Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Bài 12. ôn tập: LỊCH SỬ THẾ GIỚI người NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
Câu 1: Thời kì nào được coi là bước đi chập chững của loài người mà dân tộc nào cũng phải trải qua?
A. Xã hội nguyên thủy.
B. Chiếm hữu nô lệ.
C. Tư bản chủ nghĩa.
D. Xã hội chủ nghĩa.
Đáp án : Xã hội nguyên thủy là bước đi đầu tiên chập chững của loài người mà dân tộc nào cũng phải trải qua.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Hợp quần xã hội đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của loài người được gọi là
A. công xã thị tộc mẫu hệ.
B. bầy người nguyên thủy.
C. bộ lạc.
D. công xã thị tộc mẫu hệ
Đáp án : Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gắn với người tối cổ là bầy người nguyên thủy. Người tối cổ đã có quan hệ hợp quần xã hội, có người đứng đầu, có phân công lao động nam và nữ, cùng chăm sóc con cái.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Việc tạo ra lửa và dùng lửa, làm ra các công cụ từ thô sơ đến chính xác, đa dạng đã chứng tỏ
A. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.
B. Sự cố gắng của các thành viên trong giai đình dưới sự chỉ đạo của nhà nước
C. Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thương nghiệp phương Đông.
D. Tinh thần lao động sáng tạo để không ngừng cải thiện cuộc sống của con người.
Đáp án : Việc tạo ra lửa và dùng lửa, việc làm ra công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng và sử dụng có hiệu quả đã chứng tỏ tinh thần lao động sáng tạo, luôn luôn cải tiến công cụ lao động của con người, nhằm mục đích không ngừng cải thiện đời sống của mình.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Con người luôn luôn cải tiến công cụ lao động, không ngừng cải thiện đời sống biểu hiện qua việc
A. con người tìm ra lửa, chế tác công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng.
B. bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng xương, tre, gỗ.
C. con người biết săn bắt, hái lượm.
D. sử dụng những mảnh đá hay những hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
Đáp án : Con người tìm ra lửa, chế tác công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng, sử dụng có hiệu quả, luôn luôn cải tiến công cụ lao động, không ngừng cải thiện đời sống.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến trong khoảng thời gian nào?
A. những thế kỉ cuối TCN.
B. những thế kỉ đầu CN.
C. thế kỉ X đến XV.
D. thế kỉ XVII đến XIX.
Đáp án : Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm từ khoảng những thế kỉ cuối trước Công nguyên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Các nước phương Tây chuyển sang chế độ phong kiến trong khoảng thời gian nào?
A. những thế kỉ cuối TCN
B. những thế kỉ đầu CN.
C. thế kỉ V.
D. thế kỉ X đến XV.
Đáp án : Tây Âu bước vào thời kì phong kiến muộn hơn các nước phương Đông chừng 5 thế kỉ. Năm 476, đế quốc Rôma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Xã hội phong kiến phương Đông phổ biến quan hệ bóc lột giữa hai giai cấp nào?
A. chủ nô và nô lệ.
B. địa chủ và nông dân lĩnh canh.
C. địa chủ và nô tì.
D. địa chủ và công nhân.
Đáp án : Xã hội phong kiến phương Đông được hình thành tương ứng với sự hình thành hai giai cấp địa chủ và nông dân lĩnh canh với quan hệ bóc lột chủ yếu là bóc lột địa tô.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Quan hệ bóc lột trong xã hội phong kiến phương Tây là quan hệ giữa
A. Địa chủ và nông nô.
B. Địa chủ và nông nô.
C. Lãnh chúa và nông nô.
D. Lãnh chúa và nô lệ.
Đáp án : Phần lớn đất đai được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt (gọi là lãnh địa phong kiến). Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô
Người sản xuất chính trong lãnh địa là nông nô, họ gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa.
=> Quan hệ bóc lột trong xã hội phong kiến phương Tây là quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Từ thế kỉ XVII đến XIX là giai đoạn chế độ phong kiến phương Đông
A. phát triển thịnh đạt.
B. bước đầu hình thành.
C. sụp đổ hoàn toàn.
D. khủng hoảng trầm trọng.
Đáp án : Chế độ phong kiến phương Đông rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong khoảng các thế kỉ XVII – XIX, trước khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đặt chân đến.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Từ thế kỉ XV đến XVI là giai đoạn chế độ phong kiến phương Tây?
A. phát triển thịnh đạt
B. bước đầu hình thành
C. sụp đổ hoàn toàn.
D. khủng hoảng, suy vong.
Đáp án : Thế kỉ XV đến XVI, chế độ phong kiến phương Tây bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy vong, chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: “Nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy là
A. Cùng nhau tìm kiếm thức ăn
B. Hợp tác với nhau trong lao động.
C. Sự công bằng bình đẳng
D. Người cao tuổi dược hưởng nhiều hơn.
Đáp án : – Thời kì nguyên thủy con người sống với nhau thành các thị tộc, bộ lạc nên có mối quan hệ huyết thống gần gũi. Hơn nữa những công việc kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc, nhất là việc săn đuổi, săn bẫy các con thú lớn, thú chạy nhanh luôn đòi hỏi phải có sự phân công hợp lí, mỗi người một việc và phối hợp ăn ý với nhau. Nhất là khi công cụ kim lại chưa xuất hiện, chưa có sản phẩm dư thừa thì đời sống con người còn quá thấp, thức ăn kiếm được chưa nhiều, cần phải cùng nhau làm việc và hưởng thụ bằng nhau.
=> Trong xã hội nguyên thủy, bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng” vì con người phát dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Sự hình thành hai giai cấp địa chủ và nông dân lĩnh canh trong xã hội phong kiến phương Đông phản ánh điều gì?
A. Quan hệ bóc lột chủ yếu là bóc lột địa tô.
B. Nông dân bị bóc lột nặng nề.
C. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.
D. Sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước đến kinh tế.
Đáp án : Trong xã hội phong kiến phương Đông đã hình thành hai giai cấp địa chủ và nông dân lĩnh canh (nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy), phản ánh quan hệ bóc lột chủ yếu là bóc lột địa tô.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Sự ra đời của chế độ phong kiến gắn liền với sự hình thành quan hệ bóc lột nào?
A. Quý tộc với nông dân công xã.
B. Địa chủ với nông dân lĩnh canh.
C. Quý tộc với nô lệ.
D. Quý tộc với nông dân lĩnh canh.
Đáp án : Sự ra đời của chế độ phong kiến phương Đông gắn liền với sự hình thành quan hệ bóc lột địa tô, giữa hai giai cấp địa chủ và nông dân lĩnh canh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Tại sao loài người phải trải qua một chặng đường dài để tiến tới xã hội văn minh?
A. Xã hội nguyên thủy còn ở trình độ quá thấp.
B. Công cụ lao động chưa tiến bộ.
C. Xã hội chưa xuất hiện tư hữu.
D. Chưa chuyển biến sang gia đình phụ hệ.
Đáp án : Tuy đã có những sáng tạo trong đời sống và sản xuất (con người không ngừng sáng tạo để cải thiện đời sống của mình, đời sống không ngừng tiến bộ) nhưng trình độ vẫn còn quá thấp nên để tiến tới xã hội văn minh còn cần một quá trình dài nữa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Tính cộng đồng trong thị tộc được biểu hiện rõ nét nhất ở yếu tố nào sau đây?
A. Sự bình đẳng giữa các thành viên trong thị tộc.
B. Sự hợp tác giữa các thành viên trong quá trình lao động.
C. Sự hưởng thụ bằng nhau giữa các thành viên trong thị tộc.
D. Mọi sinh hoạt và của cải đều được coi là của chung.
Đáp án : Do yêu cầu công việc và trình độ lao động thời nguyên thủy đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc. Vì vậy, mọi sinh hoạt, của cải được coi là của chung, cùng làm chung, cùng ăn chung, cùng hưởng thụ như nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Khi nào con người bước vào ngưỡng cửa thời đại văn minh?
A. Khi biết tạo ra lửa
B. Biết làm nhà để ở, may quần áo để mặc
C. Con người biết thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo thơ ca
D. Xã hội hình thành giai cấp và nhà nước
Đáp án : Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ của con người quá thấp nên chưa thể tiến tới ngưỡng cửa của văn minh. Tuy nhiên, khi giai cấp và nhà nước được hình thành chứng tỏ trình độ sản xuất của con người đã tiến lên một bước mới, sự phân biệt giàu nghèo và tập trung quyền lực vào trong tay một cá nhân hay một nhóm người trong quá trình trị thủy là nguyên nhân quan trọng hình thành nhà nước sớm ở phương Đông. Chính vì lẽ đó, phương Đông được coi là cái nôi của văn minh nhân loại, nơi đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Nội dung nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?
A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ
B. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.
C. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.
D. Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.
Đáp án : Sự xuất hiện tư hữu mới bước đầu đưa con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – xã hội cổ đại nên thời kì này chưa có sự phân chia thành hai giai cấp: thống trị và bị trị.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Biểu hiện nào sau đây không thuộc giai đoạn phát triển của xã hội phong kiến phương Đông?
A. Hình thành quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh.
B. Vua chuyên chế tăng thêm quyền lực, trở thành hoàng đế (hoặc đại vương).
C. Các vương quốc được thống nhất rộng hơn, chặt chẽ hơn.
D. Sự hình thành các lãnh địa với quyền lực to lớn của lãnh chúa.
Đáp án : Giai đoạn phát triển của xã hội phong kiến phương Đông được thể hiện qua các nội dung sau:
– Hình thành hai giai cấp địa chủ và nông dân lĩnh canh = > quan hệ bóc lột chủ yếu: bóc lột địa tô.
– Vua chuyên chế tăng thêm quyền lực, trở thành hoàng đế (hoặc đại vương).
– Các vương quốc thống nhất rộng hơn, chặt chẽ hơn.
Đáp án D là biểu hiện của sự phát triển của chế độ phong kiến phương Tây.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Biểu hiện nào dưới đây là đặc điểm của xã hội phong kiến phương Tây?
A. Hình thành quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh.
B. Vua chuyên chế tăng thêm quyền lực, trở thành hoàng đế (hoặc đại vương).
C. Sự hình thành các lãnh địa với quyền lực to lớn của lãnh chúa.
D. Các vương quốc được thống nhất rộng hơn, chặt chẽ hơn.
Đáp án : Trong xã hội phong kiến Tây Âu:
– Tầng lớp quý tộc và tăng lữ có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa. => Xuất hiện quan hệ sản xuất phong kiến.
– Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến. Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa với quyền lực to lớn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về đặc điểm của giai cấp tư sản phương Tây ở giai đoạn hậu kì trung đại?
A. Đã tỏ rõ sức mạnh về kinh tế và tinh thần của nó.
B. Trở thành giai cấp giàu có nhất trong xã hội.
C. Có thế lực về chính trị nhưng không mạnh về kinh tế.
D. Tích cực đấu tranh chống tôn giáo trên lĩnh vực văn hóa.
Đáp án : Giai cấp tư sản ra đời ở thời kì hậu kì trung đại, tuy còn non yếu những đã tỏ rõ sức mạnh kinh tế và tinh thần, trở thành giai cấp giàu có nhất trong xã hội, tích cực đấu tranh chống phong kiến trong các lĩnh vực tôn giáo, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, ….
Đáp án C: giai đoạn tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có thế lực về chính trị mới là chuẩn xác.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21: Ý nào sau đây phản ánh không đúng về tình hình các nước phương Tây từ thế kỉ XV – XVI?
A. Chủ nghĩa Tư bản chủ nghĩa phát triển.
B. Bước vào thời kì hậu kì trung đại.
C. Chuẩn bị cho sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản.
D. Chế độ phong kiến suy vong.
Đáp án : Thế kỉ XV – XVI là giai đoạn hậu kì trung đại, giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến và chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Thời kì này chủ nghĩa tư bản chưa chính thức ra đời nên không thể nói: Chủ nghĩa tư bản phát triển là đặc điểm của giai đoạn hậu kì trung đại phương Tây.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Đặc điểm của chế độ phong kiến phương Tây giai đoạn đầu là
A. Chế độ phong kiến tập quyền
B. Chế độ phong kiến phân quyền
C. Chế độ quân chủ chuyên chế
D. Chế độ thần quyền
Đáp án : Sau khi đế quốc Rô – ma sụp đổ, các vương công địa phương ra sức chia nhau ruộng đất và chiếm ruộng của nông dân làm lãnh địa và trở thành lãnh chúa. Mỗi lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, có tòa án, luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng. Nhà vua thực chất là một lãnh chúa lớn => Chế độ phong kiến phương Tây giai đoạn đầu là chế độ phong kiến phân quyền.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung nổi bật của các quốc gia phong kiến phương Đông?
A. Chế độ phong kiến hình thành sớm
B. Gắn liền với các cuộc phát kiến địa lí.
C. Rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng khoảng thế kỉ XVIII – XIX
D. Hầu hết đều bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây
Đáp án : – Chế độ phong kiến phương Đông được hình thành từ rất sớm khoảng thế kỉ cuối trước Công nguyên.
– Chế độ phong kiến phương Đông rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong khoảng các thế kỉ XVII – XIX, trước khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đặt chân đến.
Đáp án B: chế độ phong kiến phương Đông không gắn liền với các cuộc phát kiến đía kí như ở phương Tây.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Ý nào sau đây không phản ánh điểm giống nhau về kinh tế của chế độ phong kiến phương Đông với chế độ phong kiến phương Tây?
A. Kinh tế nông nghiệp là chính,
B. Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất.
C. Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.
D. Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
Đáp án : Những điểm chung của chế độ phong kiến phương Đông với chế độ phong kiến phương Tây bao gồm:
– Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.
– Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất.
– Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.
Đáp án D: là đặc điểm của chế độ phong kiến phương Đông, ở phương Tây có cơ sở kinh tế là nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị thời trung đại phương Tây là
A. Nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp.
B. Trao đổi buôn bán hàng hóa tự do.
C. Kinh tế thủ công nghiệp là chủ đạo.
D. Gắn liền với các phường hội.
Đáp án : Sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với kinh tế lãnh địa là:
– Trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra, đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp.
– Ờ các thành thị, hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Đáp án cần chọn là: A