Phần 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do

A. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng

B. Sự tác động từ bên ngoài

C. Sự tác động từ bên trong

D. Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng

Đáp án: B

Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình?

A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ.

B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn.

Đáp án: C

Câu 3. Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

C. Con hơn cha là nhà có phúc

D. Có mới nới cũ

Đáp án: D

Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình?

A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn

B. Gió bão làm cây đổ

C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.

D. Con người đốt rừng

Đáp án: C

Câu 5. Câu nào dưới đây là biểu hiện của sự phủ định siêu hình?

A. Nước chảy đá mòn.

B. Dốt đến đâu học lâu cũng biết

C. Con hơn cha là nhà có phúc

D. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh

Đáp án: A

Câu 6. Tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình?

A. ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

B. cây có cội, nước có nguồn

C. kiến tha lâu cũng đầy tổ

D. có thực mới vực được đạo

Đáp án: A

Câu 7. Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng gọi là phủ định

A. biện chứng      B. siêu hình

C. khách quan      D. chủ quan.

Đáp án: B

Câu 8. Nội dung nào dưới đây là đặc trưng của phủ định siêu hình?

A. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.

B. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật

C. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

D. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống.

Đáp án: A

Câu 9. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định

A. Tự nhiên      B. Siêu hình

C. Biện chứng      D. Xã hội

Đáp án: B

Câu 10. Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do

A. Sự tác động của ngoại cảnh

B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng

C. Sự tác động của con người

D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng

Đáp án: B

Câu 11. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng là phủ định

A. Biện chứng      B. Siêu hình

C. Khách quan      D. Chủ quan

Đáp án: A

Câu 12. Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?

A. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ

B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng

C. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục

D. Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới

Đáp án: D

Câu 13. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng?

A. Bão làm đổ cây

B. Đổ hóa chất xuống hồ làm cá chết

C. Cây lúa trổ bông

D. Sen tàn mùa hạ

Đáp án: C

Câu 14. Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là

A. Tính khách quan

B. Tính chủ quan

C. Tính di truyền

D. Tính truyền thống

Đáp án: A

Câu 15. Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là

A. Tính kế thừa

B. Tính tuần hoàn

C. Tính thụt lùi

D. Tính tiến lên

Đáp án: A

Câu 16. Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây?

A. Tính khách quan và tính kế thừa

B. Tính truyền thống và tính hiện đại

C. Tính dân tộc và tính kế thừa

D. Tính khách quan và tính thời đại

Đáp án: A

Câu 17. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng

A. Có trăng quên đèn

B. Có mới nới cũ

C. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ

D. Rút dây động rừng

Đáp án: D

Câu 18. Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

A. Tính khách quan

B. Tính truyền thống

C. Tính kế thừa

D. Tính hiện đại

Đáp án: A

Câu 19. Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong long cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

A. Tính truyền thống

B. Tính thời đại

C. Tính khách quan

D. Tính kế thừa

Đáp án: D

Câu 20. Phủ định của phủ định được hiểu là sự phủ định

A. Lần thứ nhất

B. Lần hai, có kế thừa

C. Từ bên ngoài

D. Theo hình tròn

Đáp án: B

Câu 21. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?

A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến

B. Các giống loài mới thay thế giống loài cũ

C. Con người dùng hóa chất tiêu diệt sinh vật

D. Học sinh đổi mới phương thức học tập

Đáp án: C

Câu 22. Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?

A. Sông lở cát bồi

B. Uống nước nhớ nguồn

C. Tức nước vỡ bờ

D. Ăn cháo đá bát

Đáp án: D

Câu 23. Khẳng định nào dưới đây phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?

A. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, nhằm phát huy cái tốt khắc phục cái xấu.

B. Phê bình là đánh giá khuyết điểm của bản thân, nhằm khắc phục cái xấu

C. Phê bình là chỉ ra khuyết điểm của người khác để họ sữa chữa cho tốt

D. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm, nhằm phát huy điểm mạnh của bản thân

Đáp án: A

Câu 24. Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng?

A. Người có lúc vinh, lúc nhục.

B. Giấy rách phải giữ lấy lề

C. Một tiền gà, ba tiền thóc

D. Ăn cây nào, rào cây nấy

Đáp án: B

Câu 25. Trường hợp nào dưới đây là phủ định biện chứng?

A. Đầu tư tiền sinh lãi

B. Lai giống lúa mới

C. Gạo đem ra nấu cơm

D. Sen tàn mùa hạ

Đáp án: B

Câu 26. Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?

A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến

B. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

D. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc

Đáp án: A

Câu 27. Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của

A. Phủ định biện chứng

B. Phủ định siêu hình

C. Phủ định quá khứ

D. Phủ định hiện tại

Đáp án: A

Câu 28. Câu nào dưới đây là phủ định biện chứng?

A. Hết ngày đến đêm

B. Hết mưa là nắng

C. Hết hạ sang đông

D. Hết bĩ cực đến hồi thái lai

Đáp án: D

Câu 29. Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

A. Học vẹt

B. Lập kế hoạch học tập

C. Ghi thành dàn bài

D. Sơ đồ hóa bài học

Đáp án: A

Câu 30. Khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng là quá trình

A. Phủ định quá khứ

B. Phủ định của phủ định

C. Phủ định cái cũ

D. Phủ định cái mới

Đáp án: B

Câu 31. Theo Triết học Mác – Lênin cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Đó là sự

A. Phủ định sạch trơn

B. Phủ định của phủ định

C. Ra đời của các sự vật

D. Thay thế các sự vật, hiện tượng.

Đáp án: B

Câu 32. Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra

A. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng

B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng

C. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng

D. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng

Đáp án: C

Câu 33. Cái mới ra đời phải trải qua quá trình đấu tranh giữa

A. Cái mới và cái cũ

B. Cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện

C. Cái trước và sau

D. Cái hiện đại và truyền thống

Đáp án: A

Câu 34. Sự vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn, đó là

A. Cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng

B. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

C. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

D. Hình thức phát triển của sự vật và hiện tượng

Đáp án: B

Câu 35. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là

A. Cái mới ra đời thay thế cái cũ

B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

C. Quá trình lượng đổi dãn đễn chất đổi

D. Xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Đáp án: A

Câu 36. Theo quan điểm duy vật biện chứng, cái mới ra đời

A. Dễ dàng

B. Không đơn giản, dễ dàng

C. Không quanh co, phức tạp

D. Vô cùng nhanh chóng

Đáp án: B

Câu 37. Câu nào dưới đây nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng

A. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

B. Con vua thì lại làm vua

C. Tre già măng mọc

D. Đánh bùn sang ao

Đáp án: C

Câu 38. Câu nào dưới đây không nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?

A. Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa

B. Tre già măng mọc

C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

D. Nước chảy đá mòn

Đáp án: C

Câu 39. Theo quan điểm Triết học, quan điểm nào dưới đây không cản trở sự phát triển của xã hội?

A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

B. Môn đăng hộ đối

C. Trời sinh voi, trời sinh cỏ

D. Trọng nam, khinh nữ.

Đáp án: A

Câu 40. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?

A. Cái mới sẽ bị cái mới hơn phủ định

B. Cái mới sẽ không bao giờ bị xóa bỏ

C. Cái mới không tồn tại được lâu

D. Cái mới không ra đời từ trong lòng cái cũ.

Đáp án: A

Câu 41. Câu nào dưới đây không đúng ki nói về triển vọng của cái mới?

A. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời

B. Song có khúc người có lúc

C. Ăn chắc, mặc bền

D. Sai một li đi một dặm

Đáp án: C

Câu 42. Xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao tuân theo quy luật

A. Phát triển      B. Vận động

C. Nhận thức      D. Khách quan

Đáp án: A

Câu 43. Sự vật, hiện tượng sẽ không có sự phát triển nếu

A. Cái cũ không mất đi

B. Cái tiến bộ không xuất hiện.

C. Cái cũ không bị đào thải

D. Cái tiến bộ không được đồng hóa

Đáp án: A

Câu 44. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về sự phát triển

A. Máy bay cất cánh

B. Nước bay hơi

C. Muối tan trong nước

D. Cây ra hoa kết quả.

Đáp án: D

Câu 45. Con đường phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo

A. Đường cong

B. Đường xoáy trôn lốc

C. Đường thẳng

D. Đường gấp khúc

Đáp án: B

Câu 46. Cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn là thể hiện khuynh hướng nào dưới đây của sự vật và hiện tượng?

A. Phát triển      B. Thụt lùi

C. Tuần hoàn      D. Ngắt quãng

Đáp án: A

Câu 47. Câu viết của Lênin “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận”, là thể hiện điều gì dưới đây của sự vật, hiện tượng?

A. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng

B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng

C. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng

D. Chu kì phát triển của sự vật, hiện tượng.

Đáp án: A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 968

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống