Tuần 26

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Bố cục:

Phần 1 ( bốn câu đầu): những tâm trạng giằng xé của nhân vật “tôi”

Phần 2 ( hai câu tiếp): khổ đau và tuyệt vọng của nhân vật “tôi”

Phần 3 (còn lại): sự cao thượng, chân thành của nhân vật trữ tình

Câu 1 (trang 62 sgk ngữ văn 11 tập 2):

– Tôi yêu em được tấu lên 3 lần, đó cũng chính là giọng điệu của toàn bài

– Nhà thơ diễn tả lời từ giã tình yêu nhưng cũng chính là lời giãi bày tình cảm

+ Bài thơ mở đầu với lời thú nhận đáng yêu tôi yêu em, như lời thú nhận tự nhủ trực tiếp, ngắn gọn, giản dị

+ Nguyên bản, Puskin đã dùng ngôi thứ hai số nhiều, thay cho ngôi thứ hai số ít, mang lại cách nói trang trọng có phần xa cách

– Bốn câu thơ đầu cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu

– Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng

– Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt

Nỗi buồn trong sáng của tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha

Lời giã từ này có sự đúng đắn của lí trí, cả sự cao thượng, vị tha

Đó là lời giã từ không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp của loài người

Câu 2 (trang 60 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Từ câu 1- 2 sang câu 3- 4 có sự đổi hướng, đảo ngược được ngăn bởi từ “nhưng”

– Cái “tôi” trong tâm hồn lúc này được soi rọi với chính mình, để thấy ngọn lửa tình vẫn bùng cháy

– Bên cạnh đó cũng có cái “tôi” muốn dùng lí trí để ngừng cảm xúc

– Tiếng nói trong sự phân vân bối rối có phần mạnh mẽ, dứt khoát

– Một sự dằn lòng, một sự chế ngự, một sự vượt lên

– Tâm hồn vươn lên, tìm tình yêu đích thực, xem yêu như hành vi trao tặng làm cho người mình yêu được hạnh phúc

– Tình cảm có sự vị tha, và hi sinh không mong sự thụ hưởng của mình

Hai câu thơ 5- 6 mở đầu bằng “Tôi đã yêu em”

– Sự kìm nén cảm xúc, chế ngự nhưng xúc cảm vẫn trào dâng, da diết

– Cách ngắt nhịp đứt quãng, rối bời

→ Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh phân tích cùng kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy sâu tâm hồn

Câu 3 (trang 60 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Hai câu kết tạo bất ngờ khi nối kết giữa quá khứ tới tương lai

– Câu thơ “Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó” tóm gọn được tâm trạng của 6 câu thơ trước đó

– Nhân vật trữ tình vẫn tha thiết giữ lại những đau khổ, để người yêu có được tấm lòng dịu dàng, chân thành

– Nhân vật trữ tình vượt lên trên sự ích kỉ để cầu mong người yêu được hạnh phúc

– Câu 5- 6 là sự dằn vặt, u buồn thì hai câu kết là sự thanh thoát, hóa giải sự nuối tiếc, xót xa, để tự tin kiêu hãnh với tình yêu của mình

Câu 4 (trang 60 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Tâm hồn Puskin là tâm hồn phóng khoáng, chân thành, nhân hậu.

– Trong tình yêu, ông không đòi hỏi nhận về mà luôn trao đi trái tim chân thành, vị tha

– Ở ông cũng chưa đựng các trạng thái của con người khi yêu nhưng ông chế ngự được sự ích kỉ, hẹp hòi, muốn chiếm hữu

– Lời giãi bày tình yêu của Puskin mãnh liệt, chân thành qua ngôn từ giản dị, tinh tế

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1049

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống