Bộ Đề Thi Sinh Học Lớp 11 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1: Ở thực vật nào dưới đây, quá trình cố định và tái cố định CO2 diễn ra ở 2 vị trí khác nhau (2 loại tế bào khác nhau)?

A. Rau dền            B. Dứa gai             C. Xương rồng                D. Lúa nước

Câu 2: Cây nào dưới đây thuộc nhóm thực vật CAM?

A. Thuốc bỏng            B. Ngô              C. Khoai lang               D. Kê

Câu 3: Trong các thực vật dưới đây, thực vật nào có nhu cầu nước thấp nhất?

A. Cải thảo           B. Xương rồng               C. Cà chua            D. Rau diếp

Câu 4: Trong quang hợp, sản phẩm nào dưới đây của pha sáng không tham gia vào pha tối?

A. ATP             B. NADPH             C. O2           D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5: Trong các thực vật dưới đây, thực vật nào có năng suất sinh học cao nhất?

A. Dứa gai            B. Cao lương                  C. Sắn                  D. Lê gai

Câu 6: Chu trình Canvin có ở loài thực vật nào dưới đây?

A. Mã đề               C. Xoài

B. Cam thảo          D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7: Chu trình C4 có ở loài thực vật nào dưới đây?

A. Dứa gai            B. Đậu xanh                   C. Sắn                  D. Khoai lang

Câu 8: Quá trình cố định CO2 ở cây cỏ gấu xảy ra ở mấy loại tế bào?

A. 4             B. 2             C. 3             D. 1

Câu 9: Trong chu trình C3, chất nhận CO2 đầu tiên là?

A. Aldehit photpho glixeric.          C. Ribulozo 1,5 – diphotphat. 

B. Axit oxalic.                               D. Photpho enol piruvic.

Câu 10: Dựa vào con đường cố định CO2, em hãy cho biết thực vật nào dưới đây không cùng nhóm với những thực vật còn lại?

A. Xương rồng              B. Dứa              C. Mía             D. Thuốc bỏng

Câu 11: Các tia sáng đỏ xúc tiến cho quá trình nào?

A. Tổng hợp ADN          C. Tổng hợp cacbohidrat

B. Tổng hợp prôtêin       D. Tổng hợp lipit

Câu 12. Sự hút khoáng thụ động phụ thuộc vào:

A. Hoạt động trao đổi chất               C. Chênh lệch nồng độ ion

B. Hoạt động thẩm thấu                   D. Cung cấp năng lượng

Câu 13. Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng:

A. Ứ giọt              C. Thoát hơi nước và ứ giọt

B. Rỉ nhựa           D. Rỉ nhựa và ứ giọt

Câu 14. Sản phẩm quang hợp đầu tiên  của chu trình CAM là:

A. AOA               B. APG hoặc AOA                C. APG            D. AlPG

Câu 15. Ở cây xanh, sự kiện nào có thể tiếp tục diễn ra trong cả 4 điều kiện: nắng, rải rác có mây, đầy mây, mưa?

A. Hấp thụ nước             C. Hô hấp

B. Quang hợp                 D. Thoát hơi nước

Câu 16. Lá cây có màu xanh là do:

A. Bước sóng màu xanh tím được hấp thụ nhiều và tạo màu xanh cho lá

B. Bước sóng màu xanh lục được hấp thụ và tạo màu xanh cho lá.

C. Bước sóng màu xanh lục không được hấp thụ và phản xạ trở lại.

D. Bước sóng màu xanh tím không được hấp thụ và phản xạ trở lại

Câu 17. Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là:

A. Chỉ mở ra khi tiến hành quang hợp để hấp thụ CO2 vào ban ngày

B. Chỉ đóng vào giữa trưa khi nhiệt độ quá cao làm hạn chế sự mất nước.

C. Đóng vào ban ngày và chỉ mở vào ban đêm

D. Đóng vào ban đêm và chỉ mở vào ban ngày

Câu 18. Trong các động lực sau đây, động lực nào ảnh hưởng lớn nhất đến sự vận chuyển nước trong mạch gỗ?

A. Lực dính bám của phân tử nước với nhau.

B. Áp suất rễ

C. Quá trình thoát hơi nước ở lá.

D. Lực liên kết giữa các phân tử nước trong mạch gỗ

Câu 19. Năng suất kinh tế là:

A. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các
 sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người.

B. 2/3 năng suất sinh học tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá
 trị kinh tế đối với từng loại cây.

C. 1/2 năng suất sinh học tích luỹ trong các cơ quan sinh sản của thực vật.

D. Là năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan hoa, quả hoặc lá.

Câu 20. Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do:

A. Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hoá của keo đất

B. Làm cho cây nóng và héo lá

C. Nồng độ dịch đất cao hơn dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước
 bằng cơ chế thẩm thấu.

D. Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, mất ổn định thành phần chất nguyên
 sinh.

Câu 21: Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm  thực vật nào chỉ diễn ra

trong chu trình canvin?

A. Thực vật CAM           C. Thực vật C4 và thực vật CAM

B. Thực vật C4               D. Thực vật C3

Câu 22. Nhóm thực vật chỉ có một loại lục lạp làm nhiệm vụ quang hợp là:

A. Chỉ có thực vật CAM                    C. Thực vật C3 và thực vật CAM

B. Thực vật C3 và thực vật C4            D. Thực vật C4 và thực vật CAM

Câu 23. Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp cho quang hợp ở TV là:

A. 0,01%               B. 0,03%               C. 0,02%               D. 0,04%

Câu 24. Các chất hữu cơ của thực vật được hình thành chủ yếu từ chất nào?

A. N2              B. H2O               C. CO2               D. Các chất khoáng

Câu 25. Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá có đặc điểm:

A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh

D. Vận tốc lớn được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Lông hút ở rễ do tế bào nào phát triển thành?

A. Tế bào mạch gỗ ở rễ             C. Tế bào nội bì

B. Tế bào mạch cây ở rễ           D. Tế bào biểu bì

Câu 2: Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?

A. Hoa          B. Lá           C. Thân               D. Rễ

Câu 3: Dạng nitơ nào cây có thể hấp thụ được?

A. NO3– và NH4+             C. NO2 và N2

B. NO2– và NO3              D. NO2 và NH4+

Câu 4: Các cây trên cạn khó hút được nước khi sống trên đất ngập mặn vì

A. Dịch tế bào rễ nhược trương so với môi trường đất

B. Tính chất vật lý , hóa học của đất luôn thay đổi

C. Hàm lượng muối khoáng hòa tan cao làm cho đất có phản ứng kiềm

D. Bộ rễ của cây trên cạn thiếu hệ thống rễ thở đâm từ dưới lên trên mặt đất

Câu 5: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào:

A. Hoạt động trao đổi chất                 C. Cung cấp năng lượng

B. Chênh lệch nồng độ ion                 D. Hoạt động thẩm thấu

Câu 6: Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hòa tan chiếm 10-20% hàm lượng, đó là chất nào sau đây?

A. Tinh bột           B. Protein             C. Saccarozo         D. ATP

Câu 7: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng trên mặt lá của cây có tác dụng nào sau đây?

A. Tránh nhiệt độ cao làm hư hại các tế bào bên trong lá

B. Giảm sự thoát hơi nước của cây

C. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời

D. Tăng tế số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá

Câu 8: Khi nói về khí khổng trên lá của các loài cây, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ở cây bưởi, số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá nhiều hơn mặt trên

B. Ở ngô số lượng khí khổng ở hai mặt là như nhau

C. Tất cả các loài cây đều có khí khổng phân bố ở hai mặt lá

D. Tỉ lệ diện tích khí khổng so với diện tích lá là rất nhỏ ( dưới 1%) nhưng lượng hơi nước bốc hơi qua khí khổng là rất lơn (chiếm 80-90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá)

Câu 9: Nito hữu cơ tồn tại trong xác thực vật, xác động vật là dạng:

A. Nito không tan, cây không hấp thụ được

B. Nito muối khoáng, cây hấp thụ được

C. Nito độc hại cho cây

D. Nito tự do, nhờ vi sinh vật cố định cây mới sử dụng được

Câu 10: Tế bào mạch gỗ của cây gồm:

A. Quản bào và tế bào nội bì               C. Quản bào và mạch ống

B. Quản bào và tế bào lông hút           D. Quản bào và tế bào biểu bì

Câu 11: Lực đóng vai trò chính co quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá là lực nào sau đây?

A. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước)

B. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước)

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước

D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn

Câu 12: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì:

A. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được

B. Tế bào nội bì không thấm nước nên không vận chuyển qua được

C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được

D. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác

Câu 13: Cơ quan thoát hơi nước của cây là:

A. Cành              B. Lá               C. Rễ                 D. Thân

Câu 14: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh

B. Vận tốc lớn và được điều hành

C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh

D. Vận tốc bé và được điều hành

Câu 15: Thoát hơi nước qua lá bằng con đường

A. Qua cutin, biểu bì                          C. Qua cutin, mô giậu

B. Qua khí khổng, mô giậu                 D. Qua khí khổng, cutin

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?

A. Nguyên tố không thể thay thế bằng nguyên tố khác

B. Nguyên tố mà khi thiếu cây sẽ sinh trưởng phát triển chậm

C. Nguyên tố tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất

D. Nguyên tố mà khi thiếu cây không hoàn thành chu trình sống

Câu 17: Khi nói về sự thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây

B. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp

C. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét

D. Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút nước và hút khoáng của cây

Câu 18: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của

A. Quả non.          B. Thân cây.          C. Hoa.                 D. Lá cây.

Câu 19: Lá cây bị vàng do thiếu diệp lục, có thể chọn những nguyên tố khoáng nào sau đây để bón cho cây?

A. P, K, Fe            B. N, Mg, Fe         C. P, K, Mn           D. S, P, K

Câu 20: Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong?

A. Chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

B. Chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

C. Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê.

D. Dung dịch dinh dưỡng có magiê.

II. Tự luận:

Câu 1: So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây?

Câu 2: Nêu diễn biến của quá trình quang hợp. Pha tối có cần ánh sáng không? Vì sao?

Câu 3: Nêu các động lực của dòng mạch gỗ. Giải thích hiện tượng ứ giọt ở các cây thân thảo.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Trắc nghiệm:

Câu 1: Khi nói về khí khổng trên lá của các loài cây, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ở cây bưởi, số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá nhiều hơn mặt trên

B. Ở ngô số lượng khí khổng ở hai mặt là như nhau

C. Tất cả các loài cây đều có khí khổng phân bố ở hai mặt lá

D. Tỉ lệ diện tích khí khổng so với diện tích lá là rất nhỏ ( dưới 1%) nhưng lượng hơi nước bốc hơi qua khí khổng là rất lơn (chiếm 80-90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá)

Câu 2: Nito hữu cơ tồn tại trong xác thực vật, xác động vật là dạng:

A. Nito không tan, cây không hấp thụ được 

B. Nito muối khoáng, cây hấp thụ được

C. Nito độc hại cho cây 

D. Nito tự do, nhờ vi sinh vật cố định cây mới sử dụng được

Câu 3: Tế bào mạch gỗ của cây gồm:

A. Quản bào và tế bào nội bì               C. Quản bào và mạch ống

B. Quản bào và tế bào lông hút           D. Quản bào và tế bào biểu bì

Câu 4: Lực đóng vai trò chính co quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá là lực nào sau đây?

A. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước) 

B. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước)

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước

D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn

Câu 5: Lông hút ở rễ do tế bào nào phát triển thành?

A. Tế bào mạch gỗ ở rễ             C. Tế bào nội bì

B. Tế bào mạch cây ở rễ           D. Tế bào biểu bì

Câu 6: Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?

A. Hoa        B. Lá           C. Thân          D. Rễ

Câu 7: Dạng nito nào cây có thể hấp thụ được?

A. NO3 và NH4+             C. NO2 và N2

B. NO2 và NO3              D. NO2 và NH4+

Câu 8: Các cây trên cạn khó hút được nước khi sống trên đất ngập mặn vì

A. Dịch tế bào rễ nhược trương so với môi trường đất

B. Tính chất vật lý , hóa học của đất luôn thay đổi

C. Hàm lượng muối khoáng hòa tan cao làm cho đất có phản ứng kiềm

D. Bộ rễ của cây trên cạn thiếu hệ thống rễ thở đâm từ dưới lên trên mặt đất

Câu 9: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào:

A. Hoạt động trao đổi chất                 C. Cung cấp năng lượng

B. Chênh lệch nồng độ ion                 D. Hoạt động thẩm thấu

Câu 10: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh     C. Vận tốc lớn và được điều hành

B. Vận tốc bé và không được điều chỉnh       D. Vận tốc bé và được điều hành

Câu 11: Thoát hơi nước qua lá bằng con đường nào?

A. Qua cutin, biểu bì                 C. qua khí khổng, mô giậu

B. Qua cutin, mô giậu               D. qua khí khổng, cutin

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?

A. Nguyên tố không thể thay thế bằng nguyên tố khác

B. Nguyên tố mà khi thiếu cây sẽ sinh trưởng phát triển chậm

C. Nguyên tố tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất

D. Nguyên tố mà khi thiếu cây không hoàn thành chu trình sống

Câu 13: Khi nói về sự thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây

B. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp

C. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét

D. Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút nước và hút khoáng của cây

Câu 14: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của

A. Quả non.           B. Thân cây.            C. Hoa.           D. Lá cây.

Câu 15: Lá cây bị vàng do thiếu diệp lục, có thể chọn những nguyên tố khoáng nào sau đây để bón cho cây?

A. P, K, Fe            B. N, Mg, Fe           C. P, K, Mn          D. S, P, K

Câu 16: Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong

A. Chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê. 

B. Chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

C. Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê. 

D. Dung dịch dinh dưỡng có magiê.

Câu 17: Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hòa tan chiếm 10-20% hàm lượng, đó là chất nào sau đây?

A. Tinh bột           B. Protein           C. Saccarozo              D. ATP

Câu 18: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng trên mặt lá của cây có tác dụng nào sau đây?

A. Tránh nhiệt độ cao làm hư hại các tế bào bên trong lá 

B. Giảm sự thoát hơi nước của cây

C. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời 

D. Tăng tế số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá

Câu 19: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì:

A. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được

B. TẾ bào nội bì không thấm nước nên không vận chuyển qua được

C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được

D. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác

Câu 20: Cơ quan thoát hơi nước của cây là:

A. Cành               B. Lá               C. Rễ                D. Thân

II. Tự luận:

Câu 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thoát hơi nước qua lá? Lá thoát nước chủ yếu ở bề mặt nào? Vì sao?

Câu 2: Phân biệt quang hợp và hô hấp. Vì sao nói quang hợp và hô hấp có mối quan hệ mật thiết với nhau?

Câu 3: Vì sao nói thoát hơi nước là tai họa tất yếu đối với thực vật?

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Câu 1 . Điểm bão hòa ánh sáng là

A. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại

B. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu.

C. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.

D. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình.

Câu 2. Các chất hữu cơ của thực vật được hình thành từ chất nào ?

A. Nitơ              B. Mn           C. Cacbonic          D. Các chất khoáng

Câu 3. Lông hút có vai trò chủ yếu là?

A. Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.

B. Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.

C. Lách vào kẽ hở của đất giúp cho rễ lấy được ôxi để hô hấp.

D. Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.

Câu 4. Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang?

A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước.

B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước.

C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiểu với dòng nước.

D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước.

Câu 5. Động mạch là?

A. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

B. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điểu hoà lượng máu đến các cơ quan.

C. Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

D. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi các sản phẩm bài tiết của các cơ quan.

Câu 6.  Vì, sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước ?

A. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.           C. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.

B. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.           D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.

Câu 7. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?

A. Tích luỹ năng lượng.                               C. Điều hòa không khí.

B. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.          D. Tạo chất hữu cơ.

Câu 8. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep tạo ra

A. CO2 + ATP + NADH                              C. CO2 + ATP + FADH2

B. CO2 + ATP + NADH + FADH2                   D. CO2 + NADH + FADH2

Câu 9. Chu kỳ Crep diễn ra ở trong

A. Tế bào chất.               B. Nhân.               C. Ti thể.              D. Lục lạp.

Câu 10. Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ

A. Sự va đẩy của các tế bào máu.              C. Dòng máu chảy liên tục.

B. Năng lượng co tim.                                 D. Co bóp của mạch.

Câu 11. Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp ?

A. Ở màng ngoài.                C. Ở chất nền.

B. Ở màng trong.                 D. Ở tilacôit.

Câu 12. Điều nào sau đây không đúng với dạng nước tự do?

A. Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.

B. Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.

C. Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào

D. Là dạng nước bị hút bởi các phần tử tích điện.

Câu 13. Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng nào?

A. 30 – 35°C.                  C. 45 – 50°C.

B. 40 – 45°C.                  D. 35 – 40°C.

Câu 14. Vai trò của canxi đối với thực vật là?

A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

B. Thành phần của axit nucleic, ATP, phôtpholipit, coenzim cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

C. Thành phần của prôtêin, axit nuclêic.

D. Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Câu 15. Ý nào dưới đây không đúng với sự đóng mở khí khổng?

A. Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng.

B. Nếu chuyển cây từ trong tối ra ngoài sáng thì khí khổng mở và ngược lại.

C. Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày

D. Một số cây khi thiếu nước, khi ở ngoài sáng khí khổng đóng lại.

Câu 16. Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan

A. Lục lạp, lizôxôm, ti thể.                 C. Lục lạp, bộ máy gôngi, ti thể.

B. Lục lạp, perôxixôm, ti thể.             D. Lục lạp, ribôxôm, ti thể.

Câu 17. Chu trình cố định ở thực vật diễn ra ở đâu ?

A. Giai đoạn đầu cố định  và giai đoạn tái cố định  theo chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

B. Giai đoạn đầu cố định  diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái cố định  theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.

C. Giai đoạn đầu cố định  diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái cố định  theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

D. Giai đoạn đầu cố định  và giai đoạn tái cố định  theo chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.

Câu 18. Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra ?

A. Được cung cấp năng lượng ATP.            

B. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

C. Có các lực khử mạnh.

D. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.

Câu 19. Kết quả nào sau đây không đúng: Khi đưa cây ra ngoài sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp

A. Làm thay đổi nồng độ  và pH.

B. Làm giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào.

C. Làm cho hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở.

D. Làm tăng hàm lượng đường.

Câu 20. Xem hình dưới và cho biết chú thích nào không đúng ?

A. 1. Đường phân.                  C.  2. Axetil CoA.

B.  4. Chu trình Crep.              D.  6. Len men.

Câu 21. Sự hiểu hiện triệu chứng thiếu lưu huỳnh của cây là?

A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

B. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá.

C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

D. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.

Câu 22. Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ diễn ra trong chu trình Canvin?

A. Nhóm thưc vật.          C. Nhóm thưc vật CAM.

B. Nhóm thưc vật.          D. Nhóm thưc vật  và CAM.

Câu 23. Những cây thuộc nhóm thực vật là?

A. Lúa, khoai, sắn, đậu.            C. Rau dền, kê, các loại rau.

B. Ngô, mía, cỏ gấu.                 D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

Câu 24. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. Từ mạch gỗ sang mạch rây.

B. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống

C. Qua mạch gỗ.

D. Từ mạch rây sang mạch gỗ.

Câu 25. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ  có ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào ?

A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ  thuận lợi cho quang hợp.

B. Trong điểu kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ  thuận lợi cho quang hợp.

C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ  không thuận lợi cho quang hợp.

D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ  thuận lợi cho quang hợp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Câu 1. Ghép nội dung cột 1 với cột 2 sao cho đúng.

A. I: 5, 1; II: 3, 7, 8; III: 4, 2              C. I: 3, 1; II: 5, 7, 8; III: 4, 2.

B. I: 3, 1, 7; II: 5, 8; III: 4, 2.             D. I: 5, 1, 7; II: 3, 8; III: 4, 2.

Câu 2. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào?

A. Khi mới bón phân, cây dễ hút nước do sự sinh trưởng của rễ tăng, sau đó sự hút nước giảm dần.

B. Khi mới bón phân, cây khó hút nước do nồng độ dịch đất tăng, sau đó cây dễ hút nước hơn do hút khoáng làm tăng dịch bào.

C. Khi mới bón phân, hàm lượng H+ giảm, cây tăng cường hút nước để bù lại, sau đó hàm lượng H+ cân bằng, quá trình hút nước trở lại bình thường.

D. Khi mới bón phân, hàm lượng OH tăng, cây giảm hút nước, sau đó hàm lượng OH cân bằng quá trình hút nước trở lại bình thường.

Câu 3. Các tia sáng xanh tím kích thích quá trình:

A. Tổng hợp cacbohiđrat        C. Tổng hợp prôtêin.

B. Tổng hợp lipit.                     D. Tổng hợp ADN.

Câu 4. Hệ sắc tố quang hợp là?

A. Diệp lục và carôtennôit.                 C. Diệp lục b và carôten.

B. Diệp lục a và carôten.                    D. Diệp lục và carôten.

Câu 5. Giả sử nồng độ ion Ca2+ ở trong tế bào lông hút của cây A là 0,001 cM. Theo lí thuyết, cây A sống ở môi trường có nồng độ Ca2+ nào sau đây thì cần phải tiêu tốn năng lượng cho việc hấp thụ ion Ca2+?

A. 0,012              B. 0,065              C. 0,008              D. 0,0008

Câu 6. Trong các thành phần sau, thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào ?

(1) Lông hút

(2) mạch gỗ

(3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ

(4) tế bào nội bì 

(5) trung trụ

A. (1)→(3) → (4) → (5) → (2)           C. (1) → (3) → (4) → (2) → (5)

B. (1) → (3) → (5) → (4) → (2)         D. (1) → (4) → (3) → (5) → (2)

Câu 7. Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm?

A. Vì ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho hoạt động của nhóm thực vật này.

B. Vì ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2.

C. Vì ban đêm, khí khổng mới mở ra, ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.

D. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm.

Câu 8. Có bao nhiều biện pháp sau đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng?

I. Bón phân, tưới nước hợp lí.

II. Chọn giống có cường độ quang hợp cao.

III. Trồng cây với mật độ thích hợp.

IV, Trồng cây đúng mùa vụ.

A. 1             B. 2             C. 3             D. 4

Câu 9. Câu nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?

A. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

B. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào.

C. Tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

D. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống.

Câu 10. Cho các phát biểu sau đây về quá trình cố định đạm sinh học:

(1). Chỉ được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh với các dạng thực vật bậc cao.

(2). Chỉ do các vi sinh vật nhân sơ có hệ thống enzyme nitrogenase thực hiện.

(3). Trồng các thực vật cộng sinh với vi sinh vật cố định đạm làm tiết kiệm phân bón.

(4). Có thể dùng bèo hoa dâu làm phân bón hữu cơ và cung cấp đạm cho cây trồng.

Số phát biểu chính xác là:

A. 1             B. 4             C. 3             D. 2

Câu 11. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về quá trình chuyển hóa nitơ thành các dạng mà cây hấp thụ được?

I. Sự phóng điện trong cơn giông đã ôxy hoá N2 thành nitơ dạng nitrat.

II. Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.

III. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.

IV. Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun.

A. 1             B. 3             C. 4             D. 2

Câu 12. Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình quang hợp?

A. CO2                 B. H2O                 C. N2                   D. O2

Câu 13. Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là

A. Lực hút của lá (quá trình thoát hơi nước)

B. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.

D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

Câu 14. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:

A. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

B. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

D. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 15. Phương trình hô hấp hiếu khí nào dưới đây là chính xác?

A. C6H12O6 + 6O2→6CO2+ 6HO.

B. C6H12O6 + 6O2→6HO + 6CO2+ ATP.

C. C6H12O6 + 6O2→6HO + 6CO+ năng lượng (nhiệt + ATP).

D. C6H12O6 + 6O2→6HO + 6CO+ NADPH + NADH + ATP.

Câu 16. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua đâu?

A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

B. Từ mạch gỗ sang mạch rây.

C. Từ mạch rây sang mạch gỗ.

D. Qua mạch gỗ.

Câu 17. Quá trình khử nitrat xảy ra theo các bước nào sau đây?

A. NO3 → NO2 → NH4+.        C. NO2 → NO3 → NH4+.

B. N2 → NH3 → NH4+.             D. NH3→ NO3 → NH4+.

Câu 18:  Nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rể:

A. Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất        C. A và B

B. độ thoáng của đất                                    D. A hoặc B           

Câu 19: Dòng vận chuyển vật chất trong cây gồm:

A. 1 dòng              B. 2 dòng              C. 3 dòng              D. 4 dòng

Câu 20: Dòng mạch gỗ vận chuyển :

A. Nước               B. Ion khoáng               C. A và B             D. A hoặc B  

Câu 21: Thành phần của dòng mạch gỗ gồm:

A. Nước                C. Các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ   

B. Ion khoáng       D. A, B, C.

Câu 22: Dòng mạch rây vận chuyển :

A. Nước                C. các chất hữu cơ                 

B. Ion khoáng       D. Axit nucleic và Protein

Câu 23: Thành phần của dòng mạch rây gồm:

A. Nước                C. các chất hữu cơ được tổng hợp ở lá 

B. Ion khoáng       D. Axit nucleic và Protein

Câu 24: Động lực đẩy dòng mạch gỗ:

A. Áp suất rể

B. Lực hút từ thoát hơi nước ở lá  

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

D. A, B, C.

Câu 25: Động lực đẩy dòng mạch rây:

A. Lực từ thoát hơi nước ở lá

B. Áp suất rể  

C. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa  

D. A và C

……………………..

……………………..

……………………..

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 962

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống