Chương 1: Địa lí tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 1. Khu vực có động đất rất yếu ở nước ta là

A. Tây Bắc.

B. Nam Bộ.

C. Đông Bắc.

D. Miền Trung.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/64, địa lí 12 cơ bản.

Câu 2. Bão ở nước ta tập trung nhiều nhất vào tháng nào?

A. 8.

B. 9.

C. 10.

D. 11.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.

Câu 3. Để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta cần thực hiện biện pháp:

A. Đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy lợi.

B. Áp dụng kĩ thuật canh tác trên đất dốc.

C. bố trí nhiều trạm bơm nước để điều tiết nước.

D. tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/64, địa lí 12 cơ bản.

Câu 4. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngọt trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là

A. do nước thải công nghiệp và đô thị.

B. do chất thải của hoạt động du lịch.

C. chất thải sinh hoạt của các khu dân cư.

D. hóa chất dư thừa trong hoạt động nông nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.

Câu 5. Sự biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu là biểu hiện của

A. mất cân bằng sinh thái môi trường.

B. ô nhiễm môi trường nặng nề.

C. rác thải các nhà máy công nghiệp chưa qua sử lí.

D. sử dụng hóa chất bừa bãi trong sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/64, địa lí 12 cơ bản.

Câu 6. Để phòng chống khô hạn lâu dài, cần

A. Tăng cường trồng và bảo vệ rừng

B. Bố trí nhiều trạm bơm nước

C. Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.

D. Xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/64, địa lí 12 cơ bản.

Câu 7. Vùng thường xảy ra lũ quét là

A. Vùng núi phía Bắc.

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đông Nam Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: A

Giải thích: SGK/64, địa lí 12 cơ bản.

Câu 8. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về đặc điểm hoạt động của bão ở Việt Nam?

A. Mùa bão bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào tháng XI.

B. Mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc.

C. 70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng VIII, IX, X.

D. Trung bình mỗi năm có 10 đến 12 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.

Câu 9. Ở vùng núi phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, lũ quét thường xảy ra vào thời gian

A. Vùng núi phía Bắc từ tháng 7 đến tháng 10; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12.

B. Vùng núi phía Bắc từ tháng 6 đến tháng 10; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12.

C. Vùng núi phía Bắc từ tháng 5 đến tháng 9; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 9 đến tháng 11.

D. Vùng núi phía Bắc từ tháng 8 đến tháng 1; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 8 đến tháng 12.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.

Câu 10. Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão ở nước ta là

A. ven biển Đông Bắc Bắc Bộ.

B. ven biển miền Trung.

C. ven biển Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.

Câu 11. Biểu hiện của mất cân bằng sinh thái ở nước ta là

A. nguồn nước bị ô nhiễm

B. thiên tai bão lụt, hạn hán gia tăng

C. khoáng sản cạn kiệt

D. đất đai bị bạc màu

Đáp án: B

Giải thích: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.

Câu 12. Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/63, địa lí 12 cơ bản.

Câu 13. Biện pháp phòng tránh bão là

A. tăng cường việc trồng rừng đầu nguồn

B. dự báo khá chính xác hướng di chuyển của bão

C. xây dựng các công trình thoát lũ

D. xây các công trình ngăn mặn và ngăn thủy triều

Đáp án: B

Giải thích: SGK/63, địa lí 12 cơ bản.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 911

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống