(mới)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 1: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Bắc Trung Bộ.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước: 1225 ngườ/km2 (năm 2006).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực

A. nông thôn.

B. miền núi.

C. thành thị.

D. ven biển.

Đáp án: Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (75% năm 2005)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Sự phân bố dân cư không hợp lí ảnh hưởng rất lớn đến việc

A. sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.

B. khai thác tài nguyên, nâng cao dân trí.

C. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực.

D. đào tạo nhân lực, khai thác tài nguyên.

Đáp án: Sự phân bố dân cư không hợp lí ảnh hường rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên: khu vực miền núi có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng dân cư thưa thớt, lao động ít.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế nước ta đang có sự thay đổi theo hướng

A. giảm tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.

B. giảm tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng.

C. tăng tỉ trọng lao động khu vực Ngoài nhà nước.

D. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp xấy dựng và dịch vụ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố Vinh có quy mô dân số là bao nhiêu?

A. Trên 1000 000 người.

B. Từ 500 0001 – 1000 000 người.

C. Từ 200 001 – 500 000 người.

D. Dưới 100 000 người.

Đáp án: B1. Quan sát kí hiệu quy mô dân số (có 5 cấp).

B2. Thành phố Vinh có kí hiệu ô vuông màu trắng ⇒ quy mô dân số từ 200 001 –  500 000 người.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh/ thành phố có mật độ dân số trên 2000 người/km2 là

A. Khánh Hòa.

B. Quảng Ninh.

C. Biên Hòa.

D. Đà Nẵng.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, mật độ dân số trên 2000 người/km2 được thể hiện bằng nền màu đỏ.

⇒ TP.Biên Hòa được kí hiệu nền màu đỏ ⇒ có mật độ dân số trên 2000 người/km2

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Đặc điểm đô thị hóa của nước ta là

A. trình độ đô thị hóa thấp.

B. tỉ lệ dân thành thị giảm.

C. phân bố đô thị đều giữa các vùng.

D. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

Đáp án: Đặc điểm đô thị hóa của nước ta là: quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp, tỉ lệ dân thành thị tăng, phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

⇒ Nhận xét A đúng (nhận xét B, C, D không đúng)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Đô thị nào sau đây không phải là đô thị trực thuộc trung ương?

A. Hải Phòng.

B. Đà Nẵng.

C. Huế.

D. Cần Thơ.

Đáp án: Nước ta có 5 đô thị trực thuộc trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

⇒ Huế không phải là đô thị trực thuộc trung ương.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta hiện nay?

A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

B. Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít.

C. Đội ngũ cán bộ quản lí còn thiếu nhiều.

D. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề đông đảo.

Đáp án: Lao động nước ta dồi dào, chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, hạn chế của lao động là lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đội ngũ cán bộ quản lí và  công nhân kĩ thuật lành nghề còn ít.

⇒ Nhận xét D. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề đông đảo là không đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về  phân bố dân cư nước ta?

A. Dân cư phân bố không đều trên phạm vi cả nước.

B. Dân cư phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển.

C. Mật độ dân cư ở vùng đồi núi và cao nguyên thấp.

D. Phần lớn dân cư sinh sống ở thành thị.

Đáp án: Dân cư nước ta phân bố không đều trên cả nước; tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển, thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. Phần lớn dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn (75% năm 2005).

⇒ Nhận xét D. phần lớn dân cư sống ở thành thị là không đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Về mặt xã hội, đô thị hóa có vai trò

A. thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

B. tạo thị trường tiêu thụ lớn.

C. thu hút lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

D. tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Đáp án: Đô thị hóa góp phần thu hút đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt trong ngành công nghiệp và dịch vụ, từ đó tạo nhiều việc làm cho người dân, tăng thu nhập và nâng cao đời sống. Đây là vai trò quan trọng của đô thị hóa về mặt xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỈ SUẤT SINH THÔ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

(Đơn vị: ‰)

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng tỉ suất sinh thô Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 trên cùng một hệ trục tọa độ là:

A. cột ghép. 

B. cột chồng.

C. miền.

D. đường.

Đáp án: Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng tỉ suất sinh thô Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 là: biểu đồ đường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Một trong những nguyên nhân hấp dẫn nhất khiến Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác trở thành môi trường thu hút  mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài là

A. diện tích đất đai còn rộng lớn thuận lợi cho xây dựng các nhà máy.

B. mạng lưới giao thông phát triển thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa.

C. người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hàng hóa.

D. nguồn lao động dồi dào và giá rẻ.

Đáp án: Việt Nam và nhiều nước đang  phát triển khác có dân số đông, lao động dồi dào và chủ yếu là lao động phổ thông có giá rẻ ⇒ Do vậy, thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm (là những ngành đòi hỏi nhiều lao động với trình độ thấp).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta, vì

A. các tệ nạn xã hội có xu hướng tăng.

B. lao động dồi dào trong khi nền kinh tế chưa phát triển.

C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.

D. nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.

Đáp án: Nước ta có dân số đông, cơ cấu dân số trẻ → đem lại nguồn lao động dồi dào. Do vậy, nhu cầu tìm kiếm việc làm rất lớn, trong khi đó nền kinh tế cả nước đang trong giai đoạn phát triển, chuyển dịch cơ cấu kin tế chậm → việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Phương hướng trước tiên làm cho lao động trẻ nước ta sớm trở thành một nguồn lao động có chất lượng là

A. mở rộng các ngành nghề thủ công mĩ nghệ.

B. tổ chức hướng nghiệp chu đáo.

C. có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lí.

D. lập nhiều cơ sở giới thiệu việc làm.

Đáp án: Để đào tạo đội ngũ lao động trẻ nước ta sớm trở thành một nguồn lao động có chất lượng tốt thì phương hướng trước tiên là đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Hiện nay, Nhà nước ta coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hệ thống giáo dục đa dạng, phát triển từ mầm non đến bậc cơ sở, phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học, sau đại học…điều này sẽ góp phần nâng cao trình độ lao động trẻ nước ta, đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế hiện đại, đòi hỏi nhiều chất xám.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành phần kinh tế từ năm 2005 đến 2015.

A. Tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước luôn tăng.

B. Tỉ trọng của khu vực kinh tế Ngoài Nhà nước luôn tăng.

C. Tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.

D. Tỉ trọng của khu vực kinh tế Ngoài Nhà nước lớn nhất và có xu hướng tăng.

Đáp án:  Nhận xét:

–  Tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước luôn tăng giảm liên tục (11,6% xuống 9,8%)

⇒ Nhận xét A. Tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước luôn tăng ⇒ không đúng.

– Tỉ trọng khu vực vực kinh tế Ngoài Nhà nước còn biến động, giai đoạn 2011 – 2015 giảm nhẹ từ 86,2%  xuống 86%.

⇒ Nhận xét B. Tỉ trọng của khu vực kinh tế Ngoài Nhà nước luôn tăng ⇒ không đúng.

– Tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước tăng liên tục (từ 2,6% đến 4,2%)

⇒ Nhận xét C. Tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm ⇒ không đúng.

– Tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước lớn nhất và có xu hướng tăng (85,8% lên 86%) ⇒ nhận xét D đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển là

A. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường.

B. hội nhập quốc tế và khu vực.

C. quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.

D. thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.

Đáp án: Thời gian qua, nước ta đã thực hiện chính sách Đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhờ đó các thành phố đô thị được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng  → tạo ra nhiều việc làm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ → từ đó thu hút đông đảo dân cư và nguồn lao động về đây, đời sống nhân dân được nâng cao ⇒  Thúc đẩy đô thị hóa phát triển mạnh mẽ.

⇒ Như vậy, nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển là nhờ quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.

Đáp án cần chọn là: C    

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1030

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống