Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Bài 1 trang 54 Tập bản đồ Lịch Sử 10: Dựa vào nội dung bài học, em hãy:
a. Lập bảng so sánh về tình hình kinh tế và chính trị giữa Anh và Pháp trong thời gian từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Lời giải:
Lĩnh vực | Nước Anh | Nước Pháp |
Kinh tế |
Đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới. Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, vai trò lũng đoạn thế giới cũng bị giảm sút. Tuy nhiên Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành công nghiệp. Nền nông nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng. |
Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng thứ hai thế giới. Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhipjk độ phát triển công nghiệp ở Pháp bắt đầu chậm lại. Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư thế giới, kĩ thuật lạc hậu. Tuy vậy công nghiệp cũng có những tiến bộ đáng kể. Nông nghiệp vẫn giữu vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp. Thời kì này, ở Pháp cũng hình thành nhiều tổ chức độc quyền. |
Chính trị |
Về hình thức Anh là một vương quốc nhưng thực chất theo chế độ đại nghị gồm thượng viện và hạ viện. Hai Đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền. Giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa. |
Tháng 9-1870, Nước Pháp thành lập nền Cộng hòa thứ ba. Song phái Cộng hòa Pháp chia thành hai nhóm: Ôn hòa và Cấp tiến, thay nhau cầm quyền ở Pháp. Ở Pháp thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các. Trong những thập niên cuối của thế kỉ XIX, Pháp ráo riết chạy đau vũ trang, tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. |
b) Giải thích vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” và chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi”?
Lời giải:
– Chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì:
+ Giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
+ Thuộc địa của Anh rải hầu khắp địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa.
– Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì
+ Phần lớn tư bản của Pháp là cho các nước châu Âu vay để thu lãi.
+ Pháp là chủ nợ lớn nhất trong hệ thống kinh tế thế giới.
Bài 2 trang 55 Tập bản đồ Lịch Sử 10: Quan sát đồ thị ở hình bên và dựa vào nội dung bài học, em hãy:
a. Nêu nhận xét về vị trí kinh tế của các nước Đức, Mĩ so với các nước Anh, Pháp trong thời gian từ giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Lời giải:
– Đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới.
– Từ cuối thập niên 70 Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp rơi xuống vị trí thứ 2 (1870-1890) và thứ 3 (1890-1913).
– Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng thứ hai thế giới. Từ cuối thập niên 70 trở đi, công nghiệp Anh phát triển chậm lại, tụt xuống hàng thứ 4 thế giới.
– Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ 4 thế giới. Từ 1870, công nghiệp Đức phát triển nhanh chóng, vươn lên thứ 3 (1880-1890) rồi thứ 2 (1890-1913) thế giới.
– Mĩ từ hàng thứ 3 (1860) vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
b. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về vị trí kinh tế của các nước Đức, Mĩ so với các nước Anh, Pháp trong thời gian từ giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Lời giải:
* Nguyên nhân có sự thay đổi về vị trí kinh tế giữa các nước là:
– Các nước Anh, Pháp tiến hành cách mạng công nghiệp từ sớm máy móc, thiết bị đã trở nên lạc hậu.
+ Anh đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
+ Pháp phải bồi thường chiến phí trong chiến tranh Pháp – Phổ, chỉ tập chung cho vay và đầu tư sang các nước kém phát triển để kiếm lợi.
– Đức, Mĩ tiến hành cách mạng công nghiệp muộn nên tiếp thu được các thành tựu khoa học kĩ thuật của các nước đi trước, giàu tài nguyên.
+ Đức thị trường được thống nhất, giàu tài nguyên, được bồi thường chiến phí.
c. Cho biết nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của nước Đức và nước Mĩ trong thời gian từ giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Lời giải:
– Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của nước Đức:
+ Công khai đòi lại thị trường và thuộc địa.
+ Ráo riết chạy đua vũ trang để thỏa mãn nhu cầu của giới cầm quyền.
+ Mang tính chất quân phiệt hiếu chiến.
– Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của nước Mĩ:
+ Đẩy mạnh xâm chiếm đất đai, mở rộng biên giới.
+ Bành trướng khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương.
+ Gây chiến tranh tranh giành thuộc địa, mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài.