Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Để học tốt Lịch Sử lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 1 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi các đề kiểm tra Sử 10 tương ứng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 Học kì 1
Môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu 1 (0,5 điểm). Loài vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?
A. Khoảng 4 triệu năm trước đây
B. Khoảng 5 triệu năm trước đây
C. Khoảng 6 triệu năm trước đây
D. Khoảng 8 triệu năm trước đây
Câu 2 (0,5 điểm). Di cốt Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở những khu vực nào?
A. Ở Đông Phi, Tây Á, Gia-va
B. Ở Đông Phi, Gia-va, Bắc Kinh
C. Ở Tây Á, Gia-va, Bắc Kinh
D. Ở Bắc Kinh, Tây Á, Gia-va
Câu 3 (0,5 điểm). Người tối cổ sử dụng phổ biến công cụ lao động gì?
A. Sử dụng công cụ bằng đồ đá cũ
B. Sử dụng công cụ bằng đồ đá giữa
C. Sử dụng công cụ bằng đồ đá mới
D. Sử dụng công cụ bằng đồ đồng thau
Câu 4 (0,5 điểm). Người tối cổ đã có những phát minh lớn gì ghi dấu ấn trong thời nguyên thủy?
A. Giữ lửa trong tự nhiên
B. Giữ lửa và tạo ra lửa
C. Chế tạo công cụ bằng đá
D. Ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc
Câu 5 (0,5 điểm). Hãy nối nội dung ở cột A cho phù hợp với nội dung ở cột B sau đây:
A | B |
---|---|
1. Người tối cổ 2. Người tinh khôn 3. Cách mạng đá mới |
A. Xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành ba chủng tộc lớn B. Biết sử dụng lửa và chế tạo ra lửa C. Ghè đẽo công cụ một mặt cho sắc và vừa tay cầm D. Biết sử dụng đồ trang sức E. Biết chế tạo cung tên |
Câu 6 (0,5 điểm). Ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau đây:
A. Loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đứng và đi bằng hai chân.
B. Xương của loài vượn cổ được tìm thấy khắp thế giới.
C. Ở Việt Nam đã tìm thấy xương hóa thạch của Người tối cổ.
D. Người tối cổ đã biết lấy những mảnh đá, đem ghè cho sắc và vừa tay cầm.
E. Khoảng 2 vạn năm trước đây, Người tinh khôn bắt đầu xuất hiện.
F. Hợp quần xã hội là tổ chức đầu tiên của loài người.
G. Đến khoảng 10 vạn năm trước đây, con người tiến vào thời đá mới.
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 (7 điểm). Chứng minh rằng từ khi loài người xuất hiện đến cuối thời kỳ đá mới là một quá trình phát triển từng bước và đã đưa loài người có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | B | A | B |
Nối 1 với B, C Nối 2 với A, B, E Nối 3 với B, D |
A:Đ; B:S; C:D; D:Đ; E:S; F:Đ; G:S |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7:
– Loài người do một loài vượn người (vượn nhân hình) chuyển biến thành, nhờ quá trình lao động và trải qua một chặng đường quá độ dài, có tính chất chuyển tiếp, trung gian, là Người tối cổ. Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm ăn.
– Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình, Người tối cổ đã là người. Đây là một hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
– Người tối cổ đã biết sử dụng công cụ bằng đá. Họ kiếm sống bằng lao động tập thể, bằng phương thức hái lượm và săn bắt. Từ chỗ biết sử dụng lửa trong tự nhiên để sưởi ấm, đuổi dã thú, nướng chín thức ăn đến chỗ biết tạo ra lửa.
– Người tối cổ sống trong hang động, mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú, sống quay quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Quan hệ xã hội của Người tối cổ được gọi là Bầy người nguyên thủy.
– Khoảng 4 vạn năm trước đây, con người đã hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người hiện đại hay còn gọi là Người tinh khôn.
– Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay, nên gọi là Người hiện đại. Đây là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy vọt từ vượn thành Người tối cổ.
– Người tinh khôn đã biết cải tiến công cụ, nâng cao hiệu quả lao động và sản xuất. Đó là: biết ghè đẽo và mài sắc công cụ bằng đá, biết chế tạo cung tên, biết đan lưới đánh cá…Nhờ đó nguồn thức ăn tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật.
– Đến cuối thời đại đá mới, con người từ chỗ săn bắn, hái lượm, đánh cá đã tiến tới biết trồng trọt và chăn nuôi. Con người có óc sáng tạo và bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình. Họ cũng bắt đầu làm sạch những tấm da thú để che than cho ấm và cho “có văn hóa”. Họ đã biết sử dụng đồ trang sức nên đã làm vòng cổ bằng vỏ ốc và hạt xương, làm vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai…bằng đá màu.
– Như thế từng bước, từng bước, con người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn, sống tốt và vui hơn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 Học kì 1
Môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu 1 : (0,5 điểm). Nhờ đâu mà người tối cổ đã dần dần tự cải biến và hoàn thiện mình từng bước?
A. Nhờ lao động
B. Nhờ tự tìm kiếm được thức ăn
C. Nhờ thích nghi với điều kiện tự nhiên
D. Nhờ tự cải tạo thiên nhiên
Câu 2 : (0,5 điểm). Người tối cổ đã làm gì để sử dụng công cụ lao động bằng đá có hiệu quả hơn?
A. Đã biết ghè đẽo hai cạnh thật sắc bén
B. Đã biết ghè đẽo một mặt cho sắc và vừa tay cầm
C. Đã biết tra cán vào công cụ bằng đá
D. Chỉ sử dụng những hòn đá có sẵn trong tự nhiên, không hề biết ghè đẽo, trau chuốt.
Câu 3 : (0,5 điểm). Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hóa của loài người là gì?
A. Từ vượn cổ chuyển thành Người tối cổ
B. Từ Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn
C. Từ vượn cổ chuyển thành Người tinh khôn
D. Từ người tinh khôn chuyển thành Người hiện đại
Câu 4 : (0,5 điểm). Người tối đã có những phát minh lớn gì ghi dấu ấn trong thời nguyên thủy?
A. Đã loại bỏ hết dầu tích vượn trên người.
B. Là Người tối cổ tiến bộ
C. Vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người
D. Đã biết chế tạo lửa để nấu chín thức ăn.
Câu 5 : (0,5 điểm). Đặc điểm cơ bản nhất của cuộc “Cách mạng đá mới” là gì?
A. Con người biết sử dụng đá mới để làm công cụ
B. Con người đã biết săn bắt, hái lượm và đánh cá
C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi
D. Con người đã biết sử dụng kim loại
Câu 6 : (0,5 điểm). Nối thời gian ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B sau đây:
A | B |
---|---|
1. Khoảng 6 triệu năm 2. Khoảng 4 triệu năm 3. Khoảng 4 vạn năm 4. Khoảng 1 vạn năm |
A. Người tinh khôn xuất hiện B. Loài người tiến vào thời đá mới C. Người tối cổ xuất hiện D. Loài vượn cổ sinh sống |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 (7 điểm). Phân tích những điểm tiến bộ của xã hội nguyên thủy khi Người tinh khôn xuất hiện? Vì sao gọi thời kỳ đá mới là cuộc “ cách mạng đá mới”?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | B | A | A | C | Nối 1 với D. Nối 2 với C. Nối 3 với A . Nối 4 với B. |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7:
* Phân tích những điểm tiến bộ của xã hội nguyên thủy khi Người tinh khôn xuất hiện.
– Người tinh khôn đã biết ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn, dùng làm rìu, dao, nạo.
– Biết lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu làm lao.
– Biết chế tạo cung tên làm công cụ săn bắn.
– Thức ăn tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật.
– Người tinh khôn bắt đầu rời hang động ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận lợi hơn trước. Ngoài ra còn biết đánh cá, làm đồ gốm.
* Gọi thời kỳ đá mới là cuộc “cách mạng đá mới” vì:
– Con người đã biết mài nhẵn công cụ bằng đá ở rìa lưỡi hoặc toàn thân, biết khoan lỗ tra cán.
– Thời kỳ đá mới con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy, chuyển từ kinh tế thu lượm sang kinh tế sản xuất.
– Con người còn biết dệt vải, làm đồ gốm, đan lưới đánh cá…
– Con người đã biết chế tạo đồ trang sức, biết sinh hoạt nghệ thuật như nhảy múa, hội họa…
– Tất cả những tiến bộ đó người ta gọi là cuộc “cách mạng đá mới”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 Học kì 1
Môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu 1 : (0,5 điểm). Có những gia đình gồm hai, ba thế hệ có chung dòng máu, đó là biểu hiện của tổ chức nào trong xã hội nguyên thủy ?
A. Thị tộc.
B. Bộ lạc.
C. Bầy người nguyên thủy.
D. Tất cả các tổ chức trên.
Câu 2 : (0,5 điểm). Tính cộng đồng trong Thị tộc được biểu hiện như thế nào?
A. Sự bình đẳng giữa các thành viên trong thị tộc.
B. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau.
C. Tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xã hội.
D. Mọi sinh hoạt và của cải được coi là của chung, việc chung, làm chung.
Câu 3 : (0,5 điểm). Trong quá trình phát triển chung của lịch sử nhân loại, cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đồng thau sớm nhất?
A. Trung Quốc, Việt Nam.
B. Tây Á, Ai Cập.
C. In-đô-nê-xi-a, Đông Phi.
D. Tất cả các nơi trên.
Câu 4 : (0,5 điểm). Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt?
A. Khai khẩn được đất bỏ hoang.
B. Đưa năng suất lao động tăng lên.
C. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.
D. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.
Câu 5 : (0,5 điểm). Đi liền với sự xuất hiện công cụ bằng kim loại, xã hội nguyên thủy có bước tiến đầu tiên như thế nào?
A. Đã hình thành nhà nước.
B. Đã xuất hiện sự cạnh tranh trong sản xuất.
C. Đã xuất hiện của dư thừa.
D. Đã xuất hiện chế độ tư hữu.
Câu 6 : (0,5 điểm). Hãy điền vào chỗ trống các câu dưới đây cho đúng:
A. Cư dân ……. và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, thoạt tiên là đồng đỏ vào khoảng 5500 năm trước đây.
B. Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và ……. là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt.
C. Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là “……………….”
D. Xã hội nguyên thủy rạn vỡ. Con người đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên đó là …………………………..
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 (7 điểm). Hãy trình bày sự xuất hiện của thị tộc và bộ lạc trong thời nguyên thủy? Tính cộng đồng của thị tộc được biểu hiện như thế nào?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | D | B | D | C |
A. Tây Á B. Nam Âu C. “nguyên tắc vàng” D. xã hội cổ đại |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 :
* Sự xuất hiện thị tộc và bộ lạc trong thời nguyên thủy
– Đến Người tinh khôn, dân số tăng lên. Từng nhóm người cũng đông đúc hơn. Mỗi nhóm có hơn 10 gia đình gồm 2-3 thế hệ có chung dòng máu, được gọi là thị tộc – những người cùng họ.
– Trong thị tộc, con cháu có thói quen tôn kính ông bà, cha mẹ. Ngược lại, ông bà, cha mẹ đều chăm lo, bảm đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.
– Tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi gọi là bộ lạc.
– Cuộc sống trong thị tộc và bộ lạc; hợp tác lao động, mọi sinh hoạt đều coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung thậm chí ở chung.
* Tính cộng đồng của thị tộc được biểu hiện:
– Trong thị tộc đòi hỏi sự phân công lao động thật hợp lý, sự “chung lưng đấu cật” là nguyên tắc vàng, mỗi người mỗi việc phối hợp ăn ý với nhau.
– Do yêu cầu công việc và trình độ lao động thời nguyên thủy đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc.
– Thức ăn kiếm được chưa nhiều, chưa có đều đặn. Mọi người phải cùng làm, cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống nên tự nhiên người ta thấy cần thiết phải công bằng, phải được hưởng thụ như nhau.
– Như vậy, quan hệ trong thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung làm chung, ăn chung thậm chí ở chung một nhà.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 Học kì 1
Môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu 1 : (0,5 điểm). Khi công cụ lao động nào xuất hiện làm cho gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc và xã hội phân chia thành giai cấp ?
A. Công cụ bằng đá mới.
B. Công cụ bằng đá sắt.
C. Công cụ bằng đồng đỏ.
D. Công cụ bằng đồng thau.
Câu 2 : (0,5 điểm). Khi tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?
A. Xã hội phân chia kẻ giàu người nghèo dẫn đến phân chia thành giai cấp.
B. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa.
C. Những người giàu có phung phí tài sản.
D. Tất cả các sự thay đổi trên.
Câu 3 : (0,5 điểm).Ý nghĩa lớn nhất của sự xuất hiện công cụ sản xuất bằng kim khí?
A. Con người có thể khai phá đất đai.
B. Sự xuất hiện nông nghiệp dùng cày.
C. Làm ra lượng sản phẩm dư thừa.
D. Biết đúc công cụ bằng sắt.
Câu 4 : (0,5 điểm). Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xuất hiện chế độ tư hữu?
A. Do năng suất lao động ngày càng tăng lên.
B. Do có sự xuất hiện công cụ lao động bằng kim khí.
C. Do xã hội có sự xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên.
D. Cả ba nguyên nhân trên
Câu 5 : (0,5 điểm). Khi chế độ tư hữu xuất hiện đã kéo theo sự thay đổi lớn nhất trong xã hội nguyên thủy như thế nào?
A. Gia đình mẫu hệ xuất hiện.
B. Gia đình phụ hệ xuất hiện.
C. Xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp.
D. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
Câu 6 : (0,5 điểm). Trong các câu dưới đây, câu nào đúng, câu nào sai:
TT | Nội dung | Đúng | Sai |
---|---|---|---|
1 | Thị tộc là những nhóm người có chung dòng máu, gồm từ 2 đến 3 thế hệ. | ||
2 | Giữa thị tộc và bộ lạc sống gần nhau và thường xung đột với nhau. | ||
3 | Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi. | ||
4 | Sự công bằng và bình đẳng là nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy. | ||
5 | Cư dân Tây Á và Nam Âu biết sử dụng đồ đồng sớm nhất. | ||
6 | Cư dân Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt. | ||
7 | Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự xuất hiện tư hữu là do xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên. | ||
8 | Gia đình phụ hệ xuất hiện trong lòng thị tộc bình đẳng thời nguyên thủy. |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 (7 điểm). Nêu ý nghĩa của sự xuất hiện công cụ bằng kim khí. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | A | A | B | C | 1:Đ; 2:S; 3:Đ; 4:Đ; 5:S; 6:Đ; 7:S; 8:S |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7:
* Ý nghĩa của sự xuất hiện công cụ bằng kim khí:
– Con người đã khai phá những vùng đất mà trước đây chưa khai phá nổi.
– Con người có thể làm ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên để nuôi sống mình.
– Con người có óc sáng tạo, bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình.
– Con người đã biết dùng đồ trang sức: Vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai…
* Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên:
– Trong thời kỳ nguyên thủy, do sử dụng công cụ lao động bằng đá còn rất thô sơ, năng suất lao động thấp, thức ăn kiếm được chưa nhiều và chưa đều. Mọi người phải cùng làm, cùng kiếm sống nên người ta phải công bằng và bình đẳng.
– Nhưng khi công cụ lao động ngày càng thay đổi: công cụ lao động bằng kim khí xuất hiện nhất là đồ sắt, làm cho năng suất lao động ngày càng tăng lên, của cải làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa.
– Trong xã hội lúc này lại đã xuất hiện một số người có chức phận khác nhau. Những ngừơi có chức phận cao hơn như tù trưởng, tộc trưởng đã lợi dụng chức phận của mình chiếm đoạt dư thừa. Thế là tư hữu xuất hiện.
– Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân hóa giàu –nghèo. Xã hội nguyên thủy bị rạn vỡ. Con người đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên.
Mục lục Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án theo chương: