Bộ Đề Thi Ngữ Văn Lớp 11 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

Đề bài: Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau:

a. Ngoài này nắng đỏ cành cam

Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.

   (Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)

b. Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng.

   (Nguyên Hồng, Mợ Du)

c. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù.

   (Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

d. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều.

   (Nam Cao, Chí Phèo).

Gợi ý

a,

– Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết (nắng) ở hai miền Nam / Bắc có sắc thái khác nhau.

– Nghĩa tình thái: phỏng đoán với thái độ tin cậy cao.

b,

– Nghĩa sự việc: ám ảnh mợ Du và thằng Dũng.

– Nghĩa tình thái: khẳng định sự việc ở mức độ cao.

c,

– Nghĩa sự việc: cái gông (to nặng) tương xứng với tội án tử tù.

– Nghĩa tình thái: khẳng định một cách mỉa mai.

d,

– Nghĩa sự việc của câu thứ nhất nói về cái nghề của Chí Phèo (cướp giật và dọa nạt). Tình thái nhấn mạnh bằng từ chỉ.

– Ở câu 3 đã đành là từ tình thái hàm ý miễn cưỡng công nhận một sự thật là mạnh vì liều (nghĩa sự việc).

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

Đề bài: a. Chép chính xác phần phiên âm và dịch thơ bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.

b. Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài “Chiều tối”

Gợi ý

a. Học sinh chép đúng bài thơ.

b.

– Đó là sự vận động tất yếu hướng tới cái tốt đẹp, tươi sáng. Sự vận động từ 2 câu đầu tới 2 câu sau: cảnh vật (cánh chim về rừng, chòm mây trôi về phía trời xa, chiều dần sang tối với ánh lửa hồng, từ lạnh lẽo âm u đến ấm áp, bừng sáng…), lòng người (từ nỗi buồn đén niềm vui…).

– Sự vận động đó cho thấy niềm lạc quan yêu đời, niềm tin vào tương lai tươi sáng của người chiến sĩ cách mạng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

Đề bài: Viết tiểu sử tóm tắt một nhà văn, nhà thơ nào đó được học trong chương trình Ngữ văn 11.

Gợi ý

   Tiểu sử tóm tắt nhà văn Nam Cao.

Nam Cao là người con duy nhất trong một gia đình đông con được học hành tử tế. Học xong bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may và bắt đầu sáng tác văn chương. Sau đó ông bị bệnh, trở về quê. Có một thời gian Nam Cao dạy học ở một trường tư ở Hà Nội. Quân Nhật vào Đông Dương, trường ông phải đóng cửa. Nam Cao thất nghiệp, chuyển sang viết văn. Năm 1943 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Kháng chiến bùng nổ (12 – 1946) Nam Cao về làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam. Từ năm 1947 lên Việt Bắc tiếp tục viết báo, sáng tác tuyên truyền cho kháng chiến. Năm 1950 tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11 – 1951 Nam Cao hi sinh khi đi công tác vào vùng địch hậu.

Trước Cách mạng Tháng Tám, sáng tác của Nam Cao xoay quanh đề tài về cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân nghèo. Dù viết về đề tài nào, tác phẩm của ông cũng thể hiện nỗi đau đớn day dứt trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, bị hủy diệt nhân tính. Qua tác phẩm của mình, Nam Cao phê phán xã hội phi nhân đạo đương thời. Sau CMT8 sáng tác một số tác phẩm: Đôi mắt, Ở rừng, Chuyện biên giới… đó là những sáng tác có giá trị của nền văn xuôi cách mạng lúc bấy giờ.

Trong nền văn xuôi hiện đại của nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ông đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

Đề bài: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu.

Gợi ý

Cảm nhận về nghệ thuật trong hai câu cuối của bài thơ cần chú ý:

   + Hình ảnh kĩ vĩ lớn lao: Trường phong (ngọn gió dài); Thiên trường bạch lãng (ngàn lớp sóng bạc)

   + Tư thế của con người: Nhất tề phi (cùng bay lên)

→ Hình ảnh đầy lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng, đưa nhận vật sánh ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình sẵn sàng vượt mọi hiểm nguy, gian nan thử thách để tìm con đường cứu nước cho dân tộc.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1001

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống