Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1: Đô thị cổ đầu tiên của nước ta là
A. Phú Xuân.
B. Phố Hiến.
C. Cổ Loa.
D. Tây Đô.
Đáp án: Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta là Cổ Loa (xuất hiện vào thế kỉ thứ III trước Công Nguyên)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là:
A. Thương mại, du lịch.
B. Hành chính, quân sự.
C. Du lịch, công nghiệp.
D. Công nghiệp, thương mại.
Đáp án: Thời Pháp thuộc, đô thị nước ta có quy mô nhỏ với chức năng chính là: hành chính, quân sự.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Từ Cách mạng tháng Tăm năm 1945 – 1954, quá trình đô thị hóa
A. diễn ra nhanh, các đô thị thay đổi nhiều.
B. các đô thị thay đổi chậm, nhiều đô thị mở rộng.
C. diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
D. diễn ra nhanh, các đô thị lớn xuất hiện nhiều.
Đáp án: Từ 1945 – 1954: Quá trình Đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Năm 2006, vùng nào sau đây của nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đáp án: Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất (167 đô thị)..
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Hai đô thị đặc biệt của nước ta là
A. Hà Nội, Hải Phòng.
B. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.
C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
D. Hà Nội, Cần Thơ.
Đáp án: Hai đô thi đặc biệt ở nước ta là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là
A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.
D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5:
B1. Nhận biết kí hiệu đô thị trực thuộc Trung ương.
B2. Đọc tên các đô thị trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 – 1975 có đặc điểm:
A. Phát triển rất mạnh trên cả hai miền.
B. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
C. Quá trình đô thị hoá bị chửng lại do chiến tranh.
D. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại.
Đáp án: – Từ 1954 – 1975 đô thị hóa nước ta có đặc điểm:
+ Miền Nam: Phục vụ âm mưu thôn tính của đế quốc Mĩ.
+ Miền Bắc: Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.
⇒ Như vậy Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay được chia thành:
A. 3 loại.
B. 4 loại.
C. 5 loại.
D. 6 loại.
Đáp án: Dựa vào các tiêu chí như: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp… mạng lưới đô thị ở nước ta được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại 1,2,3,4,5.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương ?
A. Hải Phòng.
B. Huế.
C. Đà Nẵng.
D. Cần Thơ.
Đáp án: B1. Xem kí hiệu của Thành phố trực thuộc Trung ương ở trang Kí hiệu chung (Atlat trang 3)
B2. Dựa vào Atlat trang 4 -5: Xác định vị trí của 4 thành phố kết hợp đối chiếu kí hiệu xem ở trang 3.
⇒ Các thành phố trực thuộc Trung ương là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
– Huế không phải là thành phố trực thuộc Trung ương.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là
A. công nghiệp hoá phát triển mạnh.
B. quá trình đô thị hoá tự phát.
C. mức sống của người dân cao.
D. kinh tế phát triển nhanh.
Đáp án: Thời gian qua, nước ta đã thực hiện chính sách Đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong công nghiệp, dịch vụ. Nhờ vậy hệ thống cơ sở hạ tầng kiến trúc được xây dựng và hiện đại hóa, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân…làm xuất hiện nhiều thành phố công nghiệp, đô thị lớn tập trung đông dân cư.
⇒ Như vậy quá trình công nghiệp hóa đã thúc đẩy đô thị hóa ở nước ta phát triển mạnh mẽ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Đâu không phải là hậu quả của quá trình đô thị hoá tự phát ở nước ta ?
A. gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.
B. ô nhiễm môi trường.
C. an ninh, trật tự xã hội.
D. nâng cao đời sống người .
Đáp án: Đô thị hóa tự phát là sự di dân tự do, ồ ạt từ nông thôn ra thành thị. Quá trình di dân này thiếu quy hoạch khoa học, không có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương
⇒ Dẫn đến hậu quả là dân cư tập trung quá đông tại một địa điểm ⇒ làm nảy sinh nhiều vấn đề như: thiếu chỗ ở, việc làm, ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tràn lan, ô nhiễm do khói bụi.., mất trật tự xã hội, đời sống nhiều bộ phận dân cư gặp khó khăn.
⇒ Như vậy: Nhận xét đô thị hóa tự phát góp phần nâng cao đời sống người dân là không đúng. Đây không phải là tác động (hậu quả) của đô thị hóa tự phát.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Tỉ lệ thị dân của nước ta chiếm chưa đến 1/3 dân số đã chứng tỏ
A. điều kiện sống ở nông thôn tốt hơn.
B. nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
C. trình độ đô thị hoá thấp.
D. điều kiện sống ở thành thị còn nhiều hạn chế.
Đáp án: Tỉ lệ thị dân (tỉ lệ dân thành thị) thể hiện đặc điểm của quá trình đô thị hóa
⇒ Tỉ lệ thị dân ít (chưa đến 1/3 dân số)
⇒ Chứng tỏ trình độ đô thị hóa thấp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế là
A. tạo việc làm cho người lao động.
B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. tăng thu nhập cho người dân.
D. tạo ra thị trường có sức mua lớn.
Đáp án: – Đô thị hóa có vai trò:
+ thu hút dân cư lao động tập trung tại các thành phố, đô thị lớn (đặc biệt lao động có chuyên môn)
+ các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hoàn thiện, hiện đại.
⇒ Thu hút đầu tư, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ.
⇒ Như vậy: Quá trình đô thị hóa tác động mạnh mẽ nhất đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.
B. Trình độ đô thị hóa thấp.
C. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
D. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
Đáp án: Đặc điểm đô thị hóa nước ta: Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng: số lượng đô thị cao nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ, tiếp đến là ĐBSH và ĐBSCL; số lượng đô thị ít nhất ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
⇒ Nhận xét: Phân bố đô thị đều giữa các vùng ⇒ Sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có chức năng là
A. là các trung tâm kinh tế.
B. trung tâm chính trị – hành chính.
C. văn hóa – giáo dục.
D. tổng hợp.
Đáp án: – Thành phố Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa – giáo dục, hành chính- chính trị của cả nước (tập trung nhiều khu công nghiệp,công ty, bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa – chính trị lớn (nhà hát lớn, lăng chủ tịch, trụ sở các Bộ ngành, cơ quan Chính phủ).
– Tương tự, TP. HCM cũng là trung tâm kinh tế rất lớn của cả nước, là đô thị đặc biệt, tập trung nhiều trường ĐH lớn, bệnh viện TW, các trung tâm văn hóa du lịch lớn (Dinh Thống nhất, nhiều nhà hát, bảo tàng, là nơi có hoạt động giải trí sôi động nhất cả nước).
⇒ Hai thành phố này có chức năng tổng hợp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là
A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.
B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
C. hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.
D. xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.
Đáp án: – Nguyên nhân của di dân tự do là: Vùng nông thôn, do tính mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp ⇒ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.
⇒ Người dân từ nông thôn di chuyển lên thành thị để tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sông.
⇒ Để khắc phục tình trạng di dân này cần tạo nhiều việc làm cho người dân ở vùng nông thôn bằng các biện pháp xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, phát triển sản xuất công nghiệp…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Nhận định không đúng về đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam là
A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.
B. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị.
C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
D. Lỗi sống thành thị phổ biến rộng rãi.
Đáp án: – Đô thị hóa gắn với liền với sự phát triển kinh tế, cụ thể là quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
⇒ Hoạt động chính của dân cư đô thị là công nghiệp và dịch vụ
⇒ Vì vậy nhận xét: đô thị hóa gắn liền với nông nghiệp ⇒ Sai
Đáp án cần chọn là: A