Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
III. Nghĩa tình thái
Nghĩa tình thái là một lĩnh vực phức tạp, gồm nhiều khía cạnh khác nhau, tập trung vào hai trường hợp:
– Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ người nói đối với sự việc được nói tới trong câu
– Tình cảm, thái độ của người nói với người nghe
LUYỆN TẬP
Bài 1 ( trang 20 sgk ngữ văn 11 tập 2):
a, Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết nắng ở hai miền Nam- Bắc khác nhau
– Nghĩa tình thái: phỏng đoán với độ tin cậy cao (từ “chắc”)
b, Nghĩa sự việc: ảnh mợ Du và thằng Dũng
Nghĩa tình thái: khẳng định sự việc ở mức độc cao ( rõ ràng là)
c, Nghĩa sự việc: cái gông tương ứng với tội án tử tù
– Nghĩa tình thái: khẳng định bằng giọng mỉa mai ( thật là)
d, Nghĩa sự việc: nói về việc dọa nạt rạch mặt ăn vạ của Chí Phèo
Nghĩa tình thái: nhấn mạnh việc mạnh vì liều ( thông qua từ chỉ)
Từ đã đành tình thái diễn tả hàm ý miễn cưỡng công nhận sự thật (mạnh vì tiền)
Bài 2 (trang 20 sgk ngữ văn 11 tập 2):
a, Cụm từ tình thái: nói của đáng tội ( lời đỡ trước khi khen đứa trẻ)
b, Từ tình thái: có thể (nêu khả năng)
c, Từ tình thái: những (đánh giá ở mức giá là cao)
d, Từ tình thái kia mà (nhắc nhở để trách móc)
Bài 3 (trang 20 sgk ngữ văn 11 tập 2):
a, Chọn từ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn
b, Từ “dễ” phỏng đoán sự phỏng đoán chưa chắc chắn
c, Chọn từ “tận” thể hiện khoảng cách là xa
Bài 4 (trang 20 sgk ngữ văn 11 tập 2):
– Chưa biết chừng ngày mai trời lại mưa lớn.
– Nghe nói con nhà bác đậu thủ khoa đại học.
– Chả lẽ tôi lại về quê sống cho yên bình.
– Hóa ra môn Văn không khó như tớ nghĩ.
– Sự thật là, trẻ con rất sợ bị la mắng.
– Món ăn ở Hà Nội món nào cũng ngon và hấp dẫn đặc biệt là phở.
– Tôi là mẹ của cháu đấy mà.