Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Sách giải bài tập công nghệ 8 – Bài 27. Mối ghép động giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:
Trả lời câu hỏi Bài 27 trang 92 Công nghệ 8: Quan sát quá trình mở ghế xếp ở hình 27.1, em hãy cho biết ghế xếp gồm mấy chi tiết và được ghép với nhau như thế nào?
Lời giải:
Ghế xếp gồm 4 chi tiết và được ghép với nhau bởi khớp quay
Trả lời câu hỏi Bài 27 trang 93 Công nghệ 8: Quan sát cấu tạo của khớp tịnh tiến ở hình 27.3 và hoàn thành các câu sau:
Lời giải:
– Mối ghép pít-tông(h27.3) có mặt tiếp xúc là: mặt trụ tròn và ống tròn
– Mối ghép sống trượt- rãnh trượt có mặt tiếp xúc là: mặt sống trượt và rãnh trượt
Trả lời câu hỏi Bài 27 trang 95 Công nghệ 8: Trong chiếc xe đạp của em, khớp nào là khớp quay?
Các khớp ở giá gương xe máy, cần ăng ten có được coi là khớp quay không? Tại sao
Lời giải:
Trong xe đạp khớp quay là: cổ xe đạp, cái bàn đạp, trục 2 bánh xe đạp, líp xe đạp
Các giá gương xe máy, cần ăng ten không thể coi là khớp quay vì:
Gía gương xe máy: khớp cầu
Cần ăn ten: khớp quay
Câu 1 trang 95 Công nghệ 8: Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động
Lời giải:
Khớp động là tại đó các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau
Công dụng: mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống
Câu 2 trang 95 Công nghệ 8: Có mấy loại khớp động thường gặp? Tìm ví dụ mỗi loại
Lời giải:
Có 2 loại khớp động thường gặp là khớp tịnh tiến và khớp quay
Ví dụ:
– Khớp tịnh tiến: pít-tông
– xilanh, bơm kim tiêm, cửa đẩy ra vào
– Khớp quay: Bản lề cửa, xe máy, xe đạp, quạt điện
Câu 3 trang 95 Công nghệ 8: Nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay.
Lời giải:
– Cấu tạo: ổ trục, bạc lót, trục.
Công dụng: tạo chuyển động quay tương đối giữa các chi tiết.
Ví dụ: Bản lề cửa, xe máy, xe đạp, quạt điện