Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Bài 1 trang 8 SBT Công nghệ 10: Sơ đồ nào dưới đây vẽ đúng sơ đồ cấu tạo keo đất? Ghi tên và chú thích đầy đủ.
Lời giải:
Đang biên soạn
Bài 2 trang 9 SBT Công nghệ 10: Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Bài 2.1 trang 9 SBT Công nghệ 10: Keo đất là:
A. Những hạt khoáng chất không tan trong nước.
B. Những hạt sét rất nhỏ bé lơ lửng trong dung dịch đất.
C. Những phần tử có kích thước ≤ 1µm, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù (lơ lửng trong nước).
D. Những phần tử nhỏ bé có tính kết dính, tạo cho đất tơi xốp, làm tăng độ phì nhiêu của đất.
Lời giải:
Đáp án C
Bài 2.2 trang 9 SBT Công nghệ 10: Khả năng hấp phụ của đất là:
A. Khả năng hòa tan các chất của dung dịch đất.
B. Khả năng giữ lại tỏng đất những phần tử khoáng, chất hữu cơ, hạn chế sự rửa trôi chúng trên bề mặt đất.
C. Khả năng của đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ bé như hạt limon, hạt sét, hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.
D. Khả năng của keo đất hấp thu và trao đổi các chất dinh dưỡng trong dung dịch đất để cung cấp dần cho cây trồng.
Lời giải:
Đáp án C
Bài 2.3 trang 9 SBT Công nghệ 10: Độ chua hoạt tính của đất là:
A. Độ chua do H+ trên bề mặt keo đất gây ra.
B. Độ chua do H+ trong dung dịch đất gây ra.
C. Độ chua do H+, OH– trong dung dịch đất gây ra.
D. Độ chua hoạt tính là độ chua do H+ và Al3+ và Fe3+ trong đất gây ra.
Lời giải:
Đáp án B
Bài 2.4 trang 9 SBT Công nghệ 10: Trong sản xuất nông nghiệp, phản ứng của dung dịch đất có ý nghĩa:
A. Giúp nhà nông xác định thời vụ gieo trồng.
B. Giúp nhà nông có cơ sở xây dựng mạng lưới thủy lợi.
C. Giúp nhà nông có cơ sở bố trí cây trồng hợp lí, có chế độ bón phân, bón vôi phù hợp để cải tạo độ phì nhiêu của đất.
D. Giúp các cơ quan nông nghiệp có cơ sở để quy hoạch đồng ruộng.
Lời giải:
Đáp án C
Bài 2.5 trang 10 SBT Công nghệ 10: Độ phì nhiêu của đất là:
A. Khả năng của đất cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho cây trồng.
B. Khả năng của đất lầm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất ổn định.
C. Khả năng của đất cung cấp đồng thời nước và chất dinh dưỡng, bảo đảm cho cây đạt năng suất cao.
D. Khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.
Lời giải:
Đáp án D
Bài 3 trang 10 SBT Công nghệ 10: 3. Thế nào là độ chua tiềm tàng? Độ chua tiềm tàng và độ chua hoạt tính có gì khác nhau?
Lời giải:
Đang biên soạn
Bài 4 trang 10 SBT Công nghệ 10: 4. Phân biệt độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo. Làm gì để tăng độ phì nhiêu của đất?
Lời giải:
– Độ phì nhiêu tự nhiên được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.
Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con người.
– Muốn tăng độ phì nhiêu cho đất, cần thực hiện tốt một số khâu kĩ thuật sau:
+ Bón phân hữu cơ đã ủ hoai cùng với bón vôi hợp lí.
+ Bón phân hóa học ít và cân đối giữa đạm, lân, kali.
+ Các biện pháp làm đất đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.
+ Thực hiện chế độ luân canh, xen canh hợp lí.
Để học tốt Công nghệ lớp 10, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Sách bài tập Công nghệ 10 Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải sbt Công nghệ lớp 10 tương ứng.
1. Để xác định độ chua của đất cần chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị gì?
2. Điền nội dung quy trình thực hiện xác định độ chua của đất theo mẫu sơ đồ sau:
Để học tốt Công nghệ lớp 10, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Sách bài tập Công nghệ 10 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải sbt Công nghệ lớp 10 tương ứng.
Để học tốt Công nghệ lớp 10, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Sách bài tập Công nghệ 10 Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải sbt Công nghệ lớp 10 tương ứng.