Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1:Nguyên nhân hình thành đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?

A. Chặt phá rừng bừa bãi

B. Địa hình dốc

C. Tác động của dòng sông và sóng biển trong suốt quá trình lấn biển của vùng cửa sông.

D. Tất cả ý trên đều sai

Đáp án: B. Địa hình dốc

Giải thích: Nguyên nhân hình thành đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là do: lượng mưa lớn và địa hình dốc – SGK trang 28

Câu 2:Đặc điểm, tính chất của đất xám bạc màu

A. Tầng đất mặt mỏng, đất thường khô hạn

B. Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn

C. Số lượng VSV ít và hoạt động yếu

D. Tất cả ý trên đều đúng

Đáp án: D. Tất cả ý trên đều đúng

Giải thích: Đặc điểm, tính chất của đất xám bạc màu:

+ Tầng đất mặt mỏng, đất thường khô hạn

+ Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn

+ Số lượng VSV ít và hoạt động yếu – SGK trang 28

Câu 3: Đối với đất hình thành tại chỗ, tầng nào là tầng bề mặt trên cùng của phẫu diện đất?

A. Tầng tích tụ sản phẩm rửa trôi

B. Tầng rửa trôi

C. Tầng thảm mục

D. Tầng mẫu chất

Đáp án: C. Tầng thảm mục

Giải thích: Đối với đất hình thành tại chỗ, phẫu diện đất gồm các tầng:

+ Tầng thảm mục

+ Tầng rửa trôi

+ Tầng tích tụ sản phẩm rửa trôi

+ Tầng mẫu chất

+ Tầng đá mẹ – SGK trang 36

Câu 4:Đối với đất hình thành tại chỗ, phẫu diện đất gồm mấy tầng?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: B. 5

Giải thích: Đối với đất hình thành tại chỗ, phẫu diện đất gồm 5 tầng:

+ Tầng thảm mục

+ Tầng rửa trôi

+ Tầng tích tụ sản phẩm rửa trôi

+ Tầng mẫu chất

+ Tầng đá mẹ – SGK trang 36

Câu 5:Đối với đất trồng lúa nước, tầng gơ lây có màu?

A. xám hoặc xám xanh

B. loang lổ đỏ vàng

C. nâu

D. Tất cả ý trên đều sai

Đáp án: A. xám hoặc xám xanh

Giải thích: Đối với đất trồng lúa nước, tầng gơ lây có màu xám hoặc xám xanh – Hình 11.3 – SGK trang 37

Câu 6: Đối với đất trồng lúa nước, phẫu diện đất gồm mấy tầng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C. 4

Giải thích: Đối với đất trồng lúa nước, phẫu diện đất gồm 4 tầng:

+ Tầng canh tác

+ Tầng đế cày

+ Tầng tích tụ

+ Tầng gơ lây – SGK trang 37

Câu 7:Quy trình thực hành quan sát phẫu diện đất gồm mấy bước?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: A. 3

Giải thích:Quy trình thực hành quan sát phẫu diện đất gồm 3 bước:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt quan sát

Bước 2: Xác định tầng

Bước 3: Quan sát phẫu diện đất – SGK trang 36, 37

Câu 8:Dụng cụ cần chuẩn bị trong bài thực hành quan sát phẫu diện đất gồm?

A. Cuốc, xẻng, gầu múc nước

B. Thước, dao

C. Giấy, bút chì

D. Tất cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D. Tất cả A, B, C đều đúng

Giải thích:Dụng cụ cần chuẩn bị trong bài thực hành quan sát phẫu diện đất gồm: Cuốc, xẻng, gầu múc nước, thước, dao, giấy, bút chì – SGK trang 36

Câu 9: Phẫu diện đất là:

A. màu sắc, thành phần cơ giới hoặc độ chặt, chia đất thành từng tầng.

B. đường thẳng từ lớp mặt đất xuống đáy.

C. mặt phẳng cắt thẳng góc với mặt đất từ trên xuống dưới.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án: C. mặt phẳng cắt thẳng góc với mặt đất từ trên xuống dưới.

Giải thích: Phẫu diện đất là mặt phẳng cắt thẳng góc với mặt đất từ trên xuống dưới – Thông tin bổ sung – SGK trang 38

Câu 10:Đối với đất trồng lúa nước, phẫu diện đất tầng đầu là:

A. tầng canh tác

B. tầng đế cày

C. tầng tích tụ

D. tầng gơ lây

Đáp án: A. tầng canh tác

Giải thích: Đối với đất trồng lúa nước, phẫu diện đất tầng đầu là tầng canh tác – SGK trang 37

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1040

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống