Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG.
– Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
– Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước nên chịu sự chi phối của nhiều yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG.
– Nhiều yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen.
– Kết luận: Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường cụ thể.
III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN.
1. Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của một KG.
VD: Con tắc kè hoa
Tập hợp các kiểu hình trên của một con tắc kè (một kiểu gen) tương ứng với các chế độ môi trường được gọi là mức phản ứng.
– Mức phản ứng được chia thành 2 loại:
+ Mức phản ứng rộng: thường là những tính trạng về số lựng như: năng suất sữa, khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản lượng trứng, sữa
+ Mức phản ứng hẹp: là những tính trạng chất lượng.
2. Xác định mức phản ứng của một kiểu gen.
– Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
– Đối với cây sinh sản sinh dưỡng cắt cành đồng loạt của cùng một cây đem trồng ở những điều kiện môi trường khác nhau và theo dõi đặc điểm của chúng.
3. Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến)
– Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến).
– Sự mềm dẻo kiểu giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường.
– Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen.
– Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định.