Chương 5: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 51. Tổ chức chính trị sau đây theo khuynh hướng cách mạng vô sản?

A. Hội Phục Việt.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Đảng Lập hiến.

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Đáp án: D

Giải thích: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là tổ chức theo khuynh hướng cách mạng vô sản.

Câu 52. Tổ chức chính trị sau đây theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản?

A. Đảng Tân Việt.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Đông Dương Cộng sản Đảng.

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Đáp án: B

Giải thích: Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

Câu 53. Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc nêu rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc?

A. “Người cùng khổ”

B. “Bản án chế độ thực dân Pháp”

C. “Đường Kách mệnh”

D. “Yêu sách của nhân dân An Nam”.

Đáp án: C

Giải thích: Tác phẩm “Đường Kách mệnh” là tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại những lớp huấn luyện hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu. Tác phẩm nêu rõ rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, đó là cùng lật đổ ách thống trị của đế quốc.

Câu 54. Nội dung nào không phản ánh đặc điểm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?

ad

A. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Tập hợp được liên minh công – nông trong phong trào đấu tranh.

C. Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi chính trị.

D. Là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Đáp án: C

Giải thích: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam không buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi chính trị, ngược lại, thực dân Pháp còn tiến hàng khủng bố dã man phong trào cách mạng của quần chúng.

Câu 55. Nhân tố quyết định đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là

A. sự ra đời và lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. chính sách bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp.

C. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.

D. mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân và phong kiến.

Đáp án: A

Giải thích: Nhân tố quyết định đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là sự ra đời và lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 56. Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được thể hiện như thế nào?

A. Phong trào thực hiện sự liên minh công – nông vững chắc.

B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam.

C. Giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.

D. Thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ – Tĩnh.

Đáp án: D

Giải thích: Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được thể hiện qua việc thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ – Tĩnh.

Câu 57. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936 xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là

A. đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

B. chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.

C. chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc.

D. chống đế quốc và chống phong kiến.

Đáp án: D

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936 xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.

Câu 58. Kẻ thù trực tiếp trước mắt của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1936 – 1939 là

A. thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

B. thực dân Pháp và phát xít Nhật.

C. thực dân Pháp là kẻ thù chủ yếu, trước mắt.

D. bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.

Đáp án: D

Giải thích: Kẻ thù trực tiếp trước mắt của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1936 – 1939 là bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.

Câu 59. Hình thức mặt trận được xây dựng trong thời kì cách mạng 1930 – 1931 có tên gọi là gì?

A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Hội phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Đáp án: C

Giải thích: Công tác mặt trận được xây dựng trong thời kì cách mạng 1930 – 1931 có tên gọi là Hội phản đế Đông Dương.

Câu 60. Trong các mặt trận sau đây, mặt trận nào thực hiện vai trò tập hợp quần chúng đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ?

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Liên Việt.

Đáp án: B

Giải thích: Mặt trận Dân chủ Đông Dương (thành lập năm 1938) thực hiện vai trò tập hợp quần chúng đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ trong phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Câu 61. Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là

A. chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

B. chống bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

C. chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật đòi độc lập cho dân tộc.

D. chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.

Đáp án: A

Giải thích: Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là chống đế quốc và phong kiến, đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

Câu 62. Mục tiêu đấu tranh trước mắt trong thời kì cách mạng 1936 – 1939 ở Việt Nam là gì?

A. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

B. Đòi các quyền tự do dân chủ.

C. Giải phóng dân tộc là mục tiêu hàng đầu.

D. Tất cả các mục tiêu trên.

Đáp án: B

Giải thích: Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1936 – 1939 ở Việt Nam là đòi các quyền tự do dân chủ.

Câu 63. Thời kì cách mạng nào ở Việt Nam đã đặt nhiệm vụ dân chủ lên hàng đầu?

A. Thời kì 1930 – 1931.       B. Thời kì 1936 – 1939.

C. Thời kì 1939 – 1941.       D. Thời kì 1941 – 1945.

Đáp án: B

Giải thích: Nhiệm vụ dân chủ được đặt lên hàng đầu trong thời kì cách mạng 1936 – 1939 ở Việt Nam.

Câu 64. Mặt trận Việt Minh ra đời trong sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11 – 1939).

B. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13 đến 15 – 8 – 1945).

C. Đại hội quốc dân Tân Trào – Tuyên Quang (16 đến 18 – 8 – 1945).

D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10 đến 19-5-1941).

Đáp án: D

Giải thích: Mặt trận Việt Minh ra đời theo Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10 đến 19-5-1941).

Câu 65. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Việt Nam là

A. thực dân Pháp.

B. phát xít Nhật.

C. chế độ phong kiến.

D. chế độ phản động thuộc địa.

Đáp án: B

Giải thích: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Việt Nam là phát xít Nhật.

Câu 66. Thời cơ Tiến hành tổng khởi nghĩa tháng Tám xuất hiện khi nào?

A. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

B. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

C. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

D. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

Đáp án: C

Giải thích: Thời cơ Tiến hành tổng khởi nghĩa tháng Tám xuất hiện khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

Câu 67. Sự kiện nào trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu?

A. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức.

B. Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông Nhật.

C. Phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại ở Thái Bình Dương.

D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Đáp án: D

Giải thích: Sự kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện đã tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu.

Câu 68. Sự kiện lịch sử nào dưới đây nằm trong cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945)?

A. Binh biến Đô Lương.

B. Phá kho thóc Nhật để giải quyết nạn đói.

C. Khởi nghĩa Nam Kì.

D. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào phá kho thóc Nhật để giải quyết nạn đói nằm trong cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945).

Câu 69. Ngày 30 – 8 – 1945 ghi dấu sự kiện lịch sử nào trong Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.

B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

D. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội.

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 30 – 8 – 1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chấm dứt chế độ phong kiến hơn 10 thế kỉ ở Việt Nam.

Câu 70. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. sự thắng lợi của phe Đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít.

B. sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam.

D. tinh thần đoàn kết của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 71. Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được khai sinh trong thời điểm lịch sử nào?

A. Trong Hội nghị toàn quốc (13 đến 15 – 8 – 1945).

B. Trong khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.

C. Trong Đại hội Quốc dân Tân Trào (16 đến 18 – 8 – 1945).

D. Trong Tuyên ngôn Độc lập (2 – 9 – 1945).

Đáp án: D

Giải thích: Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được khai sinh trong Tuyên ngôn Độc lập (2 – 9 – 1945).

Câu 72. Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp phải ngay khi vừa ra đời là

A. nạn ngoại xâm và nội phản.

B. tàn dư của chế độ phong kiến.

C. phần lớn dân số mù chữ.

D. khó khăn về tài chính.

Đáp án: A

Giải thích: Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp phải ngay khi vừa ra đời là nạn ngoại xâm và nội phản.

Câu 73. “Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh. Quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù của chúng ta đã ngã gục…” Câu nói đó thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám?

A. Thời cơ khách quan thuận lợi.

B. Thời cơ chủ quan thuận lợi.

C. Cách mạng tháng Tám đã thành công.

D. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.

Đáp án: A

Giải thích: Câu nói “Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh. Quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù của chúng ta đã ngã gục…” thể hiện thời cơ khách quan thuận lợi của Cách mạng tháng Tám đã tới, đó là Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 74. Âm mưu ” đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.

C. Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Đáp án: A

Giải thích: Âm mưu ” đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông 1947 của quân dân Việt Nam.

Câu 75. Phái đoàn của ta do Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị Giơ-ne-vơ vào ngày:

A. 26-4-1954        B. 7-5-1954

C. 8-5–1954        D. 21-7-1954

Đáp án: C

Giải thích: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam

Câu 76. Chính phủ Pháp lần đầu tiên công nhận nước việt Nam Dân chủ cộng hoà là một quốc gia tự do thông qua

A. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương(1954).

B. Hiệp định Sơ bộ (1946).

C. Tạm ước (1946).

D. Hiệp định Pari về Việt Nam (1973).

Đáp án: B

Giải thích: Chính phủ Pháp lần đầu tiên công nhận nước việt Nam Dân chủ cộng hoà là một quốc gia tự do thông qua Hiệp định Sơ bộ (1946).

Câu 77. Tướng nào của Pháp đã thực hiện kế hoạch tiến công lên Việt Bắc vào năm 1947?

A. Bô-la-e.

B. Rơ-ve.

C. Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi.

D. Đác-giăng-li-ơ.

Đáp án: A

Giải thích: Bô-la-e là tướng Pháp đã đã thực hiện kế hoạch tiến công lên Việt Bắc vào năm 1947.

Câu 78. Phong trào “Đồng khởi” của nhân dân miền Nam diễn ra sôi nổi nhất ở

A. Bến Tre.

B. Ninh Thuận.

C. Quảng Ngãi.

D. Bình Định.

Đáp án: A

Giải thích: Phong trào “Đồng khởi” của nhân dân miền Nam diễn ra sôi nổi nhất ở Bến Tre.

Câu 79. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chủ yếu sử dụng lực lượng nào?

A. Lực lượng quân đội Sài Gòn.

B. Lực lương quân viễn chinh Mĩ.

C. Lực lượng quân Mĩ và đồng minh.

D. Tất cả các lực lượng trên.

Đáp án: A

Giải thích: Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chủ yếu sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn.

Câu 80. Chiến thắng Bình Giã (12 – 1964) đã góp phần làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?

A. “Chiến tranh đơn phương”

B. “Chiến tranh đặc biệt”

C. “Chiến tranh cục bộ”

D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Đáp án: B

Giải thích: Chiến thắng Bình Giã (12 – 1964) đã làm phá sản về cơ bản chiến lược”Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ.

Câu 81. Đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất vào khoảng thời gian nào?

A. 1960 – 1964.       B. 1965 – 1968.

C. 1969 – 1973.       D. 1965 – 1969.

Đáp án: B

Giải thích: Đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong những năm 1965 – 1968.

Câu 82. Loại hình chiến tranh nào dưới đây được tiến hành bởi hai đời tổng thống Mĩ?

A. “Đông Dương hóa chiến tranh”.

B. “Chiến tranh đặc biệt”.

C. “Chiến tranh cục bộ”.

D. “Việt Nam hoá chiến tranh”.

Đáp án: B

Giải thích: “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bởi hai đời tổng thống Mĩ, đó là Tổng thống Ken-nơ-đi và Tổng thống Giôn-xơn.

Câu 83. Chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ gắn với thời kì cầm quyền của Tổng thống nào ở Mĩ?

A. Ken nơ đi.       B. Giôn xơn.

C. Ních xơn.       D. Các-tơ.

Đáp án: A

Giải thích: Chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ gắn với thời kì cầm quyền của Tổng thống Kennơđi.

Câu 84. Hoà thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm vào thời gian nào? Ở đâu?

A. 11 – 5 – 1963. Ở Hà Nội.

B. 11 – 7 – 1963. Ở Huế.

C. 11 – 6- 1963. Ở Sài Gòn.

D. 1 – 11 – 1963. Ở Đà Nẵng.

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 11/6/1963, Hoà thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu ngay trên đường phố Sài Gòn để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm.

Câu 85. Chiến thắng lớn nhất thể hiện tình đoàn kết keo sơn chiến đấu của nhân dân Việt – Lào trong những năm 1969 – 1972 là:

A. Chiến thắng tại cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng, Lào.

B Chiến thắng trong việc đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719, tại đường 9 – Nam Lào.

C. Chiến thắng ở Thà Khẹt.

Đáp án: B

Câu 86. Mĩ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari sau

A. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

C. thất bại trong mùa khô 1965 – 1966.

D. thất bại trong mùa khô 1966 – 1967.

Đáp án: B

Giải thích: Mĩ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 87. Hội nghị Pa-ri diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 5 – 1968 đến 27 – 1 – 1973.

B. Cuối năm 1969 đến đầu 1973.

C. 12 – 1972 đến 27 – 1 – 1973.

D. 1970 đến 1973.

Đáp án: A

Câu 88. Để ép ta kí một hiệp định do Mĩ soạn ra, Níchxơn đã cho máy bay B52 đánh vào những địa danh nào dưới đây trong 12 ngày đêm cuối năm 1972?

A. Thanh Hóa, Ninh Bình.

B. Hà Nội, Hải Phòng.

C. Hà Nội, Thanh Hoá.

D. Nghệ An, Hà Tĩnh.

Đáp án: B

Giải thích: Để ép ta kí một hiệp định do Mĩ soạn ra, cuối năm 1972, Níchxơn đã cho máy bay B52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc Việt Nam trong 12 ngày đêm.

Câu 89. Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước từ tiến công chiến lược sang Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?

A. Chiến thắng Phước Long.

B. Chiến thắng Tây Nguyên.

C. Chiến thắng ở Huế – Đà nẵng.

D. Chiến thắng Quảng Trị.

Đáp án: B

Giải thích: Chiến thắng Tây Nguyên (3/1975) đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước từ tiến công chiến lược sang Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

Câu 90. “Phải tập trung nhanh nhất binh khí kĩ thuật để giải phóng miền Nam trước mùa mưa”. Chủ trương này ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

A. Khi ta chuẩn bị mở chiến dịch Tây Nguyên.

B. Khi chiến dịch Huế – Đà Nẵng đang sôi động.

C. Ta chuẩn bị mở chiến dịch Hồ Chí Minh.

D. Khi chiến dịch Hồ Chí Minh đang tiếp diễn.

Đáp án: C

Giải thích: Sau thắng lợi ở Tây Nguyên và Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định: “Phải tập trung nhanh nhất binh khí kĩ thuật để giải phóng miền Nam trước mùa mưa”. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (sau này được đổi tên là chiến dịch Hồ Chí Minh). Như vậy, chủ trương trên được đưa ra khi ta chuẩn bị mở chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 91. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc bao nhiêu năm chiến tranh giải phóng dân tộc?

A. 21 năm.        B. 30 năm.       C. 15 năm.       D. 20 năm.

Đáp án: B

Giải thích: Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.

Câu 92. Ngày 20 – 9 – 1977, diễn ra sự kiện gì trong lịch sử đối ngoại Việt Nam?

A. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

B. Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

C. Việt Nam gia nhập khối ASEAN.

D. Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 20 – 9 – 1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Câu 93. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua trong thời điểm nào?

A. Năm 1946.       B. Năm 1959.

C. Năm 1979.        D Năm 1980.

Đáp án: D

Giải thích: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua vào năm 1980.

Câu 94. Năm 1995 diễn ra sự kiện gì gắn với hoạt động đối ngoại của Việt Nam?

A. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

B. Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

C. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

D. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1076

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống