Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 1 : Hãy cho biết hiệu quả diễn đạt của sự thay đổi trật tự thành phần câu trong bản dịch của bài thơ sau:
“Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh,
Lủng lẳng chân chân treo tựa giảo hình
Làng xóm ven sông đông đúc thế
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh”
A. Cho thấy tiếng Việt rất giàu đẹp.
B. Chứng tỏ thơ là thể loại dễ thay đổi trật tự.
C. Không mang lại hiệu quả gì.
D. Nhấn mạnh vào tình trạng khổ sở của người tù.
Chọn đáp án : D
Câu 2 : Bốn câu thơ sau trích từ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Chứ, câu nào không thay đổi trật tự thành phần?
A. Kìa núi nọ phau phau mây trắng.
B. Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
C. Được mất dương dương người thái thượng.
D. Khen chê khơi phới ngọn đông phong.
Chọn đáp án : B
Câu 3 : Việc đảo trật tự thành phần của một số câu trong “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Chứ mang lại hiệu quả diễn đạt gì?
A. Nhấn mạnh vào thái độ sống ngất ngưởng, yêu đời của tác giả, bất chấp thế sự ra sao.
B. Nhấn mạnh khả năng thay đổi thứ tự các từ phau phau, dương dương, phới phới trong câu.
C. Cho thấy khả năng dùng từ láy rất biến hóa của tác giả trong thể hát nói.
D. Tăng cường hiệu quả liên kết và tính mạch lạc của bài thơ.
Chọn đáp án : A
Câu 4 : Tìm hiện tượng thay đổi trật tự thành phần câu trong hai câu thơ sau:
“Con đường nhỏ nhỏ, gió siêu siêu
Lả lả cành hoang, nắng trở chiều.”
A. Con đường nhỏ nhỏ
B. Gió siêu siêu
C. Lả lả cành hoang
D. Nắng trở chiều
Chọn đáp án : C
Câu 5 : Cách thay đổi trật tự nhằm đạt hiệu quả diễn đạt nhấn mạnh được gặp nhiều nhất ở loại văn bản nào?
A. Truyện ngắn, tiểu thuyết
B. Thơ ca
C. Kịch
D. Văn bản nhật dụng
Chọn đáp án : B