Trắc Nghiệm Gdcd Lớp 12 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 1. Những hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Ban hành pháp luật.

B. Xây dựng pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Đáp án: C

Câu 2. Công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều thực hiện cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Ban hành pháp luật.

B. Xây dựng pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Đáp án: C

Câu 3. Mục đích của việc ban hành pháp luật là điều chỉnh cách xử sự của công dân theo các quy tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của chủ thể nào dưới đây?

A. Tổ chức.

B. Cộng đồng.

C. Nhà nước.

D. Xã hội.

Đáp án: C

Câu 4. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi nào dưới đây của các cá nhân tổ chức?

A. Phù hợp.

B. Đúng đắn.

C. Hợp pháp.

D. Chính đáng.

Đáp án: C

Câu 5. Thực hiện pháp luật không phải là nội dung nào dưới đây?

A. Làm những việc mà pháp luật cấm.

B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.

C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.

D. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

Đáp án: D

ad

Câu 6. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: A

Câu 7. Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật

A. không cho phép làm.

B. cho phép làm.

C. quy định cấm làm.

D. quy định phải làm.

Đáp án: B

Câu 8. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: A

Câu 9. công dân được làm những gì mà pháp luật cho phép làm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: A

Câu 10. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: B

Câu 11. Công dân chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: B

Câu 12. Thi hành pháp luật được hiểu là công dân thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật

A. quy định làm.

B. không cấm.

C. quy định phải làm.

D. cho phép làm.

Đáp án: A

Câu 13. Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức

A. thực hiện những điều mà pháp luật cho phép.

B. thực hiện những điều mà pháp luật bắt buộc.

C. không thực hiện những điều mà pháp luật cấm.

D. không thực hiện những điều mà pháp luật ràng buộc.

Đáp án: C

Câu 14. Việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: C

Câu 15. Tuân thủ pháp luật là hình thức, thực hiện pháp luật trong đó các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật

A. cho phép làm.

B. quy định cấm.

C. quy định phải làm.

D. không bắt buộc.

Đáp án: B

Câu 16. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lý, điều hành là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: D

Câu 17. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: D

Câu 18. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của công dân là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: D

Câu 19. Áp dụng pháp luật được hiểu là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện

A. các quyền và trách nhiệm cụ thể của công dân.

B. các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân.

C. các nghĩa vụ và lợi ích cụ thể của công dân.

D. các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể của công dân.

Đáp án: B

Câu 20. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Thực hiện pháp luật.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Trách nhiệm pháp lí.

Đáp án: B

Câu 21. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

A. Hành vi chứa đựng lỗi của của chủ thể thực hiện.

B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

C. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

D. Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Đáp án: C

Câu 22. Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

A. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện.

B. Hành vi do người từ trên 16 đến 18 tuổi thực hiện.

C. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

D. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.

Đáp án: A

Câu 23. Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định hành vi trái pháp luật?

A. Hành vi xâm phạm tới các chuẩn mực xã hội.

B. Hành vi xâm hại tới các phong tục, tập quán.

C. Hành vi xâm hại tới các quy định xã hội.

D. Hành vi xâm hại tới quan hệ xã hội pháp luật bảo vệ.

Đáp án: D

Câu 24. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là biểu hiện hành vi trái pháp luật?

A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

B. Công dân không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.

C. Công dân làm những việc xâm phạm đến các quan hệ xã hội.

D. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm.

Đáp án: D

Câu 25. Dấu hiệu nào dưới đây là biểu hiện của hành vi trái pháp luật?

A. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

B. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm.

C. Công dân làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.

D. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

Đáp án: A

Câu 26. Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?

A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng.

B. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.

C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.

D. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ kính nhà hàng.

Đáp án: A

Câu 27. Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi?

A. Cháu H bị anh X trói tay, đổ ma túy đá vào miệng.

B. Anh C phát hiện kẻ móc túi nhưng không báo với ai.

C. Chị L che dấu hành vi buôn bán ma túy của người nhà.

D. Cảnh sát giao thông X không phạt hành vi vi phạm của anh A vì quen biết.

Đáp án: A

Câu 28. Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Trách nhiệm pháp lí.

B. Nghĩa vụ pháp lí.

C. Vi phạm pháp luật.

D. Thực hiện pháp luật.

Đáp án: A

Câu 29. Anh K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chân thương, tổn hại sức khỏe 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trường hợp này, anh K phải chịu đựng những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự và hành chính.

B. Dân sự và hành chính.

C. Hình sự và dân sự.

D. Kỉ luật và dân sự.

Đáp án: C

Câu 30. Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác.

B. Điều khiển xe máy đi ngược chiều của đường một chiều.

C. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất.

D. Lấy trộm ví tiền trị giá 450.000 đồng.

Đáp án: A

Câu 31. Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về

A. mọi tội phạm.

B. tội phạm nghiêm trọng do vô ý.

C. tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

D. tội phạm do lỗi cố ý.

Đáp án: C

Câu 32. Người có hành vi vi phạm hình sự trước hết phải chịu trách nhiệm

A. hình sự.

B. hành chính.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Đáp án: A

Câu 33. Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm

A. kỉ luật lao động.

B. kỉ luật tổ chức.

C. quy tắc quản lí nhà nước.

D. quy tắc quản lí hành chính.

Đáp án: C

Câu 34. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước do

A. tổ chức kinh tế thực hiện.

B. tổ chức chính trị thực hiện.

C. cá nhân thực hiện.

D. cá nhân hoặc tổ chức thực hiện.

Đáp án: D

Câu 35. Vi phạm dân sự là những hành vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

B. Quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm.

C. Quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.

D. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Đáp án: D

Câu 36. Trên đường chở bạn gái đi chơi bằng xe mô tô, do phóng nhanh vượt ẩu anh K đã va chạm vào xe của anh B đang đi ngược đường một chiều nên hai bên to tiếng với nhau. Thấy người đi đường dừng lại dùng điện thoại di động quay video, anh K và bạn gái vội vã bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. AnhK và anh B.

B. Anh K và bạn gái.

C. Anh K, bạn gái và người quay video.

D. Anh B, K và bạn gái.

Đáp án: B

Câu 37. Người có hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phải chịu trách nhiệm nào dưới đây?

A. Trách nhiệm hành chính.

B. Trách nhiệm hình sự.

C. Trách nhiệm dân sự.

D. Trách nhiệm kỉ luật.

Đáp án: C

Câu 38. Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D đến liên hoan. Ăn xong, anh A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn anh C và D thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy, anh C tò mò bấm thừ, không ngờ chạm phải cầu dao vận hành cửa xả lũ. Lượng nước lớn, tốc độ xả nhanh đã gây ngập làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản quanh vùng. Hoảng sợ, anh C và D bỏ trốn. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Anh B, C và D.

B. Anh A, C và D.

C. Anh A, B, C và D.

D.Anh C và D.

Đáp án: D

Câu 39. K (14 tuổi) đánh H gây thương tích 15%. Theo em K phải chịu hình phạt nào?

A. Răn đe, giáo dục.

B. Phạt tù.

C. Tạm giữ để giáo dục.

D. Cảnh cáo và bồi thường tiền thuốc men cho H.

Đáp án: C

Câu 40. Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị A và chị B lấy xe máy Honda SH của chị N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?

A. Chị A và chị B.

B. Vợ chồng chị N, chị A và chị B.

C. Chị N, chị A và chị B.

D. Chị A, chị B và chồng chị N.

Đáp án: C

Câu 41. Qúa trình hoạt động có mục đích , làm cho quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân , tổ chức là quá trình.

A. Thi hành pháp luật

B. Triển khai pháp luật

C. Thực hiện pháp luật

D. Sử dụng pháp luật

Đáp án: C

Câu 42. Thực hiện pháp luật gồm những hình thức cơ bản nao dưới đây?

A.Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, vận dụng pháp luật

B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật, triển khai pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật.

D. Triển khai pháp luật, tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, vận dụng pháp luật.

Đáp án: B

Câu 43. Hình thức thực hiện pháp luật thể hiện qua việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình , làm những gì mà pháp luật cho phép làm la

A. Sử dụng pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: A

Câu 44. Hình thức thực hiện pháp luật thể hiện qua việc các cá nhâ, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ , chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là

A. Tuân thủ pháp luật

B. Sử dụng pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: C

Câu 45. Hình thức thực hiện pháp luật thể hiện qua việc các cá nhâ, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là

A. Sử dụng pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: B

Câu 46. Các cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là hình thức

A. Sử dụng pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: C

Câu 47. Anh A tự do lựa chọn ngành nghề, hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện , khả năng của mình và tổ chức việc kinh doanh theo đúng pháp luật. Trong trường hợp này anh A đã

A. Áp dụng pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật

D. Thi hành pháp luật

Đáp án: B

Câu 48. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, D quyết định học nghề kim hoàn. Sau 10 năm theo nghề, D trở thành giám đốc một doanh nghiệp chuyên gia công vàng, bạc và đá quý nổi tiếng ở địa phương. Trong quá trình tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp D luôn thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, D đã

A. Sử dụng pháp luật

B. Áp dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật

D. Thi hành pháp luật

Đáp án: C

Câu 49. Sáng nay , chị B đã chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, chị B đã

A. Tuân thủ pháp luật

B. Áp dụng pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật

D. Thi hành pháp luật

Đáp án: A

Câu 50. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh C đã lên đường nhập ngũ và hiện đang đóng quân tại đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa. Trong trường hợp này , anh C đã

A. Tuân thủ pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Sử dụng pháp luật

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: A

Câu 51. Trên đường đi học, H luôn dừng xe mỗi khi gặp tín hiệu đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư. Trong trường hợp nay, H đã

A. Sử dụng pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: B

Câu 52. A nhiều lần rủ B gớp vốn để mua các loại pháo nổ được sản xuất ở nước ngoài về bán tại thị trường Việt Nam. B quyết định không góp vốn và kiên quyết từ chối kinh doanh mặt hàng này. Trong trường hợp này , B đã

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật

D. Áp dụng pháp luật

Đáp án: C

Câu 53. X tham gia đường dây vận chuyển, buôn bán ma túy từ Lào vào Việt Nam. Trong trường hợp này , X đã

A. Không sử dụng pháp luật

B. Không Thi hành pháp luật

C. Không tuân thủ pháp luật

D. Không áp dụng pháp luật

Đáp án: C

Câu 54. Bà M đã sử dụng nhà nghỉ do mình đứng tên đăng kí kinh doanh để tổ chức môi giới, chứa và tổ chức mại dâm. Trong trường hợp này , M đã

A. Không sử dụng pháp luật

B. Không Thi hành pháp luật

C. Không tuân thủ pháp luật

D. Không áp dụng pháp luật

Đáp án: C

Câu 55. Chủ thể nào có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền , nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức ?

A. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.

B. Các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân.

C. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

D. Tất cả các cơ quan, công chức thuộc bộ máy nhà nước.

Đáp án: C

Câu 56. Chủ thể nào sau đây không có quyền á dụng pháp luật ?

A. Tòa án nhân dân huyện A

B. Uỷ ban nhân dân xã A.

C. Chi cục trưởng chi cục thuế

D. Giám đốc Công ty vệ sĩ Bảo An.

Đáp án: D

Câu 57. Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Văn A do A điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ tại ngã tư. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã

A. Sử dụng pháp luật

B.Thi hành pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. tuân thủ pháp luật.

Đáp án: C

Câu 58. Ủy ban nhân dân phường X cấp giấy đăng kí kết hôn cho anh A và chị B. Trong trường hợp này, ủy ban nhân dân phường X đã

A. Sử dụng pháp luật

B.Thi hành pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật

Đáp án: D

Câu 59. Tòa án nhân dân huyện Y ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa anh A và chị B. Trong trường hợp này, tòa án nhân dân huyện Y đã

A. Sử dụng pháp luật

B. Áp dụng pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Thi hành pháp luật

Đáp án: B

Câu 60. Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa ông A và bà M. Trong trường hợp này, tòa án nhân dân huyện X đã

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật.

Đáp án: C

Câu 61. Tòa án nhân dân huyện T ra quyết định giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế tài sản giữa ông A và ông B. Trong trường hợp này, tòa án nhân dân huyện T đã

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật

Đáp án: D

Câu 62. Tòa án nhân dân huyện A ra quyết định , giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa bà H và ông V. Trong trường hợp này, tòa án nhân dân huyện A đã

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật.

Đáp án: C

Câu 63. Sau khi phát hiện hành vi trồn thuế của Công ty A, cơ quan thuế đã ra quyết định xử phạt Công ty A về hành vi chốn thuế đồng thời buộc công ty này phải nộp đủ số tiền chốn thuế vào ngân sách nhà nước. Trong trường hợp này, cơ quan thuế đã

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật

Đáp án: D

Câu 64. Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định giải quyết về phân chia tài sản và trách nhiệm nuôi con giữa anh A và chị B sau khi ly hôn. Trong trường hợp này, tòa án nhân dân huyện A đã

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật

Đáp án: C

Câu 65. Tòa án nhân dân quận H tuyên phạt Nguyễn Văn M 10 năm tù giam về tội cướp tài sản. Trong trường hợp này , tòa án nhân dân Quận H đã

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật

Đáp án: D

Câu 66. Tòa án nhân dân Thành phố A (tỉnh B) tuyên án sơ thẩm, yêu cầu tòa án nhân dân tỉnh B hải bồi thường hơn 22,9 tỷ đồng tiền oan sai cho ông P do trước đó tòa án nhân dân tỉnh B đã xử sai khiến ông P phải ngồi tù oan gần 3 năm. Trong trường hợp này, tòa án nhân dân huyện A đã

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật

Đáp án: C

Câu 67. Chi cục thi hành án dân sự Quận 1(thành phố C) tiến hành cưỡng chế thi hành án buộc bà Lê Thị H giao trả nguyên hiện trạng diện tích đang xử dụng tại tầng trệt nhà số 3 đường X , phường Y, Quận 1 cho ông Võ Văn T theo kết luật bản án số 123/2015/DSPT ngày 5 tháng 6 năm 2015 của tòa án nhân dân Thành phố C về giải quyết việc “ tranh chấp hợp đồng thuê nhà và đòi tài sản” giữa ông Võ Văn T và bà Lê Thị H. Trong trường hợp này , chi cục thi hành án Quân 1 ( thành phố C) đã

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật

D. Áp dụng pháp luật

Đáp án: D

Câu 68. Thực hiện pháp luật bao gôm mấy hình thức ?

A. Một.

B. Hai.

C. Ba.

D. Bốn.

Đáp án: D

Câu 69. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, sâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi

A. Vi phạm kỉ luật.

B. Phạm quy

C. Vi phậm pháp luật

D. Phạm tội

Đáp án: C

Câu 70. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào?

A. Là hành vi sai trái , có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

B. Là hành vi trái luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

C. Là hành vi trái luật, có lỗi, do người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí thực hiện.

D. Là hành vi trái đạo đức, có lỗi, do người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Đáp án: B

Câu 71. Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật, có lỗi , do

A. Tội phạm thực hiện.

B. Người có năng lực thực hiện.

C. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

D. Mọi tổ chức hoặc cá nhân thực hiện.

Đáp án: C

Câu 72. Vi phạm pháp luật không có dấu hiệu nào sau đây?

A. Là hành vi trái pháp luật

B. Do người có năng lực pháp lí thực hiện

C. Làm cho người khác phải ân hận , đau khổ.

D. Người vi phạm pháp luật có lỗi.

Đáp án: C

Câu 73. Việc xác đinh hành vi vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định

A. Trách nhiệm.

B. Nghĩa vụ pháp lí

C. Tội danh

D. Trách nhiệm pháp lí.

Đáp án: D

Câu 74. Nghĩa vụ các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là

A. Nghĩa vụ pháp lí.

B. Hình phạt

C. Trách nhiệm pháp lí.

D. Sự trừng phạt.

Đáp án: C

Câu 75. Sau khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính về lỗi vượt đèn đỏ, A đến kho bạc để nộp tiền phạt theo quy định xử phạt của cảnh sát giao thông. Trong trường hợp này, A đã phải

A. Thực hiện nghĩa vụ pháp lí của mình

B. Chịu trách nhiệm pháp lí về vi phạm pháp luật của mình.

C. Chịu thiệt hại do vi phạm pháp luật.

D. Khắc hục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật.

Đáp án: B

Câu 76. Vi phạm pháp luật thường được chia thanh mấy loại ?

A. Hai.

B. Ba

C. Bốn.

D. Năm

Đáp án: C

Câu 77. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại

A. Nghĩa vụ pháp lí

B. Hình phạt nhất định

C. Trách nhiệm pháp lí.

D. Trách nhiệm cụ thể.

Đáp án: C

Câu 78. Tương ứng với mỗi loại trách nhiệm pháp luật là một loại

A. Vi phạm nhất định

B.Vi phạm pháp luật

C. Hình phạt nhất định

D. Vi phạm kỉ luật.

Đáp án: B

Câu 79. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự là hành vi

A. Vi phạm hình sự

B. Vi phạm hành chính

C. Vi phạm kỉ luật.

D. Vi phạm dân sự

Đáp án: A

Câu 80. Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm

A. Hành chính

B. Dân sự

C. Hình sự

D. Kỉ luật

Đáp án: C

Câu 81. Nguyễn Văn Y (35 tuổi) sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của một số cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ số tiền lên đến 1,1 tỷ đồng. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn Y đã

A. Vi phạm hành chính

B. Vi phạm hình sự

C. Vi phạm kỉ luật

D. Vi phạm dân sự.

Đáp án: B

Câu 82. B ( 19 tuổi) thấy chi H đeo 2 nhẫn vàng ở ngón tay nên T đã dùng gậy đánh vào sau gáy của chị H làm chị bị ngất, sau đó T lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Trong trường hợ này, B đã vi phạm

A. Hình sự

B. Dân sự

C. Hành chính.

D. Kỉ luật

Đáp án: A

Câu 83. B ( 19 tuổi) thấy chi H đeo 2 nhẫn vàng ở ngón tay nên B đã dùng gậy đánh vào sau gáy của chị H làm chị bị ngất, sau đó B lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Ngay sau đó B đã bị công an bắt.Trong trường hợp này, B phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính.

Đáp án: A

Câu 84. H vừa lĩnh 60 triệu đồng tiền gửi ngân hàng đi ra đến đường quốc lộ thì T (35 tuổi) dùng dao dí vào cổ H và yêu cầu H đưa tiền, nếu không đưa T sẽ đâm. Ngay lúc đó quần chúng nhân dân chạy tới bắt giữ T. Trong trường hợp nàyT phải chịu trách nhiệm

A. Kỉ luật

B. Hình sự

C. Dân sự

D. Hành chính.

Đáp án: B

Câu 85. Cho rằng A có bình luận xúc phạm mình trên facebook, D là sinh viên Trường Cao đẳng X đã chặn đường đánh, khiến A bị thương rất nặng phải nhập viện điều trị. Trong trường hợp này, D đã vi phạm

A. Hình sự.

B. Kỉ luật.

C. Dân sự

D. Hành chính.

Đáp án: A

Câu 86. Cho rằng M có bình luận xúc phạm mình trên facebook, D là sinh viên Trường Đại học Y đã chặn đường và dunghf dao nhọn đâm M bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu. Trong trường hợp này, D phải chịu trách nhiệm

A. Kỉ luật..

B. Hình sự.

C. Dân sự

D. Hành chính.

Đáp án: B

Câu 87. Người bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

A. Từ đủ 10 đến 12 tuổi.

B. Từ đủ 12 đến 14 tuổi.

C. Từ đủ 14 đến 16 tuổi.

D. Từ đủ 16 đến 18 tuổi

Đáp án: C

Câu 88. Tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là từ đủ

A. 10

B. 12

C. 14

D. 16

Đáp án: C

Câu 89. Người đủ bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý ?

A. Từ đủ 10 đến 12 tuổi.

B. Từ đủ 12 đến 14 tuổi.

C. Từ đủ 14 đến 16 tuổi.

D. Từ đủ 16 đến 18 tuổi

Đáp án: C

Câu 90. Người đủ bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

A. Từ đủ 10 đến 12 tuổi.

B. Từ đủ 12 đến 14 tuổi.

C. Từ đủ 14 đến 16 tuổi.

D. Từ đủ 16 đến 18 tuổi

Đáp án: C

Câu 91. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những người từ đủ

A. 14 tuổi trở lên.

B. 15 tuổi trở lên..

C. 16 tuổi trở lên..

D. 18 tuổi trở lên.

Đáp án: C

Câu 92. Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra?

A. 14 tuổi trở lên.

B. 15 tuổi trở lên..

C. 16 tuổi trở lên..

D. 18 tuổi trở lên.

Đáp án: C

Câu 93. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về

A. Một số tội phạm.

B. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

C. Mọi tội phạm

D. Tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý.

Đáp án: C

Câu 94. Nguyễn Văn A 15 tuổi bị bắt sau khi lừa bán hai cô gái ( một cô 14 tuổi và một cô 15 tuổi) sang bên kia biên giới. Với tội mua bán người A phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính

Đáp án: A

Câu 95. Trần Văn X ( 14 tuổi 6 tháng) bị công an bắt khi đang vận chuyển 3 kg ma túy đến nơi tiêu thụ. Với hành vi này, X phải chịu trách nhiệm

A. Kỉ luật.

B. Hình sự

C. Dân sự

D. Hành chính.

Đáp án: B

Câu 96. A ( 14 tuổi ) và B ( 15 tuổi ) cướp giật túi sách của chị M, trong túi có 300 triệu đồng và 10 lượng vàng. Trên đường tẩu thoát, A và B đã bị quần chúng nhân dân đuổi theo và bắt giữ. Với tội cướp tài sản, A và B phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính.

Đáp án: A

Câu 97. P ( 14 tuổi 8 tháng ) mang trong người 160 triệu đồng tiền giả. Khi P đang gạ bán số tiền giả nói trên cho L thig bị bắt. Trong trường hợp này, P phải chịu trách nhiệm

A. Kỉ luật

B. Hình sự

C. Dân sự

D. Hành chính

Đáp án: B

Câu 98. Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm , xâm hại các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm

A. Hình sự

B. Dân sự

C. Hành chính

D. Kỉ luật

Đáp án: C

Câu 99. Vi phạm hành chính là hành vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các

A. Quan hệ lao động

B. Quy tắc quản lí nhà nước

C. Quan hệ tài sản

D. Quy tắc chung của xã hội.

Đáp án: B

Câu 100. Phòng cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Q kiểm tra phát hiện Công ty sản xuất thương mại T vi phạm các quy đinh về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nước uống đóng chai. Kết quả xét nghiệm cho thấy 100% mẫu nước do công ty sản xuất không đạt tiêu chuẩn. Trường hợp này, Công ty sản xuất thương maị T đã vi phạm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Đáp án: B

Câu 101. A điều kiển xe mô tô ngược chiều của đường một chiều. Trường hợp này A đã vi phạm

A. Hình sự

B. Dân sự

C. Hành chính

D. Kỉ luật

Đáp án: C

Câu 102. B điều kiển xe mô tô chạy quá tốc độ quy định 20km/h.Trường hợp này B đã vi phạm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Đáp án: B

Câu 103. Người có hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước thì phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Dân sự

C. Hành chính

D. Kỉ luật

Đáp án: C

Câu 104. Theo quy định của pháp luật, người có hành vi vi phạm hành chính thì phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính

Đáp án: D

Câu 105. Sau khi phát hiện điều kiển xe mô tô chạy vượt đèn đỏ tại ngã tư, Cảnh sát giao thông đã yêu cầu D dừng xe để kiểm tra giấy tờ. Với hành vi điều kiển xe mô tô vượt đèn đỏ, D phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Dân sự

C. Hành chính

D. Kỉ luật

Đáp án: C

Câu 106. T điều kiển xe mô tô chạy vào đường cấm và đã bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại để kiểm tra giấy tờ. T đã thừa nhận với Cảnh sát giao thông là mình chưa có giấy phép lái xe mô tô. Với các hành vi điều kiển xe mô tô đi vào đường cấm và điều kiện xe khi không có giấy phép lái xe, T phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Đáp án: B

Câu 107. Đoàn kiểm tra và chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố phát hiện cơ sở sản xuất nước đá VA không đạt điều kiện vệ sinh, chưa xét nghiệm nguồn nước sự dụng cho sản xuất và mẫu nước đá do cơ sở này sản xuất không đạt chuẩn. Với những hành vi trên, cơ sở sản xuất nước đá VA phải chịu trách nhiệm

A. Hành chính

B. Hình sự

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Đáp án: A

Câu 108. Ông D bị Đội quản lí thị trường Quận X bắt giữ khi đang vận chuyển 100kg thịt lợn đã bốc mùi hôi thối, đang trong quá trình phân hủy đi tiêu thụ. Trong trường hợp này, ông D phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính

Đáp án: D

Câu 109. Người đủ bao nhiêu tuổi phải chịu xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ?

A. Từ đủ 10 tuổi đến 12 tuổi.

B. Từ đủ 12 tuổi đến 14 tuổi.

C. Từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi.

D. Từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi.

Đáp án: C

Câu 110. Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra là người từ đủ

A. 14 tuổi trở lên.

B. 15 tuổi trở lên.

C. 16 tuổi trở lên.

D. 18 tuổi trở lên.

Đáp án: C

Câu 111. Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về

A. Vi phạm hành chính do cố ý

B. Một số vi phạm hành chính do mình gây ra

C. Mọi vi phạm hành chính do mình gây ra

D. Hành vi vi phạm kỉ luật do mình gây ra.

Đáp án: C

Câu 112. B 14 tuổi đi xe máy vào đường ngược chiều và bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Trong trường hợp này, Cảnh sát giao thông cần xử lí vi phạm của B như thế nào ?

A. Ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền

B. Ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền cảnh cáo

C. Vừa quyết định xử phạt hành chính vừa phạt tiền

D. Nhắc nhở, giáo dục B rồi cho đi.

Đáp án: B

Câu 113. X 14 tuổi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị Cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông sẽ

A. Ra quyết định xử phạt hành chính đối với X

B. Không xử phạt hành chính X vì chưa đủ tuổi

C. Ra quyết định phạt tiền đối với hành vi vi phạm của X.

D. Nhận một ít tiền của X , không xử phạt cho X đi tiếp.

Đáp án: A

Câu 114. Hành vi vi phạm pháp luật , xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là hành vi vi phạm

A. Hình sự

B. Dân sự

C. Hành chính

D. Kỉ luật

Đáp án: B

Câu 115. Vi phạm dân sự là hành vi pháp luật, xâm phạm tới các

A. Quan hệ lao động, công vụ nhà nước

B. Quan hệ sở hữu, quan hệ gia đình

C. Quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân.

D. Quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội.

Đáp án: C

Câu 116. Người có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thì phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Đáp án: C

Câu 117. Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Dân sự

C. Hành chính

D. Kỉ luật

Đáp án: B

Câu 118. Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì người trong độ tuổi nào cần phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý?

A. Chưa đủ 6 tuổi

B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 14 tuổi

C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi

D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

Đáp án: D

Câu 119. Người chưa thành niên là người chưa đủ

A. 15 tuổi

B. 16 tuổi

C. 17 tuổi

D. 18 tuổi

Đáp án: D

Câu 120. Người bị bệnh tâm thần không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình là người

A. Không có năng lực hành vi dân sự

B. Mất năng lực hành vi dân sư.

C. Hạn chế năng lực hành vi dân sự.

D. Vẫn có năng lực hành vi dân sự.

Đáp án: B

Câu 121. Người chưa đủ sáu tuổi là người

A.Không có năng lực hành vi dân sự

B.Mất năng lực hành vi dân sư.

C.Hạn chế năng lực hành vi dân sự.

D.Vẫn có năng lực hành vi dân sự.

Đáp án: A

Câu 122. Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi phải do

A. Một người khác thực hiện

B. Cơ quan thực thi pháp luật đại diện

C. Người lớn trong gia đình thực hiện

D. Người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện

Đáp án: B

Câu 123. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

A. Phải được người lớn hơn đồng ý

B. Phải do người lớn hơn làm thay

C. Phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

D. Không cần người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Đáp án: C

Câu 124. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

A. Không thể tự mình xác lập, thực hiện giao dich dân sự.

B. Có thể tự mình xác lập, thực hiện một số giao dịch dân sự.

C. Chỉ được thực hiện giao dịch dân sự khi người đại diện đồng ý.

D. Có thể tự mình xác lập, thực hiện bất cứ giao dịch dân sự nào.

Đáp án: B

Câu 125. Công ty A xử dụng hình ảnh của người mẫu X để quảng cáo về sản phẩm của Công ty mình mà chưa được sự đồng ý của người mẫu X. Trường hợp này, Công ty A đã vi phạm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Đáp án: C

Câu 126. A cho B vay 100 triệu. B nhận tiền và viết giấy biên nhận, hẹn sau đúng 3 tháng sẽ trả lại tiền cho A. Tuy nhiên, 6 tháng sau B vẫn chưa trả lại tiền cho A. Mỗi lần A đên đòi tiền B đều có ý lẩn tránh. Trường hợp này B đã vi phạm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Kỉ luật

D. Dân sự

Đáp án: D

Câu 127. A và B đã thỏa thuận về mua bán nhà, trong đó A bán nhà cho B với giá 1 tỷ đồng. B đưa trước cho A 100 triệu tiền đặt cọc và hẹn sẽ thanh toán đầy đủ sau khi hoàn thiện hợp đồng công chứng, Khi đặt cọc tiền , hai bên viết biên nhận thỏa thuận nếu B không mua nữa sẽ mất toàn bộ số tiền đặt cọc, Nếu A không bán nữa sẽ phải đền gấp đôi số tiền đặt cọc cho B. Sau đó A quyết định không bán nhà và chỉ trả lại 100 triệu tiền đặt cọc cho B mà không đền bù như đã thỏa thuận. Trong trường hợp này, A đã có hành vi vi phạm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Đáp án: C

Câu 128. Công ty A và Công ty B kí hợp đồng mua bán sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em. Sau đó Công ty A chuyển hàng cho Công ty B theo đúng số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng đã kí. Tuy nhiên đã quá thời gian thanh toán 2 tháng mà Công ty B chưa hoàn tiền mua hàng cho Công ty A như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, Công Ty B đã có hành vi vi phạm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Đáp án: C

Câu 129. D và H là hai người bạn lâu ngày gặp lại nhau. H mời D vào nhà hàng uống rượu. Mặc dù không uống được rượu nhưng do H mời nhiệt tình , và cũng do nể bạn nên D đã uống đến say. Khi ra về , do say quá nên D đã va chân vào bàn bên cạnh làm nồi lẩu đang sôi đổ xuống khiến hai người khách đang ngồi ăn bị bỏng nặng. Trong trường hợp này ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho hai vị khách kia?

A. D phải chịu trách nhiệm bồi thường

B. D không phải bồi thường vì D đang say rượu.

C. Cả H và D đều phải chịu trách nhiệm bồi thường.

D. H sẽ phải bồi thường vì đã mời D uống rượu đến say.

Đáp án: A

Câu 130. A thế chấp ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của chính mình cho ngân hàng X để vay 2 tỷ đồng kinh doanh. Sau đó việc làm ăn của A bị thua lỗ dẫn đến phá sản và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp này, ngôi nhà của A sẽ được ngân hàng xử lý như thế nào?

A. Yêu cầu A giao nhà và sẽ trực tiếp bán để thu hồi vốn.

B. Giao lại ngôi nhà cho A bán để lấy tiền trả cho ngân hàng.

C. Giữ giấy tờ nhà đất của A đến khi nào A trả hết số tiền cho ngân hàng.

D. Khởi kiện A ra Tòa án và dành quyền bán ngôi nhà của A để thu hồi vốn.

Đáp án: D

Câu 131. Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công cụ nhà nước,… do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là hành vi vi phạm

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Dân sự

D. Kỉ luật.

Đáp án: D

Câu 132. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm phá luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước,… được pháp luật nào bảo vệ?

A. Pháp luật lao động và pháp luật hành chính.

B. Pháp luật hành chính và pháp luật dân sự.

C. Pháp luật dân sự và pháp luật lao động.

D. Pháp luật lao động và pháp luật tài chính.

Đáp án: A

Câu 133. Nhân viên A tự ý nghỉ việc 3 ngày không có lí do và không xin phép công ty. Trong trường hợp này, A đã vi phạm

A. Nội quy

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính.

Đáp án: D

Câu 134. Ông X ( giám đốc một công ty nhà nước) đã bổ nhiệm em trai ruột vào chức vụ Kế toán trưởng Công ty. Việc bổ nhiệm em trai làm kế toán trưởng công ty do mình làm giám đốc của ông X là hành vi vi phạm

A. Hình sự.

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính.

Đáp án: B

Câu 135. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm

A. Theo quy định

B. Hành chính.

C. Kỉ luật.

D. Dân sự

Đáp án: C

Câu 136. Là công nhân của Công ty X , A thường xuyên bị nhắc nhở vì hay đi muộn về sớm. Hành vi đi muộn về sớm của A là vi phạm

A. Hình sự.

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính.

Đáp án: B

Câu 137. Ông A cán bộ của Uỷ ban nhân dân phường Y bị bắt gặp khi đang uống rượu trong giờ hành chính. Trong trường hợp này, ông A đã vi phạm

A. Hành chính

B. Theo quy định

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Đáp án: D

Câu 138. Bị phát hiện nhờ người đi học thay, sinh viên A bị đình chỉ học 1 năm. Trong trường hợp này, A đã phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự.

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính.

Đáp án: B

Câu 139. Học sinh B và học sinh D bị Hội đồng kỉ luật nhà trường ra quyết định kỉ luật cảnh cáo toàn trường vì đã đánh nhau ngay trong giờ ra chơi. Trong trường hợp này, B và D đã phải chịu trách nhiệm

A. Kỉ luật

B. Hành chính

C. Dân sự.

D. Trước nhà trường.

Đáp án: A

Câu 140. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự?

A. Vượt đèn đỏ, gây tai nạn chết người.

B. Đi ngược chiều.

C. Tụ tập và gây gối trật tự công cộng.

D. Cắt trộm cáp điện.

Đáp án: A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1054

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống