Chương IV: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Bài 1 trang 50 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào hình 57 trong SGK vào nội dung bài học, em hãy:

a. Khoanh tròn chữ in hoa, trước ý đúng về Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương

Lời giải:

A. Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với 3 nước Đông Dương đã chấm dứt
B. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bắt đầu tiến lên xây dựng xã hội mới
C. Miền Nam vẫn dưới ách thống trị của Mĩ. Mĩ và tay sai có âm mưu chia cắt nước ta lâu dài
X D. Chiến tranh đã chấm dứt, đất nước bị chia cắt làm hai miền, với 2 chế độ chính trị, xã hội khác nhau

b. Phát biểu suy nghĩ của em về ý nghĩa của bức hình

Lời giải:

– Hình ảnh nhân dân Hà Nội vui mừng đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô.

– Thể hiện không khí tưng bừng, phấn khởi của nhân dân khi trở thành người làm chủ vùng đất của mình.

– Sự yêu mến, biết ơn với những người đã làm nên chiến thắng của dân tộc.

Bài 2 trang 51 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào hình 58 trong SGK vào nội dung bài học, em hãy:

a. Khoanh tròn chữ in hoa, trước ý đúng về Nội dung của cải cách ruộng đất

Lời giải:

X A. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo
B. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo, đem lại cho họ quyền làm chủ ở nông thôn về kinh tế và chính trị
C. Giảm bớt thuế ruộng đất cho nông dân
D. Giảm bớt thuế thu hoạch hoa màu cho nông dân

b. Phát biểu suy nghĩ của em về ý nghĩa của bức hình

Lời giải:

– Thể hiện sự phấn khởi của nhân dân khi nhận ruộc đất cày cấy.

– Cải cách ruộng đất được thực hiện hiệu quả, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.

Bài 3 trang 51 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 59, 60 trong SGK kết hợp nội dung bài học và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu ý nghĩa của các bức hình đó.

Lời giải:

– Hai bức hình thể hiện việc miền Bắc bắt tay vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương sau chiến tranh.

– Công cuộc khôi phục kinh tế được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, toàn dân tích cực hưởng ứng và triển khai trong tất cả các ngành.

Bài 4 trang 52 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 61 trong SGK kết hợp với nội dung bài học, em hãy hoàn thành lược đồ dưới đây theo các bước sau:

a. Xây dựng bảng chú giải bằng cách tô màu các kí hiệu MTDTGP Miền Nam ra đời (nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh, ngôi sao màu vàng); Tô màu đỏ kí hiệu nơi có các trận đánh và nổi dậy đầu tiên, Tô màu hồng kí hiệu nơi quần chúng nổi dậy.

b. Triển khai các kí hiệu từ bảng chú giải sáng lược đồ.

c. Tô màu vàng nhạt vào lãnh thổ nước ta.

Lời giải:

d. Dựa vào lược đồ vừa xây dựng trình bày tóm tắt diễn biến của phong trào “Đồng khởi”

Lời giải:

* Diễn biến:

– Ban đầu diễn ra lẻ tẻ ở từng địa phương: Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi) rồi lan rộng ra toàn miền Nam .

– Ngày 17-1-1960, phong trào bùng nổ ở ba xã thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre). Sau đó lan ra các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Bài 5 trang 52 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào hình 63 trong SGK vào nội dung bài học, em hãy:

a. Khoanh tròn chữ in hoa, trước ý đúng về Lý do chủ yếu Đảng ta họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960)

Lời giải:

X A. Miền Bắc hoàn thành thắng lợi các kế hoạch kinh tế xã hội cần phải tiến lên xây dựng CNXH
X B. “Đồng khởi ở miền Nam thắng lợi, cách mạng miền Nam chuyên từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
C. Lúc này Đảng ta đồng thời lãnh đạo nhân dân hai miền Nam, Bắc thực hiện 2 nhiệm vụ cách mạng khác nhau
D. cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để đáp ứng yêu cầu của cách mạng

b. Giải thích vì sao nói đây là Đại hội “Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà”

Lời giải:

Vì:

– Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền:

+ Miền Bắc: Đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Miền Nam: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

– Chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền:

+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vại trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự phát nghiệp giải phóng miền Nam.

+ cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.

Bài 6 trang 53 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 64, 65 trong SGK kết hợp nội dung bài học và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu ý nghĩa của các bức hình đó.

Lời giải:

– Bức hình thể hiện Những thành tựu miền Bắc đạt được trong kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965).

– Ngành công nghiệp được ưu tiên xây dựng, trong ảnh là khu gang thép Thái Nguyên với quy mô rất lớn.

– Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất, miền Bắc vừa làm nhiệm vụ chi viện cho miền Nam.

Bài 7 trang 53 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào hình 66 và nội dung trong SGK, em hãy:

a. Tóm tắt những nét chính về chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ áp dụng vào miền Nam Việt Nam.

Lời giải:

– Là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mĩ.

– Nhằm mục tiêu tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

– Thời gian: 1961-1965 .

– Quy mô: Chủ yếu ở miền Nam.

– Lực lượng: Tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

– Âm mưu: “Dùng nười Việt đánh người Việt”.

– Thủ đoạn cơ bản: “Ấp chiến lược” là quốc sách.

b. Hãy dẫn chứng bằng số liệu và hình ảnh trong SGK về thắng lợi của quân dân miền Nam đối với chiến lược nêu trên.

Lời giải:

– Trong những năm 1961-1962, Quân giải phóng cùng nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh,..

– Ngày 2-1-1963, Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2000 binh lính quân đội Sài Gòn, có cố vấn Mĩ chỉ huy.

– Từ 1963-1965, Phá “ấp chiến lược”, cuối năm 1965 số “ấp chiến lược” chỉ còn lại 1/3.

– Phong trào đấu tranh chính trị ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng diễn ra mạnh mẽ.

– Đông – xuân 1964-1965, quân ta mở chiến dịch tấn công miền Đông Nam Bộ:

     + Trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã (2-12-1964), loại khỏi vòng chiến đấu 1700 tên địch, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.

     + Giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Bài 8 trang 54 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Hoàn thành bảng dưới đây để thấy được thành tựu chủ yếu về kinh tế – xã hội của Miền Bắc từ 1954-1965.

Lời giải:

Giai đoạn Thành tựu
Từ năm 1954 đến năm 1960

– Hoàn thành cải cách ruộng đất.

– Khôi phục kinh tế:

     + Nông nghiệp: Nông dân hăng hái khẩn hoang, sắm sửa nông cụ, xây dựng nhiều công trình thủy lợi.

     + Công nghiệp: Khôi phục và mở rộng hầu hết các nhà máy, xí nghiệp bị phá hỏng, xây dựng mới thêm một số nhà máy.

     + Thủ công nghiệp: Bảo đảm cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng cho nhân dân, giải quyết việc làm cho người lao động.

     + Ngoại thương: Dần tập trung vào Nhà nước.

     + Giao thông vận tải: Khôi phục các tuyến đường sắt, sửa chữa và làm mới đường ôtô, đường quốc tế được mở rộng.

– Văn hóa, giáo dục, y tế: Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm xây dựng.

Từ năm 1961 đến năm 1965

– Công nghiệp:

     + 1961 – 1965: có 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng.

     + Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc.

     + Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.

– Nông nghiệp:

     + Hệ thống thủy nông phát triển, nhiều công trình được xây dựng.

     + Năng xuất tăng cao, vượt 5 tấn thóc trên 1 hécta.

– Thương nghiệp:

     + Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển.

     + Củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

– Hệ thống giao thông được củng cố, đi lại thuận tiện.

– Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.

– Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được đầu tư phát triển, khoảng 6000 cơ sở y tế được xây dựng.

– Chi viện cho miền Nam, phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1091

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống