Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Phần dưới là danh sách Top 34 Đề kiểm tra Địa Lí 10 Học kì 2 có đáp án, cực hay. Hi vọng bộ đề kiểm tra này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Địa Lí lớp 10.
Đề kiểm tra Địa Lí 10 theo PPCT
Đề kiểm tra Địa Lí 10 theo chương
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1:Ở khu vực có dân cư đông là vị trí để đặt ngành công nghiệp:1 điểm
A. Giày – da. B. Sành sứ – thuỷ tinh. C. Dệt – may. D. Rượu, bia, thuốc lá
Câu 2:Các nhà máy chế biến thực phẩm thường đặt ở vị trí gần:1 điểm
A. Nguồn nguyên liệu. B. Thị trường tiêu thụ lớn.
C. Nguồn nước. D. Đầu mối giao thông vận tải
Câu 3:Ngành dệt – may sử dụng các nguồn nguyên liệu từ: 1 điểm
A. Tự nhiên. B. Tự nhiên, nhân tạo. C. Trồng trọt, chăn nuôi. D. Nhân tạo
Câu 4:Các ngành kinh tế muốn phát triển được và mang lại hiệu quả kinh tế cao đều phải dựa vào sản phẩm của ngành: 1 điểm
A. Công nghiệp B. Dịch vụ C. Nông nghiệp D. Xây dựng
Câu 5:Tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP của một nước mà cao sẽ phản ánh được rõ nhất: 1 điểm
A. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước đó
B. Trình độ phát triển kinh tế của nước đó
C. Tổng thu nhập của nước đó
D. Bình quân thu nhập của nước đó
Câu 6:Ngành công nghiệp nào sau đây đòi hỏi phải có không gian sản xuất rộng lớn? 1 điểm
A. Công nghiệp chế biến B. Công nghiệp dệt may
C. Công nghiệp cơ khí D. Công nghiệp khai thác khoáng sản
Câu 7:Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây? 1 điểm
A. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai thác
B. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ
C. Công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác
D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ
Câu 8:Để phân bố các ngành công nghiệp hợp lí và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải dựa vào: 1 điểm
A. Đặc điểm của ngành công nghiệp đó
B. Ngành năng lượng
C. Ngành nông – lâm – thủy sản
D. Khai thác, vì không có ngành này thì không có vật tư
Câu 9:Nguồn năng lượng nào sau đây được sử dụng sớm nhất trong việc sử dụng năng lượng của thế giới? 1 điểm
A. Than đá B. Dầu mỏ C. Sức nước D. Năng lượng Mặt Trời
Câu 10:Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành chiếm tỷ trọng cao nhất là: 1 điểm
A. Nhiệt điện B. Thủy điện
C. Điện nguyên tử D. Các nguồn năng lượng tự nhiên
Đáp án
(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm)
Câu 1.
Ở khu vực có dân cư đông là vị trí để đặt ngành công nghiệp dệt – may.
Chọn: C.
Câu 2.
Các nhà máy chế biến thực phẩm thường đặt ở vị trí gần các thành phố lớn nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Chọn: B.
Câu 3.
Ngành dệt – may sử dụng các nguồn nguyên liệu từ tự nhiên và cả nhân tạo.
Chọn: B.
Câu 4.
Các ngành kinh tế muốn phát triển được và mang lại hiệu quả kinh tế cao đều phải dựa vào các sản phẩm của ngành công nghiệp.
Chọn: A.
Câu 5.
Tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP của một nước mà cao sẽ phản ánh được rõ nhất trình độ phát triển kinh tế của nước đó.
Chọn: B.
Câu 6.
Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản là ngành đòi hỏi phải có không gian sản xuất rộng lớn.
Chọn: D.
Câu 7.
Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm ngành, đó là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
Chọn: B.
Câu 8.
Để phân bố các ngành công nghiệp hợp lí và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải dựa vào đặc điểm của ngành công nghiệp đó.
Chọn: A.
Câu 9.
Nguồn năng lượng than đá là nguồn năng lượng được sử dụng sớm nhất trong việc sử dụng năng lượng của thế giới và hiện nay cũng đang được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Chọn: A.
Câu 10.
Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành chiếm tỷ trọng cao nhất là nhiệt điện.
Chọn: A.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 2
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần trắc nghiệm
Câu 1:Các giai đoạn sản xuất công nghiệp đều được sử dụng bằng:0.5 điểm
A. Thủ công. B. Bán thủ công. C. Máy móc. D. Sức người.
Câu 2:Sự phối hợp nhiều ngành để tạo thành sản phẩm cuối cùng là hoạt động của hình thức sản xuất: 0.5 điểm
A. Tập trung hoá. B. Liên hợp hoá. C. Hợp tác hoá. D. Chuyên môn hóa.
Câu 3:Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước: 0.5 điểm
A. Có tiềm năng dầu khí lớn B. Phát triển và những nước công nghiệp mới
C. Có trữ lượng than lớn D. Có nhiều sông lớn
Câu 4:Việc phân loại các ngành công nghiệp thành: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến dựa vào căn cứ: 0.5 điểm
A. Công dụng kinh tế của sản phẩm B. Tính chất tác động đến đối tượng lao động
C. Nguồn gốc sản phẩm D. Tính chất sở hữu của sản phẩm
Câu 5:Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản dùng để chỉ: 0.5 điểm
A. Dầu khí B. Than đá C. Củi, gỗ D. Sức nước
Câu 6:“Điểm công nghiệp” được hiểu là: 0.5 điểm
A. Một đặc khu kinh tế.
B. Một điểm dân cư có vài xí nghiệp công nghiệp.
C. Một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp.
D. Một lãnh thổ nhất định thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp.
Câu 7:Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là: 0.5 điểm
A. Nâng cao đời sống dân cư B. Cải thiện quản lí sản xuất
C. Xoá đói giảm nghèo D. Công nghiệp hoá nông thôn
Câu 8:Trình độ phát triển công nghiệp hoá của một nước biểu thị: 0.5 điểm
A. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của một quốc gia
B. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật
C. Trình độ lao động và khoa học kĩ thuật của mmọt quốc gia
D. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế
Phần tự luận
Câu 1:(2 điểm).
Tại sao tỉ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế?
Câu 2:(2 điểm).
Em hãy nêu lên đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới?
Câu 3:(2 điểm).
Nêu rõ vai trò của ngành công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu?
Đáp án
Phần trắc nghiệm(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu 1.
Các giai đoạn sản xuất công nghiệp đều được sử dụng bằng máy móc, nhiều sản phẩm trong quá trình sản xuất công nghiệp còn phải sử dụng những máy móc hiện đại.
Chọn: C.
Câu 2.
Sự phối hợp nhiều ngành để tạo thành sản phẩm cuối cùng là hoạt động của hình thức sản xuất hợp tác hóa.
Chọn: C.
Câu 3.
Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và những nước công nghiệp mới. Đây là những nước cần một nguồn năng lượng rất lớn để phát triển một khối sản phẩm công nghiệp khủng lồ.
Chọn: B.
Câu 4.
Việc phân loại các ngành công nghiệp thành: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến dựa vào căn cứ tính chất tác động đến đối tượng lao động.
Chọn: B.
Câu 5.
Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản dùng để chỉ than đá. Hiện nay cũng đang được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Chọn: B.
Câu 6.
“Điểm công nghiệp” được hiểu là một điểm dân cư có vài xí nghiệp công nghiệp.
Chọn: B.
Câu 7.
Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là công nghiệp hoá nông thôn.
Chọn: D.
Câu 8.
Trình độ phát triển công nghiệp hoá của một nước biểu thị trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế của nước đó.
Chọn: D.
Câu 1:(2 điểm).
Câu 1.
Vì trình độ phát triển công nghiệp của một nước biểu thị trình độ phát triển và vững mạnh của nền kinh tế nước đó. (1 điểm)
– Ở những nước có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ thường chiếm trên 95% GDP như Hoa Kì, Nhật Bản, Anh, Pháp, CHLB Đức,… (0,5 điểm)
– Trong khi đó, phần lớn các nước đang phát triển, tỉ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm từ 40 – 50% như En-ti-ô-pi 52%, Ghi-nê Bít-xao 64%,… (0,5 điểm)
Câu 2.
– Công nghiệp khai thác dầu mỏ tập trung ở các nước giàu tài nguyên dầu mỏ như khu vực Trung Đông, khu vực Bắc Phi, Nga, Trung Quốc. (1 điểm)
– Công nghiệp điện tập trung ở các nước phát triển và nước công nghiệp hóa như Na Uy, Ca-na-da, Thụy Điển, Phần Lan, Hoa Kì,… (1 điểm)
Câu 3.
* Vai trò của ngành công nghiệp luyện kim đen (1 điểm)
– Hầu hết tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim đen.
– Là cơ sở để phát triển công nghiệp chế tạo máy, sản xuất công cụ lao động.
– Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm tiêu dùng.
– Cung cấp vật liệu cho công nghiệp xây dựng.
* Vai trò của ngành công nghiệp luyện kim màu (1 điểm)
– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế tạo máy, chế tạo ô tô, máy hay, kĩ thuật điện.
– Phục vụ cho công nghiệp hóa chất và các ngành kinh tế quốc dân khác (như thương mại, bưu chính viễn thông…).
– Kim loại màu quý, hiếm phục vụ cho công nghiệp điện tử, năng lượng nguyên tử.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 15 phút
Câu 1:Khi chính thức tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam là thành viên thứ: 1 điểm
A. 148 B. 149 C. 150 D. 151
Câu 2:Việt Nam là thành viên của các tổ chức nào sau đây?1 điểm
A. APEC, ASEAN, WTO, UNESCO, UNICEF
B. APEC, ASEAN, WTO, UNESCO, EU
C. APEC, ASEAN, WTO, NAFTA, UNICEF
D. APEC, ASEAN, ASEM, ANDEAN
Câu 3:Nhân tố nào sau đây có tác động tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ? 1 điểm
A. Quy mô dân số, lao động B. Phân bố dân cư
C. Truyền thống văn hóa D. Trình độ phát triển kinh tế
Câu 4:Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải? 1 điểm
A. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa
B. Chất lượng sản được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn
C. Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình
D. Số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km
Câu 5:Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là1 điểm
A. Phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải
B. Xây dựng mạnh lưới y tế, giáo dục
C. Cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm
D. Mở rộng diện tích trồng rừng
Câu 6:Quốc gia có chiều dài đường ống lớn nhất thế giới là:1 điểm
A. Hoa kỳ vì có nền kinh tế lớn nhất thế giới
B. Nga vì có lãnh thỗ lớn nhất thế giới
C. Ả rập Xêút vì có ngành khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn
D. Nhật Bản vì là quốc gia nhập nhiều dầu mỏ nhất
Câu 7:Tài nguyên nước, không khí,… là tài nguyên: 1 điểm
A. Tài nguyên bị hao kiệt B. Tài nguyên có thể bị hao kiệt
C. Tài nguyên không bị hao kiệt D. Tài nguyên khôi phục được
Câu 8:Các nhà khoa học đã báo động về nguy cơ: 1 điểm
A. Mất cân bằng sinh thái, khủng hoảng môi trường.
B. Ô nhiễm môi trường (nước, đất, không khí).
C. Suy giảm sự đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường.
D. Mất cân bằng sinh thái, suy giảm sự đa dạng sinh học.
Câu 9:Là không gian sống của con người, cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên và nơi chứa đựng chất phế thải do con người tạo ra là chức năng của:1 điểm
A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Lớp vỏ cảnh quan.
C. Môi trường địa lý. D. Môi trường nhân tạo
Câu 10:Sự phát triển bền vững của môi trường là khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
A. Hợp lý, ổn đinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Cho sự phát triển hôm nay và tạo nền tảng cho phát triển tương lai.
D. Sử dụng sạch nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân tạo.
Đáp án
(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm)
Câu 1.
Khi chính thức tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam là thành viên thứ 150.
Chọn: C.
Câu 2.
Việt Nam là thành viên của các tổ chức APEC, ASEAN, WTO, UNESCO, UNICEF,…
Chọn: A.
Câu 3.
Quy mô dân số, lao động là một trong các nhân tố có tác động rất lớn tới nhịp độ phát triển và cơ cấu của ngành dịch vụ.
Chọn: A.
Câu 4.
Ngành giao thông vận tải có đặc điểm: Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa; Chất lượng sản được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn và tiêu chí đánh giá ngành giao thông vận tải là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
Chọn: D.
Câu 5.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải. Giao thông vận tải giúp giao lưu kinh tế giữa các vùng, miền và các địa phương.
Chọn: A.
Câu 6.
Quốc gia có chiều dài đường ống lớn nhất thế giới là Hoa kỳ vì có nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhu cầu vận chuyển dầu, khí rất lớn.
Chọn: A.
Câu 7.
Tài nguyên nước, không khí,… là tài nguyên không bị hao kiệt.
Chọn: C.
Câu 8.
Các nhà khoa học đã báo động về nguy cơ mất cân bằng sinh thái, khủng hoảng môi trường do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật làm cho môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
Chọn: A.
Câu 9.
Chức năng của môi trường địa lý là không gian sống của con người, cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên và nơi chứa đựng chất phế thải do con người tạo ra.
Chọn: C.
Câu 10.
Sự phát triển bền vững của môi trường là khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển hôm nay và tạo nền tảng cho phát triển tương lai.
Chọn: C.