Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 25: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Nhật Bản?
A. Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên tăng nhanh.
B. Nhóm 15 -64 tuổi có xu hướng tăng lên.
C. Nhóm 65 tuổi trở lên giảm.
D. Nhóm dưới 15 tuổi giảm
Đáp án C.
Giải thích: Nhìn chung, giai đoạn 1950 – 2014 cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Nhật Bản có sự thay đổi theo thời gian
– Nhóm tuổi dưới 15 tuổi: có xu hướng giảm nhanh từ 35,4% xuống còn 12,9%.
– Nhóm tuổi 15 – 64 tuổi có xu hướng tăng nhẹ và còn biến động, tăng từ 59,6% lên 60,8%.
– Nhóm tuổi trên 65 tăng nhanh và liên tục, từ 5% lên 26,3%.
Câu 26: Tỉ lệ người già trong dân cư Nhật Bản ngày càng lớn đã gây khó khăn chủ yếu nào sau đây đối với quốc gia này?
A. Thiếu nguồn lao động, phân bố dân cư không hợp lí
B. Thu hẹp thị trường tiêu thụ, gia tăng sức ép việc làm
C. Thiếu nguồn lao động, chi phí phúc lợi xã hội lớn
D. Thu hẹp thị trường tiêu thụ, mở rộng dịch vụ an sinh
Đáp án C.
Giải thích: Tỉ lệ người già trong dân cư Nhật Bản ngày càng lớn đã gây khó khăn rất lớn về nguồn lao động, thiếu lao động trầm trọng trong các ngành sản xuất cả hiện tại và trong tương lai; Nhật Bản là một trong những quốc gia phải thu hút lao động từ các nước đang phát triển đến. Đồng thời, tỉ lệ người già trong dân cư tăng sẽ gây sức ép đối với các chi phí phúc lợi xã hội lớn,…
Câu 27: Những năm 1973-1974 và 1979-1980, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Nhật Bản sụt giảm là do nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Khủng hoảng dầu mỏ.
B. Dịch bệnh bùng phát.
C. Điều chỉnh chiến lược phát triển.
D. Động đất và sóng thần.
Đáp án A.
Giải thích: Những năm 1973-1974 và 1979-1980 đã xảy ra các cuộc khủng hoảng dầu mỏ: Khủng hoảng dầu lửa Trung Đông 1973-1975; Cách mạng Iran và biến động thị trường dầu lửa năm 1979; Giá dầu tụt thê thảm vào những năm 1980. Các cuộc khủng hoàng này khiến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng chậm lại.
Câu 29: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nhân tố nào sau đây?
A. Con người Nhật Bản thông minh, có ý chí kiên cường, tinh thần dân tộc cao.
B. Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Nhật Bản.
C. Sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên.
D. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
Đáp án B.
Giải thích: Giai đoạn 1952 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng GDP luôn đạt mức 2 con số. Nguyên nhân của sự phát triển thần kì trên là nhờ:
– Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.
– Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
– Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn – xí nghiệp nhỏ, thủ công.
=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.
Câu 30: Đặc điểm nào dưới đây không phải nguyên nhân làm nên giai đoạn “Thần kì Nhật Bản” của nền kinh tế?
A. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
B. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
C. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.
D. Không chịu bất kì ảnh hưởng nào của thiên tai: động đất, sóng thần, bão, lũ,…
Đáp án D.
Giải thích: Nhật Bản là quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nào của thiên tai: động đất, sóng thần, bão, lũ,… Trong thời kì phát triển kinh tế thần kì Nhật Bản cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai nhưng do áp dụng các chính sách đúng đắn nên kinh tế phát triển.
Câu 31: Ý nào sau đây không phải là hậu quả của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản?
A. Thiếu lao động bổ sung.
B. Chi phí phúc lợi xã hội lớn.
C. Lao động có nhiều kinh nghiệm.
D. Chiến lược kinh tế – xã hội bị ảnh hưởng.
Đáp án C.
Giải thích: Hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản được biểu hiện như sau:
– Thiếu lao động bổ sung trong tương lai -> do số trẻ em giảm nhanh.
– Chi phí phúc lợi xã hội lớn -> do số người già tăng nhanh.
– Sự thay đổi về cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế ở Nhật Bản.
– Mặt tích cực của già hóa dân số là sẽ đem lại cho Nhật Bản nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm -> do tỉ lệ người lớn tuổi cao => Đây không phải là hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản.
Câu 32: Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành
A. du lịch sinh thái biển.
B. giao thông vận tải biển.
C. khai thác khoáng sản biển.
D. nuôi trồng hải sản.
Đáp án A.
Giải thích: Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành giao thông vận tải biển, đặc biệt trong việc xây dựng các cảng biển.
Chọn: A.
Câu 33: Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm nhập khẩu của Nhật Bản?
A. Nguyên liệu công nghiệp.
B. Sản phẩm nông nghiệp.
C. Năng lượng: than, dầu mỏ, khí tự nhiên.
D. Sản phẩm công nghiệp chế biến.
Đáp án D.
Giải thích: Sản phẩm công nghiệp chế biến: tàu biển, ô tô, xe gắn máy, sản phẩm tin học,… chiếm 99% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản.
Câu 34: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho giao thông vận tải biển có vị trí không thể thiếu được đối với Nhật Bản là do
A. nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp.
B. nhu cầu liên hệ giữa các đảo trong nước.
C. sự phát triển của ngoại thương yêu cầu.
D. lãnh thổ đất nước là quần đảo cách xa lục địa.
Đáp án C.
Giải thích: Tất cả các phương án trên đầu là nguyên nhân làm cho giao thông vận tải biển có vị trí không thể thiếu được đối với Nhật Bản, tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất là do sự phát triển của ngoại thương yêu cầu. Những ưu điểm của ngành giao thông vận tải biển đã đáp ứng được sự phát triển của ngoại thương.
Câu 35: Hạn chế chủ yếu nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.
B. khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.
C. nghèo khoáng sản.
D. nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau.
Đáp án C.
Giải thích: Nghèo khoáng sản là hạn chế chủ yếu nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản.
Câu 36: Nguyên nhân chủ yếu củ cải đường phân bố ở phía bắc Nhật Bản do
A. khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh.
B. khí hậu cận nhiệt đới, ẩm lớn.
C. khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
D. khí hậu có mùa đông mát mẻ.
Đáp án A.
Giải thích: Dựa vào đặc điểm thích nghi của cây củ cải đường và đặc điểm khí hậu phía bắc Nhật Bản. Củ cải đường: phân bố ở miền ôn đới.