Phần 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1: Một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau được gọi là gì?

A. Mâu thuẫn.

B. Xung đột.

C. Đối kháng.

D. Đối đầu.

Đáp án: A

Câu 2: Các mặt đối lập của mâu thuẫn có chiều hướng phát triển như thế nào?

A. Trái ngược nhau.

B. Xung đột nhau.

C. Đối kháng nhau.

D. Đấu tranh với nhau.

Đáp án: A

Câu 3: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Vừa thống nhất, vừa đấu tranh.

B. Vừa thống nhất, vừa đối kháng.

C. Vừa thống nhất, vừa bài trừ.

D. Vừa thống nhất, vừa gạt bỏ.

Đáp án: A

Câu 4: Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại. Triết học gọi đó là sự

A. thống nhất giữa các mặt đối lập.

B. đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. tác động giữa các mặt đối lập.

D. tổng hòa giữa các mặt đối lập.

Đáp án: A

Câu 5: Hai mặt đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự

A. đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. thống nhất giữa các mặt đối lập.

C. xung đột giữa các mặt đối lập.

D. đối kháng giữa các mặt đối lập.

Đáp án: A

Câu 6: Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự

A. đấu tranh.

B. đối kháng.

C. xung đột.

D. tác động.

Đáp án: A

Câu 7: Trong mỗi mâu thuẫn hai mặt đối lập luôn

A. làm tiền đề tồn tại cho nhau.

B. là cơ sở phát triển của nhau.

C. là điều kiện tồn tại cho nhau.

D. là động lực thúc đẩy nhau.

Đáp án: A

Câu 8: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là quá trình

A. tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

B. thúc đẩy, bài trừ, gạt bỏ nhau.

C. tác động, thúc đẩy, xóa bỏ nhau.

D. đối kháng, bài trừ, gạt bỏ nhau.

Đáp án: A

Câu 9: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng là sự

A. đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. thống nhất giữa các mặt đối lập.

C. đối kháng giữa các mặt đối lập.

D. liên hệ giữa các mặt đối lập.

Đáp án: A

Câu 10: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường nào dưới đây?

A. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. Thống nhất giữa các mặt đối lập.

C. Điều hòa các mặt đối lập.

D. Tổng hòa các mặt đối lập.

Đáp án: A

Câu 11: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là

A. nguồn gốc của sự phát triển.

B. cách thức của sự phát triển.

C. nội dung của sự phát triển.

D. xu hướng của sự phát triển.

Đáp án: A

Câu 12: Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Đó là mối quan hệ nào sau đây?

A. Đấu tranh.

B. Thống nhất.

C. Ràng buộc.

D.Tác động.

Đáp án: B

Câu 13: Mâu thuẫn nào dưới đây đúng quan điểm của Triết học?

A. Di truyền – Biến dị.

B. Bên phải – Bên trái.

C. Trên – Dưới.

D. Trẻ – Già.

Đáp án: D

Câu 14: Mâu thuẫn nào dưới đây không đúng quan điểm của Triết học?

A. Đen – Trắng.

B. Di truyền – Biến dị.

C. Sản xuất – Tiêu dùng.

D. Điện tích âm – Điện tích dương.

Đáp án: A

Câu 15: Khi nào các mặt đối lập được coi là thống nhất với nhau?

A. Làm tiền đề tồn tại cho nhau.

B. Là cơ sở phát triển của nhau.

C. Là điều kiện tồn tại cho nhau.

D. Là động lực thúc đẩy nhau.

Đáp án: A

Câu 16: Khi nào các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau?

A. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

B. Thúc đẩy, bài trừ, gạt bỏ nhau.

C. Tác động, thúc đẩy, xóa bỏ nhau.

D. Đối kháng, bài trừ, gạt bỏ nhau.

Đáp án: A

Câu 17: Cách hiểu nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập?

A. Làm tiền đề tồn tại cho nhau.

B. Cùng tồn tại trong một chỉnh thể.

C. Không có mặt này thì không có mặt kia.

D. Hợp lại thành một khối thống nhất.

Đáp án: D

Câu 18: Những mặt đối lập có quan hệ như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn?

A. Thống nhất và đấu tranh với nhau.

B. Gắn bó chặt chẽ với nhau.

C. Có sự tác động qua lại với nhau.

D. Có mối quan hệ đối lập nhau.

Đáp án: A

Câu 19: Sự đấu tranh của các mặt đối lập sẽ làm cho các sự vật hiện tượng?

A. phát triển.

B. thay đổi.

C. giữ nguyên.

D. ổn định.

Đáp án: A

Câu 20: ” Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”.Câu nói này của V.I. Lê-nin bàn về

A. cách thức của sự phát triển.

B. nội dung của sự phát triển.

C. nguồn gốc của sự phát triển.

D. khuynh hướng của sự phát triển.

Đáp án: C

Câu 21: Những mặt đối lập của mâu thuẫn luôn tồn tại ở đâu?

A. Một sự vật, hiện tượng cụ thể.

B. Hai sự vật, hiện tượng khác nhau.

C. Hai sự vật hiện tượng giống nhau.

D. Những sự vật, hiện tượng khác nhau.

Đáp án: A

Câu 22: Việc làm nào dưới đây là giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức?

A. Đấu tranh với tư tưởng lạc hậu.

B. Dung hòa các tư tưởng.

C. Ủng hộ tư tưởng tiến bộ.

D. Tiếp nhận tư tưởng mới.

Đáp án: A

Câu 23: Giải quyết được mâu thuẫn nào dưới đây, sẽ giúp cho xã hội phát triển?

A. Giữa cái lạc hậu và tiến bộ.

B. Giữa cái cũ và cái mới.

C. Cái mạnh và cái yếu.

D. Cái chung và cái riêng.

Đáp án: A

Câu 24: Mâu thuẫn nào dưới đây cần được giải quyết bằng con đường đấu tranh?

A. Giai cấp thống trị và bị trị.

B. Lợi ích cá nhân và tập thể.

C. Cái cũ và cái mới.

D. Hiện đại và truyền thống.

Đáp án: A

Câu 25: Theo em, để một tập thể phát triển, biện pháp giải quyết mâu thuẫn nào dưới đây là hiệu quả nhất?

A. Phê bình và tự phê bình.

B. Xóa bỏ mâu thuẫn.

C. Dĩ hòa vi quý.

D. Triệt tiêu mâu thuẫn.

Đáp án: A

Câu 26: Trường hợp nào sau đây là đấu tranh giữa hai mặt đối lập?

A. Đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ.

B. Ông A và ông B đánh nhau.

C. Mĩ đánh I-Rắc.

D. Đấu tranh chống HIV-AIDS.

Đáp án: A

Câu 27: Mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp Tư sản và Vô sản phải được giải quyết bằng cách nào sau đây?

A. Giai cấp Vô sản đấu tranh lật đổ giai cấp Tư sản.

B. Giai cấp Vô sản biểu tình đòi tăng lương.

C. Giai cấp Tư sản giảm giờ làm cho giai cấp Vô sản.

D. Giai cấp Tư sản cải cách bộ máy quản lí xã hội.

Đáp án: A

Câu 28: Nếu một người bạn hiểu lầm và nói không tốt về mình, em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp với quan điểm Triết học Mác-Lênin?

A. Trao đổi thẳng thắn với bạn ấy.

B. Tránh không gặp mặt bạn ấy.

C. Im lặng không nói ra.

D. Cũng sẽ nói xấu bạn ấy.

Đáp án: C

Câu 29: Trong cuộc sống, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quan điểm Triết học Mác-Lênin?

A. Kiên quyết bảo vệ cái đúng.

B. Dĩ hòa vi quý.

C. Tránh voi chẳng xấu mặt nào.

D. Một điều nhịn, chín điều lành.

Đáp án: A

Câu 30: Em sẽ lựa chọn cách nào sau đây để giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn chăm học và lười học trong lớp?

A. Đấu tranh để loại bỏ tư tưởng lười học.

B. Dung hòa giữa tư tưởng chăm học và lười học.

C. Không quan tâm vì không phải việc của mình.

D. Không quan tâm vì sợ mất lòng các bạn.

Đáp án: A

Câu 31: Một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau được gọi là

A. mâu thuẫn.

B. xung đột.

C. đối lập.

D.đối đầu.

Đáp án: A

Câu 32: Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng,

A. sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập.

B. sự phủ định giữa các mặt đối lập.

C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

D. sự điều hòa giữa các mặt đối lập.

Đáp án: C

Câu 33: Nguồn gốc vận động phát triển của sự vật hiện tượng là do

A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập.

C. sự phủ định giữa các mặt đối lập.

D. sự điều hòa giữa các mặt đối lập.

Đáp án: A

Câu 34: Sự vật hiện tượng nào dưới đây được coi là hai mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Cao và thấp.

B. Tròn và méo.

C. Dài và ngắn.

D. Đồng hoá và dị hoá trong tế .

Đáp án: D

Câu 35: Khẳng định nào dưới đây không phải là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. Thước dài và thước ngắn.

B. Mặt thiện và ác trong con người.

C. Đồng hoá và dị hoá trong cùng một tế bào.

D. Điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử.

Đáp án: A

Câu 36: Trường hợp nào dưới đây không phải là mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Tệ nạn ma túy ngày càng tăng lên.

B. Đồng hoá và dị hoá trong cùng một tế bào.

C. Hít vào của cơ thể A và thở ra của cơ thể A.

D. Điện tích âm và điện tích dương trong cùng một nguyên tử,

Đáp án: A

Câu 37: Quan điểm nào dưới đây không đúng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

A. Mặt đối lập là vốn có của sự vật, hiện tượng.

B. Mặt đối lập tồn tại khách quan trong các sự vật.

C. Mặt đối lập không nhất thiết phải gắn liền với nhau.

D. Mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

Đáp án: C

Câu 38: Khẳng định nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. N và L hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng.

B. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran.

C. Gia đình A và B tranh chấp đất đai.

D. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến.

Đáp án: D

Câu 39: Khẳng định nào dưới đây không đúng theo quan điểm của Triết học?

A. Không có mặt đối lập nào tồn tại một cách biệt lập.

B. Các mặt đối lập luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

C. Các mặt đối lập tác động qua lại với nhau theo ý muốn của con người.

D. Các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại với nhau một cách khách quan.

Đáp án: C

Câu 40: Đấu tranh không nên hiểu theo biểu hiện nào dưới đây?

A. Tác động nhau.

B. Bài trừ nhau.

C. Gạt bỏ nhau.

D. Xung đột, tiêu diệt nhau.

Đáp án: D

Câu 41: Khẳng định nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau.

B. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau.

C. Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau.

D. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một mâu thuẫn.

Đáp án: A

Câu 42: Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới là kết quả

A. bài trừ nhau.

B. xung đột, tiêu diệt nhau.

C. đấu tranh giữa các mặt đối lập.

D. thống nhất giữa các mặt đối lập.

Đáp án: C

Cậu 43: Nội dung nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học?

A. Mâu thuẫn là một chỉnh thể

B. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn.

C. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

D. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

Đáp án: B

Câu 44: Mỗi sinh vật có quá trình đồng hoá thì phải có quá trình dị hoá, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết. Triết học đây là

A. quy luật tồn tại của sinh vật.

B. sự đồng nhất giữa các mặt đối lập.

C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

D. sự liên hệ giữa các mặt đối lập.

Đáp án: C

Câu 45: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật dẫn đến kết quả là

A. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.

B. sự vật, hiện tượng không còn mâu thuẫn.

C. sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ.

D. sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.

Đáp án: D

Câu 46: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn Triết học?

A. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.

B. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.

C. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

D. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

Đáp án: C

Câu 47: Nội dung nào dưới đây không phải là mâu thuẫn theo quan niệm Triết học?

A. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau.

B. Mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ.

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và nông dân trong xã hội phong kiến.

D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: A

Câu 48: Trong cuộc sống hằng ngày các em cần làm gì để giải quyết mâu thuận theo quan điểm Triết học?

A. Điều hòa mâu thuẫn.

B. Tiến hành phê bình và tự phê bình.

C. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”.

D. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”.

Đáp án: C

Câu 49: Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh giữa các mặt đối lập” .Câu nói đó bàn về vấn đề gì?

A. Hình thức của phát triển.

B. Nội dung của sự phát triển.

C. Điều kiện của sự phát triển.

D. Nguyên nhân của sự phát triển.

Đáp án: D

Câu 50: Cả lớp 10B2 ai cũng phấn đấu chăm chỉ học tập, thực hiện đúng quy chế nhà trường. Tuy nhiên có hai bạn trong lớp thường xuyên đi muộn, bỏ tiết lại hay nói leo, vì thế lớp bị trừ rất nhiều điểm thi đua. Theo em tập thể lớp cân

A. xuế xoa, dĩ hòa vi quý.

B. cả lớp không chơi và miệt thị bạn.

C. khuyên bạn nên bỏ học để không ảnh hưởng đến lớp.

D. khuyên bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức.

Đáp án: D

Câu 51: A và B là hai người bạn rất thân với nhau, trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, A không cho B xem bài vì muốn bạn mình phải tự nỗ lực, phấn đấu. Vì thế cả tuần nay hai bạn không chơi với nhau, thậm chí và không thèm nói chuyện với nhau nữ

A. Nếu là A, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Im lặng không nói gì.

B. Tránh không gặp mặt bạn.

C. Tìm bạn để cãi nhau một trận cho bỏ tức.

D. Nhẹ nhàng gặp bạn để trao đổi thẳng thắn.

Đáp án: D

Câu 52: Do bị ốm, A không ôn kỹ bài nên giờ kiểm tra A không làm được bài. B đưa bài cho A chép. A đấu tranh tư tưởng có nên chép bài của B không. Nếu là A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Đồng ý, vì sẽ được điểm cao.

B. Đồng ý, vì do mình bị ốm.

C. Không đồng ý, vì đó là hành vi sai trái.

D. Không đồng ý, vì sợ bị phê bình.

Đáp án: C

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 917

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống