Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
(Trả lời câu hỏi trang 26 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
1. Ý kiến đánh giá của tác giả đối với Sở Khanh: Là kẻ bạc nhược, tồi tàn nhất trong tất cả những kẻ bẩn thỉu và bần tiện, là biểu hiện cao nhất cho sự đồi bại trong xã hội của Truyện Kiều.
2. Tác giả đã phân tích ý kiến của mình bằng cách đưa ra dẫn chứng những hành động, việc làm của Sở Khanh, các dẫn chứng ấy mang tính tăng cấp, bồi thấn và sau đó tổng hợp lại thành kết luận.
3. Phân tích làm cơ sở, dẫn chứng để đi đến kết luận, tổng hợp lại đóng vai trò khái quát, nối kết các dẫn chứng thành một hệ thống.
4. Một số đối tượng phân tích trong các bài văn nghị luận: Bức tranh tâm trạng, số phận của Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”; Thói vô cảm của con người trong xã hội hiện nay,…
5. Phân tích trong văn nghị luận là chia tách một đối tượng thành các yếu tố để cắt nghĩa, lý giải, làm rõ các đặc điểm về đối tượng ấy.
– Yêu cầu của phân tích: chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định; đi sâu vào từng yếu tố kết hợp phân tích quan hệ giữa các yếu tố đó với nhau và với chỉnh thể.
II. Cách phân tích
(trả lời yêu cầu trang 27 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
– Cách phân chia đối tượng trong:
+ Đoạn (1): Đối tượng: thế lực đồng tiền trong xã hội “Truyện Kiều”.
→ Đồng tiền trong mối quan hệ với những người tốt, kẻ xấu.
→ Đồng tiền trong mối quan hệ với các giá trị của con người, đời sống.
→ Đồng tiền trong cánh đánh giá, thái độ của Nguyễn Du.
+ Đoạn (2): Đối tượng: Sự gia tăng dân số thế giới.
→ Tốc độ gia tăng dân số thế giới.
→ Tác động tiêu cực của gia tăng dân số tới đời sống.
– Mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp: Tổng hợp là tiền đề để triển khai các hoạt động phân tích, nối kết, thống nhất các yếu tố. Phân tích làm sáng rõ ý kiến được tổng hợp.
Luyện tập
Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
a. Đối tượng: tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.
– Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong cả hai câu thơ.
– Tâm trạng của nhân vật bộc lộ cụ thể qua những từ ngữ, hình ảnh ở hai câu thơ đó.
b. Đối tượng: Lối cảm xúc riêng của Xuân Diệu trong thơ.
– Cảm xúc của Xuân Diệu qua hai câu thơ trong bài “Tì bà hành”.
– Cảm xúc ấy trong sự so sánh với hai câu thơ của Thế Lữ.
– Cảm xúc của Xuân Diệu qua hai câu thơ trong bài “Lời kĩ nữ”.
Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Dàn bài:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình II).
Thân bài:
Luận điểm 1: Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm.
– Ngôn từ mang đậm màu sắc bi thương, sầu muộn khi nhà thơ nhận thức về cảnh ngộ của mình.
– Ngôn từ mạnh mẽ, táo bạo khi nhà thơ phản ứng lại số phận, muốn bứt tung.
Luận điểm 2: Sử dụng ngôn ngữ dân tộc đầy độc đáo, sáng tạo.
Luận điểm 3: Các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu:
– Gieo vần, phối thanh.
– Đảo ngữ, đảo trật tự từ.
– Thủ pháp tăng tiến.
– …
Kết bài: Khẳng định tài năng nghệ thuật, cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương.
Ý nghĩa
+ Học sinh nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
+ Học sinh biết phân tích một vấn đề xã hội hoặc văn học.