Chương 2: Chăn nuôi, thủy sản đại cương

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

A. Lý thuyết, Nội dung bài học

I – CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHỌN LỌC VẬT NUÔI.

1. Ngoại hình thể chất

a) Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con vật mang đặc điểm đặc trưng riêng của giống, qua đó thể hiện nhận định tình trạng sức khoẻ, cấu trúc hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể và dự đoán khả năng sản xuất của vật nuôi.

b) Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi. Được hình thành bởi tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể vật nuôi. Thể chất có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của con vật nuôi.

2. Khả năng sinh trưởng, phát dục

Khả năng sinh trưởng vật nuôi thường được đánh giá dựa vào: Tốc độ tăng khối lượng cơ thể (tính bằng g/ngày hay kg/tháng) và mức tiêu tốn thức ăn (số kg thức ăn để tăng 1kg khối lượng cơ thể)

Khả năng phát dục của vật nuôi được đánh giá bằng thời gian tính dục và thuần thục tính dục ở mỗi loài

Khả năng sinh trưởng, phát dục là căn cứ quan trọng đánh giá chọn lọc. Con vật được chọn làm giống phải có khả năng sinh trưởng, phát dục tốt, lớn nhanh, mức tiêu tốn thức ăn thấp, cơ thể phát triển hoàn thiện, thành thục dục tính rõ, phù hợp độ tuổi từng giống.

3. Sức sản xuất

Sức sản xuất là mức độ sản xuất ra sản phẩm của như : khả năng làm việc, khả năng sinh con, cho thịt, cho trứng, sữa,…

Giống vật nuôi khác nhau có sức sản xuất khác nhau, tuy nhiên còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc điểm cá thể.

II – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI:

1. Chọn lọc hàng loạt:

Là phương pháp được áp dụng khi cần chọn lọc một số lượng nhiều vật nuôi một lúc hay trong thời gian ngắn, thường sử dụng chọn giống tiểu gia súc và gia cầm cái sinh sản.

Trước khi chọn lọc, người ta đặt ra các chỉ tiêu cụ thể và các chỉ tiêu chọn lọc đối với con vật giống. Sau đó dựa vào các số liệu theo dõi được trên đàn vật nuôi để lựa chọn. Những cá thể đạt tiêu chuẩn giữ làm giống.

Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém, có thể thực hiện ngay trong điều kiện sản xuất nhưng hiệu quả chọn lọc không cao.

2. Chọn lọc cá thể được tiến hành tại các trung tâm giống để chọn lọc vật nuôi cần đạt yêu cầu cao về chất lượng giống (đực giống), quá trình chọn lọc gồm 3 bước:

a) Chọn lọc tổ tiên là dựa vào lí lịch để xem xét các đời tổ tiên con vật tốt hay xấu và dự đoán các phẩm chất sẽ có được ở đời con. Cá thể nào có tổ tiên tốt về nhiều mặt là cá thể có triển vọng tốt.

b) Chọn lọc bản thân là các con vật tham gia chọn lọc trong điều kiện tiêu chuẩn về chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ loại và được theo dõi chặt chẽ về các chỉ tiêu chọn lọc (kiểm tra năng suất cá thể), những cá thể có kết quả kiểm tra tốt sẽ được chọn làm giống.

c) Kiểm tra đời sau

Xác định khả năng di truyền các tính trạng tốt của bản thân con vật cho đời sau. Khi đánh giá, người ta căn cứ vào phẩm chất của đời con để quyết định có tiếp tục sử dụng bố hoặc mẹ chúng làm giống hay không.

Hiệu quả chọn lọc cao nhưng cần nhiều thời gian, điều kiện cơ sở vật chất tốt, trình độ khoa học – kĩ thuật cao

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1108

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống