Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Để học tốt Lịch Sử lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 4 Phần 2 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi các đề kiểm tra Sử 10 tương ứng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 1 tiết chương 4 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm). Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?

A. Năm 1801- Niên hiệu là Gia Long

B. Năm 1802- Niên hiệu là Gia Long

C. Năm 1804- Niên hiệu là Càn Long

D. Năm 1806- Niên hiệu là Minh Mạng

Câu 2: (0,5 điểm). Ghi đúng (Đ) hoặc Sai (S) vào các câu dưới đây:

TT Nội dung Đúng Sai
1. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn đóng đô ở Tây Sơn (BÌnh Định)
2. Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam, nhưng sau đó lại đổi thành Đại Nam
3. Chính quyền Trung ương dưới thời Nguyễn được tổ chức theo mô hình thời lý với sự gia tăng quyền lực của vua
4. Năm 1831-1832, vua Minh Mạng chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên
5. Đối với nhà Thanh (Trung Quốc), triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng
6. Trước sự dòm ngó của phương Tây, nhà Nguyễn quyết định cho xây dựng hệ thống quốc phòng ở biên giới để bảo vệ Tổ Quốc

Câu 3: (0,5 điểm). Vương triều Nguyễn tồn tại trong khoảng thời gian nào?Có bao nhiêu đời vua?

A. Từ 1801 đến 1945. Có 13 đời vua

B. Từ 1802 đến 1858. Có 12 đời vua

C. Từ 1802 đến 1885. Có 13 đời vua

D. Từ 1802 đến 1945. Có 13 đời vua

Câu 4: (0,5 điểm). Khi lên ngôi Hoàng đế, công việc đầu tiên mà Nguyễn Ánh tập trung giải quyết là gì?

A. Trả thù phong trào Tây Sơn

B. Xây dựng cung đình nguy nga tráng lệ

C. Thiết lập một hệ thống cai trị từ Trung ương tới các địa phương

D. Xây dựng quân đội hùng mạnh

Câu 5: (0,5 điểm). Dưới triều Nguyễn, địa danh nào được chọn làm kinh đô là trung tâm đầu não của cả nước?

A. Thăng Long (Hà Nội)

B. Phủ Quy Nhơn

C. Phú Xuân (Huế)

D. Gia Định (Sài Gòn)

Câu 6: (0,5 điểm). Chính quyền Trung ương dưới thời Nhà Nguyễn được tổ chức theo mô hình thời nhà nào trước đó?

A. Thời Nhà Lý

B. Thời Nhà Trần

C. Thời Nhà Hậu Lê

D. Câu A và B đều đúng

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 (4 điểm). Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn?

Câu 8 (3 điểm). Nêu những nét chính về hệ thống chính quyền dưới thời Gia Long và Minh Mạng?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B 1.S;2.Đ;3.S;4.Đ;5.Đ;6.S D C C C

Câu hỏi Tự luận

Câu 7:

* Trình bày khái quát:

   – Chính quyền Trung ương được tổ chức theo mô hình thời Hậu Lê

   – Thời Gia Long chia nươc thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực Doanh ( Trung Bộ ) do triều đình trực tiếp cai quản

   Năm 1831 – 1832: Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc triều phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình

   Tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục, thi cử

   Một bộ luật mới được ban hành – Hoàng triều luật lệ hay Luật Gia Long, gồm 400 điều.

   Quân dội được tổ chức quy củ, trang bị đầy đủ, song còn lạc hậu, thô sơ.

* Nhận xét:

   – Nhìn chung bộ máy Nhà nược thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít.

   – Song những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, Nhà nước thời Nguyễn là Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền

Câu 8 :

Thời Gia Long Thời Minh Mạng

– Thiết lập một hệ thống cai trị từ Trung ương tới các địa phương.

– Xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu triều đình và nắm toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước.

– Dưới vua có sáu bộ, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

– Tổ chức bộ máy nhà nước hoàn thiện chặt chẽ hơn.

– Ngoài sáu bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

– Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên)

– Các tỉnh đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 1 tiết chương 4 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm). Vua Minh mạng quyết định bỏ Bắc thành và Gia định thành, chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên vào thời gian nào?

A. Năm 1831-1832

B. Năm 1824-1825

C. Năm 1813-1823

D. Năm 1832-1833

Câu 2: (0,5 điểm). Tổ chức bộ máy cai trị ở địa phương dưới thời Minh Mạng theo những cấp nào?

A. Tỉnh, phủ, huyện và xã

B. Tỉnh, phủ, huyện, châu, tổng và xã

C. Tỉnh, huyện, phủ, tổng và xã

D. Tỉnh, phủ, huyện, châu và xã

Câu 3 : (0,5 điểm). Dưới thời nhà Nguyễn, bộ HoàngViệt luật lệ còn được gọi là gì?

A. Luật Hồng Đức

B. Luật Gia Long

C. Luật Gia Long

D. Luật Hoàng triều

Câu 4 : (0,5 điểm). Đối với nhà Thanh ở Trung Quốc, triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Chịu phục tùng nhà Thanh

B. KIên quyết không chịu phục tùng nhà Thanh

C. Thực hiện chính sách “đóng cửa” với nhà Thanh

D. Giữ quan hệ hòa hảo hai bên cùng có lợi

Câu 5: (0,5 điểm). Trong chính sách đối ngoại của mình, triều đình nhà Nguyễn bắt nước nào phải thuần phục?

A. Lào và Chân Lạp

B. Chăm pa và Cao Miên

C. Các nước phương Tây

D. Các nước ở Đông Nam Á

Câu 6 : (0,5 điểm). Nhà Nguyễn quan hệ với các nước phương Tây như thế nào?

A. Chủ trương “đóng cửa” không chấp nhận quan hệ với họ.

B. Đặt quan hệ thân thiện với các nước phương Tây

C. Thực hiện chính sách “mở cửa” để quan hệ với phương Tây

D. Thi hành chính sách tương đối cởi mở đối với các nước phương Tây

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 (3 điểm). Hãy trình bày những hiểu biết của em về bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long)?

Câu 8 (4 điểm). Nêu những mặt tích cực và hạn chế của các chính sách kinh tế thời Nguyễn?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A B B A A A

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 :

      Bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) được ban hành vào năm 1815, gồm 21 quyền chính với 398 điều và một quyền phụ lục với 30 điều. Nội dung của bộ luật thể hiện rõ ý đồ bảo vệ quyền hành tuyệt dối của nhà vua và đề cao địa vị của quan lại và gia trưởng; xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây thương hại đến chính quyền.

      Tuy nói là tham khảo các luật đời trước, nhưng trong thực tế bộ luật Gia Long đã dựa vào bộ luật nhà Thanh; những chi tiết thay đổi và bổ sung trong một số điều luật chiếm một tỉ lệ không nhiều

Câu 8 :

* Những mặt tích cực:

   – Hết sức coi trọng vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp

      + Đo đạc lại ruộng đất, lập địa bạ.

      + Ban hành chính sách quân điền.

      + Thực hiện chính sách khai hoang. Lập doanh điền.

   – Phát triển các nghề thủ công dân gian, tăng cường xây dựng các quan xưởng.

   – Chú trọng đến việc khai khoáng các mỏ, tăng nguồn thu thuế cho nhà nước.

* Những hạn chế:

   – Không bảo vệ được ruộng đất công, ruộng đất công chỉ còn 20% tổng diện đất cả nước. Chính sách quân điền chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, thực chất, chỉ là hình thức cấp ruộng đất cho quan lại và binh lính.

   -Trong chính sách khai khoáng, các mỏ do nhà nước khai thác kém hiệu quả và chỉ hoạt động được trong một thời gian ngắn rồi lại giao cho tư nhân lĩnh trưng

   – Về thương nghiệp, nhà Nguyễn thi hành chính sách thuế khóa phức tạp va chế độ kiểm soát ngặt nghèo đối với các hoạt động buôn bán. Về ngoại thương, thi hành chính sách độc quyền và hết sức dè dặt với các tàu buôn phương Tây.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 1 tiết chương 4 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm). Vào năm nào nhà Nguyễn ban hành lại chính sách quân điền?

A. Năm 1812

B. Năm 1804

C. Năm 1806

D. Năm 1807

Câu 2: (0,5 điểm). Dưới thời nhà Nguyễn đã xuất hiện một nghề thủ công mới. Đó là nghề nào?

A. Nghề làm gốm sứ

B. Nghề dệt vải

C. Nghề khai mỏ

D. Nghề in tranh dân gian

Câu 3: (0,5 điểm). Hãy điền vào chỗ trống mệnh đề sau đây:

      “Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương. Thuyền bè các nước láng giềng phía Nam chủ yếu chỉ được vào một số cảng ở …..(A)…..Thuyền buôn các nước……(B)….. chỉ được vào cảng….(C)…. bị khám xét nghiệm ngặt”.

Câu 4 : (0,5 điểm). Nhà Nguyễn chủ trương hạn chế hoạt động của tôn giáo nào?

A. Phật giáo

B. Thiên Chúa giáo

C. Đạo giáo

D. Nho giáo

Câu 5 : (0,5 điểm). Dưới thời Nhà Nguyễn, dòng văn học nào ngày càng phong phú và hoàn thiện?

A. Dòng văn học chữ Nôm

B. Dòng văn học chữ Hán

C. Dòng văn học dân gian

D. Dòng văn học chữ Quốc ngữ

Câu 6 : (0,5 điểm). Tác phẩm sử học nổi tiếng dưới thời Nhà Nguyễn “Lịch triều hiến chươngloại chí” của tác giả nào?

A. Phan Huy Chú

B. Ngô Cao Bằng

C. Trịnh Hoài Đức

D. Lê Văn Hưu

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 (7 điểm). Hãy lập bảng thống kê về những thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX. Em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B D A. Gia Định. B. Anh, Pháp. C. Đà Nẵng B A A

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 :

         * Lập bảng thống kê:

Các lĩnh vực Thành tựu
1. Giáo dục Giáo dục Nho học được củng cổ song không bằng các thế kỉ trước
2. Tôn giáo Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên Chúa Giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển
3. Văn học Văn học chữ Nôm phát triển. Tác gia xuất sắc như: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
4. Sử học Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí, Lịch triều tạp kỉ, Gia Định thành thông chí…
5. Kiến trúc Kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh , cột cờ Hà Nội.
6. Nghệ thuật dân gian Tiếp tục phát triển theo các hình thức cũ

         * Đánh giá chung:

Dưới thời nhà Nguyễn, mặc dù triều đình đã cố gắng ổn định nền thống trị và đã có những cống hiến nhất định trên một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa, nhất là lĩnh vực văn hóa. Song trong bối cảnh thế giới và đất nước đặt ra những thử thách, yêu cầu phải tự cường thì nhà Nguyễn đã không đáp ứng và làm cho các mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng, phong trào đấu tranh phản đối chính quyền diễn ra liên tục làm cho xã hội Việt Nam thời Nguyễn ngày càng trở nên rối ren và phức tạp như một học giả phương Tây nhận xét “Xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng”.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 1 tiết chương 4 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm). Giai cấp thống trị nước ta nửa đầu thế kỷ XIX gồm những thành phần nào?

A. Vua, quan, địa chủ, cường hào

B. Vua quan, binh lính, quý tộc

C. Vua, quan, địa chủ, binh lính

D. Vua quan, binh lính, địa chủ, quý tộc, cường hào

Câu 2 : (0,5 điểm). Nối thời gian với các cuộc khởi nghĩa với tên các cuộc khởi nghĩa sau đây:

Thời gian Địa danh nổ ra khởi nghĩa

1. Năm 1833 – 1835

2. Năm 1833 – 1834

3. Năm 1821 – 1827

4. Năm 1845 – 1856

A. Phan Bá Vành

B. Lê Duy Lương

C. Nông Văn Vân

D. Lê Văn Khôi

E. Cao Bá Quát

Câu 3: (0,5 điểm). Dưới thời nhà Nguyễn, trong nửa đầu thế kỷ XIX đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình?

A. Khoảng 250 cuộc khởi nghĩa

B. Khoảng 400 cuộc khởi nghĩa

C. Khoảng 500 cuộc khởi nghĩa

D. Khoảng 300 cuộc khởi nghĩa

Câu 4: (0,5 điểm). Khởi nghĩa của Nông Văn Vân nổ ra ở đâu?

A. Tuyên Quang, HÀ Giang

B. Tuyên Quang, Cao Bằng

C. Cao Bằng, LẠng Sơn

D. Thái Nguyên, Tuyên Quang

Câu 5: (0,5 điểm). Nối địa danh ởcột B cho phù hợp với các cuộc khởi nghĩa ở cột A sau đây:

A B

1. Khởi nghĩa Phan Bá Vành

2. Khởi nghĩa Lê Duy Lương

3. Khởi nghĩa Nông Văn Vân

4. Khởi nghĩa Lê Văn khôi

5. Khởi nghĩa Cao Bá Quát

A. Tuyên Quang, Cao Bằng

B. Hà Tây, Hà nội, Hưng Yên

C. Vùng châu thổ sông Hồng

D. Hòa Bình, Thanh Hóa

E. Gia Định

Câu 6 : (0,5 điểm). Trong các năm 1840-1848, đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của người Khơ me ở vùng nào gây nhiều khó khăn cho sự thống trị của nhà Nguyễn?

A. Tây Nam Nam Kỳ

B. Đông NAm Nam kỳ

C. Biên giới phía Bắc

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 (4 điểm). Hãy phân tích nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào đấu tranh của nhân dân thời Nguyễn?

Câu 8 (3 điểm). Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân ở nửa đầu thế kỷ XIX theo yêu cầu sau đây:

   – Thời gian nổ ra khởi nghĩa

   – Tên cuộc khởi nghĩa

   – Địa danh khởi nghĩa

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A

Nối 1 với C, D.

Nối 2 với B.

Nối 3 với A.

Nối 4 với E.

B B

Nối 1 với C. Nối 2 với D.

Nối 3 với A. Nối 4 với E.

Nối 5 với B. A

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 :

* Nguyên nhân:

    – Dười thời Nguyễn, nạn cướp đoạt ruộng đất của địa chủ, nạn quan lại cường hào tham nhũng, chế độ tô thuế và lao dịch khắc nghiệt…, làm cho nền kinh tế nông nghiệp nước ta bị suy sụp nghiêm trọng. Thêm vào đó, nạn ôn dịch, bão lụt xảy ra thường xuyên làm cho ruộng đồng bỏ hoang, xóm làng xơ xác, nông dân lưu vong, phiêu tán.

    – Trong bối cảnh kinh tế bế tắc, đời sống nhân dân khốn cùng, nhà Nguyễn chẳng những đã bất lực không cải thiện được tình hình mà trái lại, bộ máy chính quyền ngày càng quan liêu, tha hóa. Mâu thuẫ xã hội ngày càng gay gắt , đã làm bùng lên làn sóng đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp xã hội ở khắp nơi mọi miền đất nước chống lại chế độ thống trị của nhà Nguyễn.

* Ý nghĩa:

   Cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều Nguyễn liên tục, quyết liệt trong hơn 50 năm, xét cho cùng là nhằm chống lại sự hủy hoại tiềm lực dân tộc của nhà nước phong kiến. Các tầng lớp bị trị không thể cam chịu chết dần, chết mòn vì đói rét bệnh tật, đã vùng lên đấu tranh.

Câu 8 :

Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Địa điểm khởi nghĩa
1821 – 1827 Phan Bá Vành Lưu vực châu thổ sông Hòng, thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh và Hải Phòng.
1833 – 1843 Ba Nhân, Tiền Bột Phú Thọ, Tuyên Quang.
1833 – 1843 Lê Duy Lương Hòa Bình, Thanh Hóa.
1833 – 1835 Lê Văn Khôi Gia Định.
1833 – 1835 Nông Văn Vân Tuyên Quang, Cao Bằng.
1854 – 1856 Cao Bá Quát Hà Tây.

Mục lục Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án theo chương:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 980

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống