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 65: Sản phẩm của quá trình lên men rượu là rựợu và…
A. O2.
B. Nước.
C. Axit axetic.
D. CO2.
Lời giải:
Sản phẩm của quá trình lên men rượu là etanol và CO2.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 66: Việc sản xuất bia chính là lợi dụng hoạt động của
A. Vi khuẩn lactic đồng hình.
B. Vi khuẩn lactic dị hình.
C. Nấm men rượu.
D. Nấm cúc đen.
Lời giải:
Việc sản xuất bia chính là lợi dụng hoạt động của nấm men rượu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 67: Vi sinh vật nào được ứng dụng trong sản xuất rượu bia, bánh mì
A. Nâm đảm.
B. Nấm rươm.
C. Nấm cúc.
D. Nấm men.
Lời giải:
Vi sinh vật nào được ứng dụng trong sản xuất rượu bia, bánh mì là nấm men.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 68: Hô hấp và lên men khác nhau ở:
A. Nơi diễn ra
B. Nguyên liệu
C. Chất nhận electron cuối cùng
D. Diễn ra trong điều kiện có ôxi hay không
Lời giải:
Các quá trình hô hấp và lên men khác nhau ở chất nhận điện tử cuối cùng.
– Hô hấp hiếu khí: Chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử.
– Hô hấp kị khí: Chất nhận electron cuối cùng là chất vô cơ (không phải oxi).
– Lên men: Chất nhận electron cuối cùng là phân tử hữu cơ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 69: Giống nhau giữa hô hấp , và lên men là :
A. Đều là sự phân giải chất hữu cơ
B. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ô xi
C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ô xi
D. Đều xảy ra trong môi trường không có ô xi
Lời giải:
Giống nhau giữa hô hấp, và lên men là: Đều là sự phân giải chất hữu cơ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 70: Điểm giống nhau giữa hô hấp và lên men:
A. Đều phân giải chất hữu cơ, sinh năng lượng
B. Sản phẩm cuối cùng tạo thành giống nhau.
C. Đều xảy ra trong môi trường không có ôxi
D. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi.
Lời giải:
Điểm giống nhau giữa hô hấp và lên men là đều phân giải chất hữu cơ, sinh năng lượng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 71: Điểm giống nhau của quá trình hô hấp kị khí và lên men là
A. Diễn ra trong điều kiện không có oxi
B. Diễn ra trong điều kiện có oxi
C. Chất nhận điện tử cuối cùng là chất vô cơ
D. Chất nhận điện tử cuối cùng là các phân tử hữu cơ.
Lời giải:
– Hô hấp kị khí diễn ra trong điều kiện không có oxi, chất nhận điện tử cuối cùng là các chất vô cơ (không phải oxi).
– Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí (không có oxi), chất nhận điện tử cuối cùng là các phân tử hữu cơ.
→ Điểm giống nhau giữa 2 quá trình lên men và hô hấp kị khí là đều diễn ra trong điều kiện kị khí.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 72: Điểm không giống nhau của quá trình hô hấp kị khí và lên men là
A. Diễn ra trong điều kiện không có oxi
B. Là quá trình phân giải chất hữu cơ
C. Chất nhận điện tử cuối cùng là chất vô cơ
D. Cả A và B.
Lời giải:
– Hô hấp kị khí diễn ra trong điều kiện không có oxi, chất nhận điện tử cuối cùng là các chất vô cơ (không phải oxi).
– Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí (không có oxi), chất nhận điện tử cuối cùng là các phân tử hữu cơ.
→ Điểm không giống nhau giữa 2 quá trình lên men và hô hấp kị khí là Chất nhận điện tử cuối cùng là chất vô cơ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 73: Quá trình hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men đều có điểm chung là
A. Diễn ra trong môi trường hiếu khí.
B. Diễn ra trong điều kiện kị khí.
C. Phân giải chất hữu cơ.
D. Chất nhận electron cuối cùng là chất hữu cơ.
Lời giải:
– Hô hấp hiếu khí là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ, diễn ra trong điều kiện có oxi, chất nhận e cuối cùng là oxi
– Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohidrat diễn ra trong điều kiện kị khí, chất nhân e cuối cùng là chất vô cơ không phải oxi.
– Lên men là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ, diễn ra trong điều kiện kị khí, chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ
→ Đặc điểm chung của 3 quá trình là đều phân giải chất hữu cơ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 74: Hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men khác nhau ở điều kiện
A. Chất cho điện tử cuối cùng
B. Chất cho điện tử ban đầu.
C. Chất nhận điện tử cuối cùng.
D. Chất nhận điện tử ban đầu.
Lời giải:
Hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men khác nhau ở điều kiện: chất nhận điện tử cuối cùng.
Hô hấp hiếu khí: Ôxi phân tử
Hô hấp kị khí: Phân tử vô cơ không phải ôxi: NO3-, SO42-
Lên men: Phân tử hữu cơ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 75: Làm sữa chua, muối dưa,… là ứng dụng quá trình nào của vi khuẩn?
A. Hô hấp hiếu khí
B. Hô hấp kị khí
C. Lên men
D. Cả 3 phương án trên
Lời giải:
Sản phẩm của quá trình làm sữa chua, muối dưa là các hợp chất hữu cơ, đây là sản phẩm của quá trình lên men.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 76: Vi khuẩn lên men được ứng dụng vào quá trình nào?
A. Làm rượu bia
B. Làm bánh mỳ
C. Làm sữa chua, muối dưa
D. Cả 3 phương án trên
Lời giải:
Vi khuẩn lên men được ứng dụng vào quá trình làm sữa chua, muối dưa, làm rượu bia hay bánh mì.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 77: Việc làm tương, nước chấm là lợi dụng quá trình
A. Lên men rượu.
B. Lên men lactic.
C. Phân giải polisacarit.
D. Phân giải protein.
Lời giải:
Việc làm tương, nước chấm là lợi dụng quá trình phân giải protein.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 78: Dùng enzim phân giải prôtêin có thể được ứng dụng trong:
A. Sản xuất rượu bia.
B. Làm bột nở. bột mì.
C. Thuộc da.
D. Ủ chua thức ăn cho gia súc.
Lời giải:
Thuộc da là lợi dụng quá trình phân giải prôtêin.
A, B và D chủ yếu là phân giải cacbohiđrat.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 79: Khi có ánh sáng và giàu CO2 , một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0. Cho các phát biểu sau:
1. Môi trường trên là môi trường bán tổng hợp.
2. Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng.
3. Nguồn cacbon của vi sinh vật này là CO2.
4. Nguồn năng lượng của vi sinh vật này là từ các chất vô cơ.
5. Nguồn nitơ của vi sinh vật này là (NH4)3PO4 . Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Lời giải:
Môi trường trên đã biết thành phần các chất dinh dưỡng nên đây là môi trường tổng hợp.
Có ánh sáng, giàu CO2 → hình thức dinh dưỡng là: Quang tự dưỡng.
Các phát biểu đúng là: 2,3,5
(1) sai, là môi trường tổng hợp.
(4) sai, nguồn năng lượng là ánh sáng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 80: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 , KH2PO4 (1,0) ; MgSO4 (0,2) ; CaCl2 (0,1) ; NaCl(0,5).
(1). Môi trường nuôi cấy vi khuẩn trên là môi trường tổng hợp.
(2). Kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật trên là quang dị dưỡng.
(3). Nguồn năng lượng là ánh sáng.
(4). Nguồn C là CO2.
Số phát biểu không đúng là:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Lời giải:
Các phát biểu không đúng là
(2) sai vì: kiểu dinh dưỡng trên là quang tự dưỡng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 81: Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau:
– Môi trường A: nước, muối khoáng và nước thịt (có nhân tố sinh trưởng).
– Môi trường B: nước, muối khoáng glucôzơ và tiamin (vitamin B1).
– Môi trường C: nước, muối khoáng, glucôzơ.
Sau khi nuôi ở tủ ấm 37℃ một thời gian, môi trường A và môi trường B trở nên đục, khi môi trường C vẫn trong suốt. Cho các kết luận sau:
(1) Môi trường A là môi trường bán tổng hợp, môi trường B,C là môi trường tổng hợp
(2) Vi khuẩn tụ cầu vàng cần có vitamin B1 và muối khoáng để phát triển, do vậy môi trường B là môi trường phù hợp với tụ cầu vàng.
(3) Ở môi trường A có nước thịt, tụ cầu vàng có thể phân giải nước thịt để lấy các chất cần thiết nên cũng có thể sinh trưởng.
(4) Ở môi trường C, chủng tụ cầu vàng này không thể tự tổng hợp tiamin nên chúng không phát triển, vì vậy chủng tụ cầu vàng này thuộc nhóm VSV khuyết dưỡng.
Có mấy kết luận đúng?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Lời giải:
Môi trường A và B có sự sinh trưởng của tụ cầu vàng, môi trường C thì không.
(1) đúng, vì môi trường A có nước thịt là thành phần chưa xác định được các chất.
(2) đúng
(3) đúng
(4) đúng, vì trong môi trường C không có vitamin B1 nên không có sự sinh trưởng của tụ cầu vàng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 82: Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau:
– Môi trường a: nước, muối khoáng và nước thịt (có nhân tố sinh trưởng).
– Môi trường b: nước, muối khoáng glucôzơ và tiamin (vitamin B1).
– Môi trường c: nước, muối khoáng, glucôzơ.
Sau khi nuôi ở tủ ấm 37℃ một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, khi môi trường c vẫn trong suốt. Cho các kết luận sau:
(a). Chủng tụ cầu vàng này không thể tự tổng hợp tiamin.
(b). Chủng tụ cầu vàng này thuộc nhóm VSV nguyên dưỡng.
(c). Tiamin là nhân tố sinh trưởng của chủng tụ cầu vàng.
(d). Môi trường a và b là môi trường tổng hợp.
(e). Chủng vi khuẩn tụ cầu vàng này không sinh trưởng được trong môi trường c, do thiếu nhân tố sinh trưởng.
Có mấy kết luận sai?:
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Lời giải:
Môi trường a và b có sự sinh trưởng của tụ cầu vàng, môi trường c thì không.
(a) đúng, vì trong môi trường C không có vitamin B1 nên không có sự sinh trưởng của tụ cầu vàng.
(b) sai, chủng tụ cầu vàng này là dạng VSV khuyết dưỡng
(c) đúng.
(d) sai, môi trường a là môi trường bán tổng hợp.
(e) đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 83: Nhóm vi sinh vật tham gia quá trình lên men rượu là
A. Vi khuẩn lactic
B. Nấm men
C. Vi khuẩn lam
D. Nấm mốc
Lời giải:
Nhóm vi sinh vật tham gia quá trình lên men rượu là nấm men
Đáp án cần chọn là: B
Câu 84: Tìm câu sai trong các công thức lên men lactic sau:
A. Rau cải + dung dịch muối 3 – 6 % + nén chặt đậy kín
B. 1 hộp sữa + vi khuẩn lactic + 1lít nước(1sôi : 1 lạnh) + Nhiệt độ 40 – 50o C
C. Đường + nấm men + nước
D. Đường + vi khuẩn lactic + nước
Lời giải:
C sai, lên men lactic cần có vi khuẩn lactic
Đáp án cần chọn là: C