Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Sinh Học lớp 11
Thời gian làm bài: 15 phút
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm)
Câu 1 : Nguyên tố nào dưới đây không phải là một trong những nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ở thực vật?
a. Cl
b. K
c. Mn
d. Hg
Câu 2 : Khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ở thực vật, điều nào dưới đây là sai?
a. Luôn chiếm tỉ lệ lớn về khối lượng trong cây
b. Nếu thiếu, cây sẽ không hoàn thành được chu trình sống
c. Không thể được thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác
d. Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất ở thực vật
Câu 3 : Nhóm nào dưới đây gồm toàn những nguyên tố đại lượng ở thực vật?
a. Fe, Mn, Ca, Mg, Cu
b. N, P, K, S, Ca
c. N, Cu, Mo, Ni, Mn
d. Fe, Mn, Ca, Mg, P
Câu 4 : Nguyên tố vi lượng nào dưới đây là thành phần cấu tạo axit nuclêic?
a. N
b. K
c. Mg
d. Zn
Câu 5 : Kẽm có vai trò gì trong cơ thể thực vật?
a. Là thành phần cấu tạo nên diệp lục
b. Tham gia vào quá trình quang phân li nước và hoạt hóa nhiều enzim
c. Hỗ trợ hoạt động của mô phân sinh
d. Tham gia cấu tạo nên enzim urêaza và hoạt hóa enzim
Câu 6 : Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây hại gì?
a. Ô nhiễm môi trường (đất, nước)
b. Gây độc cho cây (thậm chí gây chết)
c. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
d. Ô nhiễm nông phẩm
Câu 7 : Trong nông phẩm, dạng nitơ nào có khả năng gây bệnh ung thư ở người?
a. Nitơ phân tử
b. Nitrit
c. Amôni
d. Nitrat
Câu 8 : A mô ni trong mô thực vật được đồng hóa theo mấy con đường?
a. 5
b. 4
c. 3
d. 2
Câu 9 : Nguồn cung cấp chủ yếu dinh dưỡng khoáng cho cây trồng ngoài tự nhiên là
a. đất.
b. phân bón.
c. vi sinh vật cộng sinh.
d. nước mưa.
Câu 10 : Muối khoáng trong đất tồn tại chủ yếu ở mấy dạng?
a. 5
b. 4
c. 3
d. 2
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : d. Hg
Câu 2 : a. Luôn chiếm tỉ lệ lớn về khối lượng trong cây
Câu 3 : b. N, P, K, S, Ca
Câu 4 : a. N
Câu 5 : b. Tham gia vào quá trình quang phân li nước và hoạt hóa nhiều enzim
Câu 6 : c. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 7 : b. Nitrit
Câu 8 : c. 3 (amin hóa, chuyển vị amin và hình thành amit)
Câu 9 : a. đất.
Câu 10 : d. 2 (hòa tan và không hòa tan)
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra Giữa kì 1
Môn: Sinh Học lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Trắc nghiệm (trả lời đúng mỗi câu được 0,4 điểm)
Câu 1 : Ở thực vật trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào của rễ?
a. Miền trưởng thành
b. Miền sinh trưởng
c. Miền lông hút
d. Miền chóp rễ
Câu 2 : Dịch mạch gỗ bao gồm chủ yếu là
a. vitamin và enzim.
b. enzim và saccarôzơ.
c. hoocmôn thực vật và vitamin.
d. nước và muối khoáng.
Câu 3 : Vì sao nói thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ?
a. Vì thoát hơi nước giúp khí O2 thoát ra ngoài môi trường.
b. Vì thoát hơi nước tạo ra lực hút, giúp vận chuyển nước, muối khoáng,… từ rễ lên các bộ phận phía trên của cây.
c. Vì thoát hơi nước đã kéo theo sự thất thoát về muối khoáng nên cây phải bù lại bằng cách dẫn nước lên trên.
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 4 : Ở thực vật, nguyên tố nào dưới đây không phải là nguyên tố đại lượng?
a. K
b. B
c. N
d. P
Câu 5 : Ở thực vật, nguyên tố sắt có vai trò nào sau đây?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Tham gia cấu tạo nên xitôcrôm
c. Tổng hợp nên diệp lục
d. Hoạt hóa enzim
Câu 6 : Nhóm vi khuẩn nào dưới đây có khả năng cố định nitơ và sống cộng sinh trong nốt sần của rễ cây họ Đậu?
a. Mycobacterium
b. Clostridium
c. Rhizobium
d. Salmonella
Câu 7 : Dưới tác động của vi khuẩn phản nitrat hóa thì nitrat trong đất sẽ được chuyển hóa thành
a. amôni.
b. nitơ phân tử.
c. amôniac.
d. nitrit.
Câu 8 : Sắc tố quang hợp nào tham gia trực tiếp vào việc chuyển hóa quang năng (năng lượng ánh sáng) thành hóa năng (năng lượng trong các liên kết hóa học)?
a. Carôten
b. Xantôphyl
c. Diệp lục b
d. Diệp lục a
Câu 9 : Ôxi được giải phóng trong pha sáng của quang hợp có nguồn gốc từ các phân tử
a. cacbohiđrat.
b. nước.
c. cacbônic.
d. glucôzơ.
Câu 10 : Cây trồng nào dưới đây là đại diện của thực vật C4 ?
a. Mía
b. Lúa nước
c. Thanh long
d. Xương rồng
B. Tự luận
1. Trình bày vai trò của quá trình thoát hơi nước và hai con đường thoát hơi nước qua lá. (5 điểm)
2. Vì sao cần phải bón phân hợp lý, tùy vào loại phân bón, loại đất, giống và loại cây trồng? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : c. Miền lông hút
Câu 2 : d. nước và muối khoáng.
Câu 3 : b. Vì thoát hơi nước tạo ra lực hút, giúp vận chuyển nước, muối khoáng,… từ rễ lên các bộ phận phía trên của cây.
Câu 4 : b. B (nguyên tố vi lượng)
Câu 5 : a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 6 : c. Rhizobium
Câu 7 : b. nitơ phân tử.
Câu 8 : d. Diệp lục a
Câu 9 : b. nước (nhờ quá trình quang phân li nước diễn ra trên màng tilacôit của lục lạp)
Câu 10 : a. Mía
B. Tự luận
1. A. Vai trò của quá trình thoát hơi nước:
– Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, tạo lực hút giúp vận chuyển nước và muối khoáng cũng như các chất tan khác từ rễ lên các bộ phận phía trên của cây (1 điểm)
– Tạo môi trường liên kết các bộ phận trong cây và tạo độ cứng cho cây thân thảo (0,5 điểm)
– Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở và nhờ đó mà khí CO2 có cơ hội khuếch tán vào trong lá, làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp diễn ra (0,5 điểm)
– Giúp hạ nhiệt bề mặt lá và điều hòa không khí. (0,5 điểm)
B. Hai con đường thoát hơi nước qua lá:
– Có 2 con đường thoát hơi nước qua lá: thoát hơi nước qua khí khổng và thoát hơi nước qua cutin. Trong đó, thoát hơi nước qua khí khổng đóng vai trò trọng yếu. (1 điểm)
– Thoát hơi nước qua khí khổng được điều tiết qua sự đóng mở khí khổng (chịu sự chi phối của hàm lượng nước, ánh sáng, nhiệt độ, sự có mặt của ion khoáng…). Khí khổng nằm ở phần biểu bì lá, được tạo thành do hai tế bào khí khổng nằm sát nhau. Khi no nước, thành mỏng của khí khổng cong làm thành dày cong theo và làm khí khổng mở. Khi mất nước, thành mỏng xẹp nằm duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại. Tuy nhiên, khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn (1 điểm)
– Thoát hơi nước qua cutin diễn ra với cường độ cao hay thấp phụ thuộc vào độ dày của lớp cutin. Lớp cutin càng mỏng thì thoát hơi nước qua cutin diễn ra càng mạnh mẽ và ngược lại (0,5 điểm)
2. Khi bón phân cho cây trồng, chúng ta cần phải bón hợp lí (đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng loại, đúng giai đoạn phát triển của cây) vì:
– Mỗi loại cây trồng cần thành phần ion khoáng khác nhau với hàm lượng khác nhau. Đặc biệt trong mỗi giai đoạn, cây trồng cũng có nhu cầu khoáng (về thành phần, hàm lượng) hoàn toàn khác nhau. Và nếu tuân thủ đúng điều này thì sẽ vừa bảo đảm an toàn vệ sinh, vừa tiết kiệm chi phí đồng thời cây trồng sẽ sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. (0,5 điểm)
– Nếu bón phân mà không chú ý đến chủng loại cây, lượng phân bón, thành phần phân bón thì trước tiên, cây trồng sẽ cho năng suất kém vì nguồn dinh dưỡng khoáng không đảm bảo (ion này thừa, ion kia thiếu). Thứ hai, sự tồn dư hóa chất có thể gây chết cây hoặc dẫn đến sự mất an toàn về sức khỏe khi chúng ta sử dụng thành phẩm của chúng làm thức ăn. Thứ ba, sự tồn dư phân bón ở môi trường ngoài sẽ gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người cũng như hệ sinh vật có liên quan. (0,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1
Môn: Sinh Học lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
Câu 1 : Hô hấp sáng của thực vật có sự tham gia của bào quan nào dưới đây?
a. Ti thể
b. Lục lạp
c. Perôxixôm
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 2 : Từ một phân tử glucôzơ, sau đường phân tạo ra bao nhiêu phân tử ATP?
a. 4
b. 1
c. 2
d. 3
Câu 3 : Khi nói về hô hấp ở thực vật, điều nào dưới đây là đúng?
a. Có cơ quan chuyên trách
b. Diễn ra rất yếu ở hạt đang nảy mầm
c. Xảy ra ở mọi bộ phận của cơ thể thực vật
d. Sản phẩm tạo thành là ôxi và tinh bột
Câu 4 : Năng suất sinh học là gì?
a. Là tổng khối lượng của cây trồng khi ở giai đoạn trưởng thành trên mỗi ha gieo trồng.
b. Là tổng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
c. Là tổng chất khô trong các cơ quan có giá trị kinh tế đối với con người.
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng.
Câu 5 : Ở thực vật C4, chu trình Canvin diễn ra ở
a. tế bào rễ.
b. tế bào mô giậu.
c. tế bào bao bó mạch.
d. tế bào biểu bì.
Câu 6 : Trong quang hợp của thực vật C3, glucôzơ tạo thành có nguồn gốc trực tiếp từ
a. tinh bột.
b. ribulôzơ – 1, 5 – điphôtphat.
c. axit phôtphoglixêric.
d. alđêhit phôtphoglixêric.
Câu 7 : Bón phân hợp lí được hiểu theo nghĩa nào sau đây?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Bón đúng loại, đủ số lượng và thành phần dinh dưỡng
c. Bón đúng nhu cầu của giống, loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng của cây
d. Bón phân phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết và mùa vụ
Câu 8 : Có bao nhiêu dạng nitơ khoáng được rễ cây hấp thụ?
a. 5
b. 2
c. 3
d. 4
Câu 9 : Đối với cơ thể thực vật, ion kali không có vai trò nào dưới đây?
a. Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng
b. Hoạt hóa enzim
c. Hỗ trợ hoạt động của mô phân sinh
d. Giúp cân bằng nước và ion
Câu 10 : Mạch gỗ bao gồm
a. quản bào và mạch ống.
b. ống rây và quản bào.
c. ống rây và tế bào kèm.
d. mạch ống và tế bào kèm.
B. Tự luận
1. So sánh hai hình thức hô hấp ở thực vật. (5 điểm)
2. Vì sao để tránh nguy cơ thất thoát nitơ trong đất, chúng ta cần giữ cho đất luôn tơi xốp, có độ thoáng khí cao? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 2 : c. 2
Câu 3 : c. Xảy ra ở mọi bộ phận của cơ thể thực vật
Câu 4 : b. Là tổng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Câu 5 : c. tế bào bao bó mạch.
Câu 6 : d. alđêhit phôtphoglixêric
Câu 7 : a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 8 : b. 2 (amôni và nitrat)
Câu 9 : c. Hỗ trợ hoạt động của mô phân sinh
Câu 10 : a. quản bào và mạch ống.
B. Tự luận
1. So sánh hai hình thức hô hấp ở thực vật:
A. Giống nhau:
– Đều sử dụng nguyên liệu là chất hữu cơ (điển hình là glucôzơ) (0,5 điểm)
– Đều trải qua giai đoạn đường phân (xảy ra trong tế bào chất) (1 điểm)
– Đều nhằm mục đích tạo ra năng lượng, cung cấp cho hoạt động sống của thực vật (0,5 điểm)
B. Khác nhau:
(6 ý, mỗi ý đúng và đủ được 0,5 điểm)
2. Khi đất không tơi xốp thì lượng ôxi khuếch tán vào đất sẽ thấp, lúc này các vi sinh vật kị khí trong đó điển hình là vi khuẩn phản nitrat hóa sẽ có cơ hội phát triển, thực hiện quá trình chuyển hóa nitrat có trong đất thành nitơ phân tử, làm thất thoát lượng lớn nitơ khoáng có trong đất. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, chúng ta cần phải thường xuyên vun xới để đất luôn thoáng khí và tơi xốp. (1 điểm)
Tham khảo các Đề thi, đề kiểm tra môn Sinh học lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: