Chuyên đề: Sinh sản ở động vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Trắc nghiệm Sinh sản vô tính, hữu tính ở động vật (phần 1)

Câu 1: Trong hình thức sinh sản nào dưới đây, cơ thể mẹ không được bảo toàn sau khi tạo ra các cá thể con ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Phân đôi

   C. Nảy chồi

   D. Trinh sinh

Câu 2: Ở ong mật, loại ong nào không mang bộ NST lưỡng bội (2n) ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Ong thợ

   C. Ong đực

   D. Ong chúa

Câu 3: Sinh sản bằng hình thức nảy chồi có ở động vật nào dưới đây ?

   A. Sán bã trầu

   B. Thuỷ tức

   C. Trùng roi xanh

   D. Mối

Câu 4: Động vật nào dưới đây có hình thức sinh sản vô tính khác với những động vật còn lại ?

   A. Rệp

   B. Ong

   C. Kiến

   D. San hô

Câu 5: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Nhân bản vô tính là … rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành phôi, phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.

   A. chuyển nhân của một tế bào trứng (n) vào một xôma tế bào đã lấy mất nhân.

   B. chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân.

   C. chuyển nhân của một tinh trùng (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân.

   D. chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tinh trùng đã lấy mất nhân.

Câu 6: Trinh sinh hiện chưa được tìm thấy ở nhóm động vật nào dưới đây ?

   A. Sâu bọ

   B. Thú

   C. Bò sát

   D. Cá

Câu 7: Động vật đơn bào có hình thức sinh sản vô tính giống với nhóm động vật nào dưới đây ?

   A. Giun dẹp

   B. Thân mềm

   C. Ruột khoang

   D. Chân đốt

Câu 8: Hình thức sinh sản vô tính nào dưới đây không có ở bọt biển ?

   A. Phân đôi

   B. Phân mảnh

   C. Nảy chồi

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9: Động vật nào dưới đây có khả năng tái sinh một phần cơ thể ?

   A. Chim bồ câu

   B. Rắn

   C. Ếch

   D. Thạch sùng

Câu 10: Sự thành công của nhân bản vô tính động vật có vú được ghi nhận lần đầu tiên vào năm nào ?

   A. 1994

   B. 1999

   C. 1997

   D. 1996

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B C B D B B A A D D

Trắc nghiệm Sinh sản vô tính, hữu tính ở động vật (phần 2)

Câu 1: Thụ tinh ngoài có ở động vật nào dưới đây ?

   A. Gà

   B. Rắn

   C. Ếch

   D. Hươu

Câu 2: Loài động vật nào dưới đây đẻ con ?

   A. Cá mè hoa

   B. Cá thu Nhật Bản

   C. Cá hổ kình

   D. Cá mặt trăng

Câu 3: Đâu là tên một loài động vật lưỡng tính ?

   A. Ong mật

   B. Gà tre

   C. Ếch đồng

   D. Giun đất

Câu 4: Nhóm phân loại nào dưới đây chỉ bao gồm những đại diện đẻ trứng ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Cá sụn

   C. Chim

   D. Thú

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

   A. Tất cả các loài cá đều đẻ trứng.

   B. Đa số các loài bò sát đẻ con.

   C. Phần lớn các loài chim đẻ trứng.

   D. Hầu hết các loài thú đẻ con.

Câu 6: Ăn thịt “bạn tình” là tập tính được tìm thấy ở nhóm động vật nào dưới đây ?

   A. Thỏ

   B. Gấu trúc

   C. Cá voi

   D. Nhện

Câu 7: Trong các động vật dưới đây, động vật nào có hình thức sinh sản hữu tính tiến hoá nhất ?

   A. Cá mập

   B. Cá nhà táng

   C. Cá thu

   D. Cá chép

Câu 8: Khi nói về sinh sản ở động vật, nhận định nào dưới đây là chính xác ?

   A. Đẻ trứng tiến hoá hơn đẻ con.

   B. Sinh sản vô tính tiến hoá hơn sinh sản hữu tính.

   C. Giao phối tiến hoá hơn tự phối.

   D. Thụ tinh ngoài tiến hoá hơn thụ tinh trong.

Câu 9: Hiện nay, trứng của động vật nào có kích thước lớn nhất hành tinh ?

   A. Công

   B. Kền kền

   C. Đà điểu

   D. Ngỗng

Câu 10: Trong tự nhiên tồn tại mấy hình thức sinh sản hữu tính ở động vật ?

   A. 5

   B. 4

   C. 2

   D. 3

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C C D C D D B C C D

Trắc nghiệm Sinh sản vô tính, hữu tính ở động vật (phần 3)

Câu 1: Cặp hoocmôn nào dưới đây có tác dụng trực tiếp lên ống sinh tinh, kích thích sản sinh ra tinh trùng ?

   A. Testostêrôn và FSH

   B. FSH và LH

   C. GnRH và LH

   D. LH và testostêrôn

Câu 2: Ở nam giới, khi nồng độ testostêrôn tăng cao thì loại hoocmôn nào dưới đây sẽ bị giảm tiết ?

   A. GnRH

   B. FSH

   C. Tất cả các phương án còn lại

   D. LH

Câu 3: Các hoocmôn prôgestêrôn và ơstrôgen tác động chủ yếu lên niêm mạc của bộ phận nào trong cơ quan sinh dục nữ ?

   A. Ống dẫn trứng

   B. Tử cung

   C. Âm đạo

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4: Hoocmôn nào dưới đây không tham gia vào cơ chế điều hoà sinh trứng ?

   A. GnRH

   B. ACTH

   C. LH

   D. FSH

Câu 5: Tuyến yên tiết ra mấy loại hoocmôn tham gia vào cơ chế điều hoà sinh dục ?

   A. 5

   B. 4

   C. 3

   D. 2

Câu 6: Trong 3 tháng đầu của thai kì, hoocmôn tiết ra từ bộ phận nào đóng vai trò chủ đạo trong việc duy trì độ dày, xốp của lớp niêm mạc tử cung ?

   A. Thể vàng

   B. Nhau thai

   C. Tử cung

   D. Ống dẫn trứng

Câu 7: Ở nam giới, ICSH là tên gọi khác của hoocmôn nào ?

   A. GH

   B. LH

   C. FSH

   D. Testostêrôn

Câu 8: Thể vàng không tiết ra hoocmôn nào dưới đây ?

   A. Ơstrôgen

   B. Prôgestêrôn

   C. Testostêrôn

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9: Ở vùng nhiệt đới, chu kì rụng trứng của chuột nhà là

   A. 28 ngày.

   B. 11 ngày.

   C. 21 ngày.

   D. 5 ngày.

Câu 10: Ở não người, bộ phận nào dưới đây tham gia trực tiếp vào cơ chế điều hoà sinh tinh, sinh trứng ?

   A. Đại não

   B. Tiểu não

   C. Não giữa

   D. Não trung gian

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A C B B D A B C D D

Trắc nghiệm Sinh sản vô tính, hữu tính ở động vật (phần 4)

Câu 1: Tác nhân nào dưới đây có thể làm rối loạn chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ ?

   A. Đồ uống chứa cồn

   B. Căng thăng thần kinh

   C. Thuốc lá

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 2: Một người phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày. Nếu ngày kinh đầu tiên trong một chu kì của chị là 25/3/2017 thì để tránh thai, quan hệ tình dục vào thời gian nào dưới đây sẽ là an toàn nhất ?

   A. 16/4/2017

   B. 8/4/2017

   C. 7/4/2017

   D. 3/4/2017

Câu 3: Biện pháp tránh thai nào dưới đây có cơ chế tác động khác với các biện pháp tránh thai còn lại ?

   A. Dùng miếng dán tránh thai

   B. Cấy que tránh thai

   C. Đặt vòng tránh thai

   D. Uống viên tránh thai

Câu 4: Trong các động vật dưới đây, động vật nào có sức sinh sản cao nhất ?

   A. Chó

   B. Chuột

   C. Thỏ

   D. Mèo

Câu 5: Để gà có thể đẻ 2 trứng mỗi ngày, người ta thường tác động đến nhân tố nào ?

   A. Độ ẩm không khí

   B. Nhiệt độ

   C. Ánh sáng

   D. Thức ăn

Câu 6: Nạo phá thai có thể dẫn đến hậu quả nào dưới đây ?

   A. Vô sinh

   B. Tổn hại sức khoẻ

   C. Sang chấn tâm lý

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7: Người ta thường chú trọng gia tăng số lượng con đực trong đàn nếu muốn thu hoạch sản phẩm nào dưới đây ?

   A. Tơ tằm

   B. Nhung hươu

   C. Lông cừu

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8: Trong chăn nuôi gia súc, biện pháp nào dưới đây không được áp dụng để điều khiển giới tính ?

   A. Lọc trứng

   B. Tách tinh trùng

   C. Sử dụng hoocmôn

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9: Biện pháp nào dưới đây được xem là biện pháp tránh thai tự nhiên ?

   A. Thắt ống dẫn tinh

   B. Tính ngày rụng trứng

   C. Đặt dụng cụ tử cung

   D. Sử dụng viên uống tránh thai

Câu 10: Trong các biện pháp tránh thai dưới đây, biện pháp nào là kém hiệu quả, dễ gặp rủi ro nhất ?

   A. Thắt ống dẫn trứng

   B. Sử dụng bao cao su

   C. Xuất tinh ngoài âm đạo

   D. Đặt vòng tránh thai

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A C B C D D A B C

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1081

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống