Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 32. Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là
A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Đáp án: D
Giải thích: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 33. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
A. Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
B. Mĩ không còn can thiệp vào Việt Nam.
C. Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn.
D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trong cả nước.
Đáp án: A
Giải thích: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và rút hết quân đội về nước.
Câu 34. Năm 1953, thực dân Pháp đề ra Kế hoạch Nava nhằm
A. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.
C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.
D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.
ad
Đáp án: A
Giải thích: Năm 1953, thực dân Pháp đề ra Kế hoạch Nava với hy vọng trong vòng 18 tháng giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 35. Nội dung nào dưới đây không nằm trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Hai bên thực hiện ngừng bắn để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hoà bình.
C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do không có sự kiểm soát quốc tế.
D. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
Đáp án: B
Giải thích: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do dưới sự kiểm soát và giám sát của một Ủy ban quốc tế.
Câu 36. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là
A. không vi phạm chủ quyền dân tộc.
B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là không vi phạm chủ quyền dân tộc.
Câu 37. Hãy sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng thứ tự thời gian xuất hiện:
1. Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc Điện Biên Phủ.
2. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết.
3. Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội ở Đông Dương.
4. Liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Trung Lào, uy hiếp Xavanakhet và căn cứ Xênô.
A. 3, 4, 1, 2.
B. 1, 2, 3, 4.
C. 2, 1, 4, 3.
D. 4, 2, 3, 1.
Đáp án: A
Giải thích:
1. Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc Điện Biên Phủ từ ngày 13 đến 17/3/1954.
2. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết ngày 21/7/1954.
3. Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội ở Đông Dương ngày 7/5/1953.
4. Liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Trung Lào, uy hiếp Xavanakhet và căn cứ Xênô vào đầu tháng 12 năm 1953.
Thứ tự là 3, 4, 1, 2.
Câu 38. Kế hoạch Nava mà Pháp đề ra năm 1953 được thực hiện theo
A. hai bước.
B. ba bước.
C. bốn bước.
D. năm bước.
Đáp án: A
Giải thích: Năm 1953, Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm kết thúc chiến tranh trong danh dự. Kế hoạch này được thực hiện theo hai bước:
Bước 1: Trong Thu – Đông 1953 và Xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để “bình định” miền Trung và miền Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực; xóa vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng quân đội cơ động chiến lược mạnh.
Bước 2: Từ Thu – Đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm “kết thúc chiến tranh”.
Câu 39. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã bắt sống được tướng
A. Lơcléc.
B. Nava.
C. Đờ Gôn.
D. Đờ Catxtơri.
Đáp án: D
Giải thích: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã bắt sống được tướng Đờ Catxtơri.
Câu 40. Để thực hiện Kế hoạch Na-va, Pháp đã sử dụng bao nhiêu tiểu đoàn quân cơ động trên toàn chiến trường Đông Dương?
A. 44 tiểu đoàn. B. 80 tiểu đoàn.
C. 84 tiểu đoàn. D. 86 tiểu đoàn.
Đáp án: C
Giải thích: Để thực hiện Kế hoạch Na-va, Pháp đã sử dụng 84 tiểu đoàn quân cơ động trên toàn chiến trường Đông Dương.
Câu 41. Đầu năm 1953, để cứu vãn tình thế ở Đông Dương, Pháp đã đề ra kế hoạch
A. Rơve. B. Nava.
C. Xơlăng. D. Đờ Lát đơ Tátxinhi.
Đáp án: B
Giải thích: Đầu năm 1953, để cứu vãn tình thế ở Đông Dương, Pháp đã đề ra kế hoạch Nava với hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Câu 42. Âm mưu của Pháp và Mĩ khi đề ra kế hoạch quân sự Nava (1953) là
A. lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B. trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
C. giành thắng lợi quân sự để phô trương thanh thế của Pháp và Mĩ trên trường quốc tế.
D. giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.
Đáp án: B
Giải thích: Âm mưu của Pháp và Mĩ khi đề ra kế hoạch quân sự Nava (1953) là
Câu 43. Chiến thắng nào trên mặt trận quân sự quyết định đến thắng lợi của ta trên bàn đàm phán tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương?
A. Chiến thắng Biên Giới 1950.
B. Chiến thắng Tây Bắc 1953.
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
D. Chiến cuộc Đông- Xuân 1953-1954.
Đáp án: C
Giải thích: Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã quyết định đến thắng lợi của ta trên bàn đàm phán tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương
Câu 44. Nội dung nào sau đây không phản ánh nguyên nhân khiến Đảng và Chính phủ chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp?
A. Ta có đủ điều kiện để đánh địch ở Điện Biên Phủ.
B. Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch Nava ngay từ đầu.
C. Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng vẫn có hạn chế.
D. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Đáp án: B
Giải thích: Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch Nava ngay từ đầu không phải là nguyên nhân khiến Đảng và Chính phủ chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp.
Câu 45. Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng (9 – 1953) đề ra kế hoạch tác chiến Đông – Xuân 1953 – 1954 với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận
A. chính trị và quân sự.
B. chính diện và sau lưng địch.
C. quân sự và ngoại giao.
D. chính trị và ngoại giao.
Đáp án: B
Giải thích: Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng (9 – 1953) đề ra kế hoạch tác chiến Đông – Xuân 1953 – 1954 với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch.
Câu 46. Phương châm chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là
A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
B. “Đánh lâu dài”.
C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.
Đáp án: D
Giải thích: Phương châm chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là”Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.
Câu 47. Khi mới triển khai Kế hoạch Na-va, lực lượng cơ động mạnh nhất của Pháp được tập trung tại
A. trung du Bắc Bộ.
B. đồng bằng Bắc Bộ.
C. miền núi phía Bắc.
D. Bắc Trung Bộ.
Đáp án: B
Giải thích: Khi mới triển khai Kế hoạch Na-va, lực lượng cơ động mạnh nhất của Pháp được tập trung tại đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 48. Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 là:
A. làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp.
B. làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp – Mĩ.
C. làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của Pháp phải bị động phân tán và bị giam chân ở vùng rừng núi.
D. làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của thực dân Pháp.
Đáp án: C
Giải thích: Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 là làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của Pháp phải bị động phân tán và bị giam chân ở vùng rừng núi.
Câu 49. Thắng lợi có tính chất quyết định trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 của nhân dân Việt Nam là thắng lợi trên mặt trận
A. chính trị.
B. quân sự.
C. ngoại giao.
D. kinh tế.
Đáp án: B
Giải thích: Thắng lợi có tính chất quyết định trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 của nhân dân Việt Nam là thắng lợi trên mặt trận quân sự. Thắng lợi quân sự mở ra những thắng lợi trên lĩnh vực khác, tiêu biểu như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã mở ra và tạo điều kiện cho mặt trận ngoại giao giành thắng lợi.
Câu 50. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam song chưa trọn vẹn vì
A. mới giải phóng được miền Bắc Việt Nam.
B. mới chỉ công nhận quyền tự do của Việt Nam.
C. quân đội Pháp chưa rút khỏi Việt Nam theo điều khoản Hiệp định.
D. chưa đề cập tới các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc Việt Nam.
Câu 51. Lí do nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân khiến Đảng chọn Điện Bên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?
A. Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch dự định trước của Na-Va.
B. Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ.
C. Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với miền Bắc Đông Dương.
D. Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ.
Đáp án: B
(Giải thích: Trong kế hoạch Nava, Pháp tập trung lực lượng ở đồng bằng Bắc Bộ là chủ yếu, lên đến 44/84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương. Trong giai đoạn hai của kế hoạch Nava, chuyển lực lượng ra đồng bằng Bắc Bộ, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh trong danh dự. Điện Biên Phủ nằm ngoài kế hoạch dự định trước của Nava. )
Câu 52. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành:
A. 45 cứ điểm và 3 phân khu.
B. 49 cứ điểm và 3 phân khu.
C. 50 cứ điểm và 3 phân khu.
D. 55 cứ điểm và 3 phân khu.
Đáp án: B
Giải thích: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành 49 cứ điểm và 3 phân khu.
Câu 53. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?
A. 55 ngày đêm. B. 56 ngày đêm.
C. 54 ngày đêm. D. 45 ngày đêm.
Đáp án: B
Giải thích: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong 56 ngày đêm, từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954.
Câu 54. Nơi nào diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ:
A. Đồi Độc Lập.
B. Đồi Him Lam.
C. Đồi A1.
D. Sở chỉ huy Caxtơri.
Đáp án: C
Giải thích: Đồi A1 là nơi diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 55. Kết quả lớn nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam là
A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ.
B. tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay, thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ.
C. giải phóng 4000 km đất đai và 40 vạn dân.
D. đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.
Đáp án: D
Giải thích: Kết quả lớn nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam là đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.
Câu 56. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ thống nhất bằng con đường
A. trưng cầu dân ý 2 miền Nam Bắc.
B. tổng tuyển cử tự do trong cả nước.
C. trưng cầu dân ý của nhân dân Bắc Bộ.
D. trưng cầu dân ý của nhân dân Nam Bộ.
Đáp án: B
Giải thích: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ thống nhất bằng con đường tổng tuyển cử tự do trong cả nước dưới sự kiểm soát và giám sát của một Ủy ban quốc tế.
Câu 57. Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là
A. Võ Nguyên Giáp.
B. Nguyễn Tuân.
C. Hồ Chí Minh.
D. Trường Chinh.
Đáp án: A
Giải thích: Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Câu 58. Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương họp từ ngày
A. 26 – 4 – 1954.
B. 21 – 7 – 1954.
C. 7 – 5 – 1954.
D. 8 – 5 – 1954.
Đáp án: B
Giải thích: Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương họp từ ngày 8 – 5 – 1954, một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam.
Câu 59. Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 khai mạc theo quyết định của Hội nghị Ngoại trưởng 4 nước
A. Mĩ, Anh, Pháp, Đức.
B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
C. Pháp, Việt Nam, Lào, Campuchia.
D. Liên Xô, Mĩ, Pháp, Việt Nam.
Đáp án: B
Giải thích: Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 khai mạc theo quyết định của Hội nghị Ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
Câu 60. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận
A. quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương.
B. các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
C. quyền tổ chức tổng tuyển cử tự do của nhân dân Đông Dương.
D. quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.
Đáp án: B
Giải thích: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương, đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 61. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được vận dụng trong xây dựng đất nước hiện nay là
A. kết hợp đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
B. đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.
C. tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời.
D. kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự.
Đáp án: B
Giải thích: Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được vận dụng trong xây dựng đất nước hiện nay là đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.
Câu 62. Nguyên tắc trọng nhất của Việt Nam khi kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (21/7/1954) là
A. đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng.
B. đảm bảo dành thắng lợi từng bước.
C. không vi phạm chủ quyền dân tộc.
D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên tắc trọng nhất của Việt Nam khi kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (21/7/1954) là không vi phạm chủ quyền dân tộc.
Câu 63. Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam là
A. sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
C. tinh thần yêu nước và đoàn kết của nhân dân ta.
D. thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít.
Đáp án: B
Giải thích: Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam là sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 64. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam, chiến thắng nào của ta được ghi nhận là “cái mốc bằng vàng, nơi ghi dấu chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”?
A. Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947.
B. Chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950.
C. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ năm 1954.
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.
Đáp án: C
Giải thích: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam, chiến thắng Ðiện Biên Phủ năm 1954 được ghi nhận là “cái mốc bằng vàng, nơi ghi dấu chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”.
Câu 65. Tháng 9/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra chủ trương tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm
A. làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.
B. giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
C. tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.
D. buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh.
Đáp án: A
Giải thích: Tháng 9/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra chủ trương tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp. Kết quả là ta khiến quân chủ lực Pháp bị phân tán ở nhiều nơi: đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Luông Phabang, Mường Sài, Plâyku.
Câu 66. Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm kết thúc chiến tranh trong vòng
A. 12 tháng.
B. 16 tháng.
C. 18 tháng.
D. 20 tháng.
Đáp án: C
Giải thích: Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava với hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.